Nhận diện một số yêu cầu đảm bảo phát triển bền vững hoạt động xúc tiến và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chiền lược phát triển bền vững ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh quảng ninh​ (Trang 57)

xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ tại Quảng Ninh

3.1.1. Địn ướng phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh trong tình hình mới

Phát triển bền vững là yêu cầu, mục tiêu hƣớng tới của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lƣợc phù hợp nhất với các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc.

Tại Hội nghị về Môi trƣờng toàn cầu RIO 92 và RIO 92+5, quan niệm về PTBV đƣợc các nhà khoa học bổ sung. Theo đó, “PTBV đƣợc hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thoả hiệp của 3 hệ thống tƣơng tác là hệ kinh tế, hệ xã hội và hệ môi trƣờng”.

Hình 3.1: Mô hình ngôi nhà phát triển bền vững quốc gia

Nguồn: Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Đình Phi, 2015, Giáo trình uản trị An ninh phi truyền thống, Chương trình hạc sĩ uản trị An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội

Theo quan điểm này, PTBV là sự tƣơng tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống nói trên. Nhƣ thế, PTBV không cho phép con ngƣời vì sự ƣu tiên phát triển của hệ này mà gây ra sự suy thoái, tàn phá đối với hệ khác. Thông điệp ở đây thật đơn giản: PTBV không chỉ nhằm mục đích tăng trƣởng kinh tế. Hiện nay, phát triển phải dựa trên tính bền vững cả về môi trƣờng - sinh thái, văn hoá - xã hội và kinh tế. PTBV mang tính ba chiều, giống chiếc kiềng 3 chân. Nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ dài hạn. Cần phải nhận thức đƣợc rằng, ba chiều này phụ thuộc nhau về rất nhiều mặt, có thể hỗ trợ lẫn nhau hoặc cạnh tranh với nhau. Nói đến PTBV có nghĩa là tạo đƣợc sự cân bằng giữa ba chiều (ba trụ cột). Cụ thể là:

Sự bền vững về kinh tế: Tạo nên sự thịnh vƣợng cho cộng đồng dân cƣ và đạt hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi là sức sống và sự phát triển của doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp phải đƣợc duy trì một cách lâu dài.

Sự bền vững xã hội: Tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi ngƣời. Đòi hỏi phân chia lợi ích công bằng, chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo. Thừa nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, tránh mọi hình thức bóc lột.

Sự bền vững về môi trƣờng: Bảo vệ, quản lý các nguồn tài nguyên; hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng, bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên khác.

Hiện tại, doanh nghiệp trong truyền thống, các nhà sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên ở dạng nền kinh tế tuyến tính nguyên liệu thô để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, sau đó phế thải từ sản xuất và tiêu dùng đƣợc chôn lấp hoặc thậm chí thải ra đại dƣơng.

Hình 3.2: Mô hình kinh tế tuyến tính

Nguồn: Tài liệu Hội thảo chuyên đề Kinh tế tuần hoàn - Mô hình tăng trưởng liên ngành ưu việt do Hội đồng Quốc gia về P BV và nâng cao năng lực cạnh tranh tổ chức tháng 9/2019.

Nền kinh tế tuần hoàn là một giải pháp thay thế bền vững cho mô hình truyền thống nói trên. Trong nền kinh tế tuần hoàn, các nhà sản xuất chú trọng giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng bằng cách sử dụng các phƣơng thức sáng tạo nhằm tối đa hóa vòng đời của tất cả những tài nguyên đã sử dụng.

Hình 3.3: Mô hình kinh tế tuần hoàn

Nguồn: Tài liệu Hội nghị toàn quốc về PTBV năm 2019

Kinh tế tuần hoàn đƣợc đánh giá là một mô hình ƣu việt, bởi vừa tạo ra lợi nhuận, vừa tạo ra công ăn việc làm, mang lại những giá trị về mặt xã hội và môi trƣờng, từ đó hƣớng tới một nền kinh tế xanh. Thể hiện vai trò doanh nghiệp thể hiện trong việc chung tay cùng với các cơ quan Chính phủ PTBV. Điều đó cho thấy doanh nghiệp là lực lƣợng nòng cốt trong nền kinh tế tuần hoàn. Trên cơ sở nhận diện và định vị rõ mục tiêu và định hƣớng phát triển, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV đã xác định:

(1) Mục tiêu: Đến năm 2020 xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tàu kinh tế của Miền Bắc và cả nƣớc... (theo Thông báo 108- TB/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV).

(2) Quy hoạch lại không gian phát triển: “Một tâm - Hai tuyến - Đa chiều - Hai mũi đột phá”. Với trung tâm là Thành phố Hạ Long; hai tuyến phía Đông (8 địa phƣơng: Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên,

Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà) và phía Tây (5 địa phƣơng: Ba Chẽ, Hoành Bồ, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều), hai mũi đột phá là Khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

(3) Thống nhất quan điểm, phƣơng châm, nguyên tắc phát triển: Về Quan điểm: (i1) Phát triển KT-XH dựa vào tiềm năng đặc biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; phát triển nhanh, liên tục, ổn định, bền vững và không phát triển bằng mọi giá. (i2) Phát triển dựa vào nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lƣợc, cơ bản lâu dài và nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá. (i3) Hội nhập sâu rộng để phát triển, nhƣng phải giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng Quảng Ninh thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh một cách tích cực, chủ động, đồng thời là phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế. (i4) Phát triển kinh tế nhanh, bền vững đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. (i5) Xây dựng Quảng Ninh trở thành cực tăng trƣởng của vùng và cả nƣớc. (i6) Thúc đẩy liên kết vùng ở cấp quốc gia và kết nối khu vực ở cấp quốc tế. Về phƣơng châm, nguyên tắc: (i1) Phát triển con ngƣời, cải thiện dân sinh làm mục đích. (i2) Thử nghiệm, đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế xanh, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí làm định hƣớng. (i3) Cải cách thể chế, cơ chế, chính sách và biện pháp điều hành làm đột phá. (i4) Phát triển hạ tầng, cải cách hành chính đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao làm nền tảng. (i5) Ứng dụng, chuyển giao và làm chủ KH-CN, tăng năng suất các yếu tố tổng hợp và định hƣớng thị trƣờng làm động lực. (i6) Phát triển văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng làm trọng điểm.

(4) Xây dựng triết lý phát triển: Tích cực chuyển đổi phƣơng thức phát triển theo hƣớng bền vững dựa vào 3 trụ cột: Thiên nhiên, con ngƣời, văn hóa kết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập và cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; trên cơ sở đó đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng nền

hành chính hiện đại; bảo đảm PTBV dựa vào lợi thế về dịch vụ, du lịch, văn hóa, công nghiệp giải trí, đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh việc cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng, phát triển theo hƣớng bền vững; chuyển đổi phƣơng thức phát triển từ nâu sang xanh, Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lƣợc: (1) Kết cấu hạ tầng; (2) Cải cách hành chính; (3) Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Quảng Ninh chủ trƣơng thu hút đầu tƣ các dự án đầu tƣ có hàm lƣợng công nghệ cao, thân thiện môi trƣờng, sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất đai, tài nguyên không tái tạo; ƣu tiên thu hút đầu tƣ vào các ngành sản xuất, hàng tiêu dùng, dịch vụ, hậu cần, logistic, sử dụng lao động có trình độ tay nghề cao; hạn chế sử dụng nhiều lao động; ƣu tiên các dự án đầu tƣ FDI gắn liền với hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các dự án đầu tƣ gắn với chuỗi giá trị toàn cầu; kiên quyết từ chối, ngăn chặn, thu hồi các dự án đầu tƣ có công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp và có nguy cơ ảnh hƣởng tới môi trƣờng. Quyết liệt chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, rà soát thu hồi các dự án chậm tiến độ, vi phạm pháp luật để tạo quỹ đất “sạch” cho các dự án đầu tƣ hiệu quả hơn. Đồng thời ƣu tiên dành đủ các nguồn lực cần thiết cho phát triển bền vững.

3.1.2. Một số yêu cầu về đảm bảo phát triển bền vững hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tư của tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ đầu tư của tỉnh Quảng Ninh

3.1.2.1. Yêu cầu đảm bảo an ninh con người, nguồn lao động

Ô nhiễm môi trƣờng, quá tải đô thị, tai nạn giao thông, giảm tỉ lệ sinh, già hóa dân số, biến đổi kết cấu gia đình, phá vỡ các kết cấu xã hội truyền thống, tình trạng stress do quá căng thẳng thần kinh, những biến đổi tâm, sinh lý sâu sắc... là những hiện tƣợng thƣờng đi kèm theo chiều hƣớng gia tăng cùng với trình độ phát triển, trong khi tình trạng đói nghèo, mất an ninh lƣơng thực, mất vệ sinh nguồn nƣớc, các bệnh dịch thông thƣờng, bùng nổ dân số,... lại có xu hƣớng giảm

đi. Rộng hơn nữa, sự phát triển bùng nổ trong điều kiện toàn cầu hóa kích hoạt hàng loạt nguy cơ an ninh phi truyền thống nhƣ biến đổi khí hậu, phổ biến vũ khí giết ngƣời hàng loạt, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, các dịch bệnh mới đặc biệt nguy hiểm, xung đột tôn giáo, sắc tộc,...

Việc đảm môi trƣờng sống, cải thiện chất lƣợng sống của nhân dân là yêu cầu, mục tiêu tiên quyết của toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh Quảng Ninh, trong đó phải đảm bảo các yếu tố cơ bản: 1) Thể chất; 2) Đạo đức, văn hóa; 3) Tri thức, trình độ; 4) Thu nhập và đời sống đƣợc cải thiện; 5) Môi trƣờng sinh thái đƣợc đảm bảo; 6) An ninh trật tự đƣợc giữ vững.

3.1.2.2. An ninh môi trường

Thế giới, Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng đang đứng trƣớc nhiều mối đe dọa về an ninh môi trƣờng (ANMT) cấp bách cần phải giải quyết, nhƣ: biến đổi khí hậu; an ninh nguồn nƣớc, an ninh môi trƣờng biển bị đe dọa; ô nhiễm tại các khu vực trọng điểm và ô nhiễm xuyên biên giới chƣa thể kiểm soát; suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học... Có thể thấy, chƣa bao giờ các vấn đề môi trƣờng lại đƣợc đặt ra cấp bách đối với toàn nhân loại nhƣ hiện nay.

Có thể kể đến một số vấn đề An ninh môi trƣờng tại Việt Nam và Quảng Ninh hiện nay nhƣ sau:

- Tác động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng

Bình quân mỗi năm Việt Nam bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi 6 - 7 cơn bão. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2019, Việt Nam đã phải trải qua 122 trận lũ lụt. Trong đó đặc biệt phải kể đến các cơn bão nhƣ bão Linda năm 1997 đổ bộ vào Nam Bộ gây thiệt hại rất lớn, làm gần 3.000 ngƣời chết và mất tích, phá hủy hơn 100.000 ngôi nhà; bão Xangsane năm 2006 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung làm 76 ngƣời chết và mất tích, 532 ngƣời bị thƣơng. Đặc biệt là trận mƣa lũ lịch sử vào Quảng Ninh năm 2015 làm 23 ngƣời chết, hơn 4.000 ngôi nhà bị ngập, gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng.

Nƣớc biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp, tác động trực tiếp tới an ninh lƣơng thực, an ninh kinh tế, an ninh nguồn nƣớc, gia tăng tình trạng đói nghèo, mất việc làm và di cƣ. BĐKH đã, đang và sẽ dẫn tới tình trạng mất chỗ ở và di cƣ ở một số khu vực bị ảnh hƣởng nặng nề.

- An ninh nguồn nƣớc

An ninh nguồn nƣớc (ANNN) gặp nhiều thách thức lớn và ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt. Theo Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia năm 2012, Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Tổng lƣợng nƣớc mặt trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 - 840 tỷ m3, phần lớn nguồn nƣớc phụ thuộc vào nƣớc ngoài là thách thức lớn nhất đối với ANNN ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Nguồn nƣớc sông Hồng từ biên giới phía Trung Quốc đổ về hạ lƣu ngày càng bị ô nhiễm, nhƣng các biện pháp xử lý môi trƣờng xuyên biên giới vẫn còn nhiều hạn chế. Ở thƣợng lƣu, Trung Quốc đã cho vận hành hàng chục nhà máy thủy điện, 1.870 đập dẫn và kênh dẫn nƣớc, 9 hồ chứa có tổng dung tích 200 triệu m3… nên đã làm thay đổi lớn đến lƣợng nƣớc, chế độ dòng chảy, chất lƣợng nƣớc, phù sa ở hạ lƣu. Đặc biệt, các tỉnh miền núi phía Bắc chịu nhiều tác động xấu do thủy điện xả lũ và các hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng từ phía Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tổng lƣợng mƣa của Việt Nam là cao nhƣng phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian, tác động lớn đến trữ lƣợng và phân bố tài nguyên nƣớc, gây nên lũ lụt thƣờng xuyên và khô hạn trong thời gian dài.Quản lý và sử dụng nƣớc cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt không hợp lý, kém hiệu quả gây lãng phí, xung đột về lợi ích, hệ lụy về môi trƣờng.

- An ninh môi trƣờng biển

Quảng Ninh có trên 250 km bờ biển với di sản thiên nhiên, kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long - 2 lần đƣợc UNESCO công nhận là tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, do nhu cầu khai thác quá mức,

phƣơng thức khai thác thiếu bền vững dẫn tới nhiều nguồn tài nguyên, nguồn lợi thủy sản bị khai thác cạn kiệt, đặc biệt các rạn san hô và thảm cỏ biển bị suy giảm nghiêm trọng, khó hồi phục. Thực tế, các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông đổ ra biển, có những loại không phân hủy đƣợc đọng lại ở ven bờ, chìm xuống đáy biển, những chất phân hủy sẽ hòa lẫn trong nƣớc biển. Hiện nay, lƣợng rác thải trên nƣớc thải, chất thải rắn không qua xử lý ra các con sông ở vùng đồng bằng biển có nguồn gốc từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp (Texhong, Tiền Phong…), Khu du lịch Bãi Cháy, khu dân cƣ xả ven biển hoặc xả thẳng ra biển chiếm từ 70% đến 80%, các dự án đầu tƣ trong vùng đệm di sản Vịnh Hạ Long…tác động xấu đến môi trƣờng tự nhiên biển. Bên cạnh đó, năng lực ứng phó với rủi ro ô nhiễm môi trƣờng biển còn nhiều hạn chế, chƣa kiểm soát tốt.

- Ô nhiễm xuyên biên giới

Thời gian qua, một số nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc đƣợc xây dựng gần Việt Nam và đang chuẩn bị vận hành là vấn đề đáng lo ngại. Với Quảng Ninh là Nhà máy điện hạt nhân ở Phòng Thành - Trung Quốc. Đây thực sự là thách thức ô nhiễm xuyên biên giới đặc biệt nghiêm trọng, đe dọa tới an ninh môi trƣờng, an ninh quốc gia ở Việt Nam và Quảng Ninh. Trên thực tế, dù công nghệ mới của các nhà máy có thể hiện đại nhƣng vẫn có những xác suất rủi ro. Các sự cố từ hạt nhân rất nguy hiểm, thƣờng phát tán phóng xạ trong phạm vi rộng lớn, gây ra nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về ngƣời và tài sản… Vì vậy, Việt Nam và Quảng Ninh cần chủ động có các phƣơng án ứng phó, tăng cƣờng quan trắc, cảnh báo kịp thời tới ngƣời dân vùng ảnh hƣởng và đƣa ra giải pháp kịp thời khi xảy ra sự cố, đồng thời có cơ chế trao đổi thƣờng xuyên với Trung Quốc.

- Suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Theo Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, hiện nay, điều đáng lo ngại là chất lƣợng rừng tự nhiên tiếp tục giảm. Tuy độ

che phủ rừng có xu hƣớng tăng nhƣng chủ yếu là rừng trồng với mức đa dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chiền lược phát triển bền vững ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh quảng ninh​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)