Các yếu tố thuận lợi và hạn chế tác động đến họat động của IPA Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chiền lược phát triển bền vững ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh quảng ninh​ (Trang 73 - 77)

tăng chất lƣợng dòng vốn FDI vào Quảng Ninh.

Trƣớc những diễn biến tình hình nêu trên, IPA Quảng Ninh cần nhận diện rõ những nguy cơ và thách thức ảnh hƣởng đến việc thu hút và xúc tiến đầu tƣ tại Quảng Ninh; đƣa ra các giải pháp thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tƣ nhƣng cũng vừa đảm bảo phát triển KT - XH địa phƣơng bền vững gắn với bảo vệ môi trƣờng và kinh kế. Đồng thời chú trọng đảm bảo cơ cấu kinh tế, đầu tƣ đồng đều, cân bằng hợp lý, không quá phụ thuộc vào một số lĩnh vực, ngành hay một số ít nhà đầu tƣ cụ thể. Đơn cử nhƣ trƣớc đây Quảng Ninh lệ thuộc nhiều vào công nghiệp khai thác than hay hiện tại là tỉnh Bắc Ninh phụ thuộc lớn vào SamSung, tỉnh Quảng Nam quá lệ thuộc vào Trƣờng Hải.

3.2. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế tác động đến họat động của IPA Quảng Ninh Quảng Ninh

3.2.1. Các yếu tố k ó k ăn

3.2.1.1. Về quy hoạch dự báo

Việc bám sát thực tiễn, nắm bắt những diễn biến mới và nâng cao năng lực phân tích, dự báo để kịp thời tham mƣu lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh còn chƣa tốt. Điều này đƣợc đánh giá và nhận diện trong các báo cáo cuối năm của UBND tỉnh thời gian qua và gần đây nhất là trong báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Theo đó, trình độ tham mƣu, thực thi nhiệm vụ của một số cán bộ sở, ngành, địa phƣơng còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, chƣa theo kịp chỉ đạo chung của tỉnh. Do đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo sẽ gặp khó khăn, đôi khi sẽ lúng túng. Hạn chế về năng lực phân tích, dự báo trên cũng là lý do vì sao trong nhiều quy hoạch và kế hoạch thời gian qua, thƣờng dự tính và đƣa ra các chỉ tiêu kế hoạch, mục tiêu khá cao, đòi hỏi một nguồn lực đầu tƣ vƣợt quá khả năng huy động

và nhƣ vậy sẽ không khả thi, không thể thực hiện đƣợc, lãng phí nguồn lực và làm giảm sút lòng tin vào quy hoạch, kế hoạch của tỉnh.

Công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực quy hoạch, đất đai…còn có mặt hạn chế. Nhiều dự án lớn của các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài còn triển khai chậm. Mặc dù đã có những chỉ đạo quyết liệt nhƣng tỉnh chƣa xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu về quy hoạch và đất đai theo nhƣ kế hoạch đặt ra. Điều này tất yếu dẫn tới những hạn chế trong công tác quản lý dự án, quản lý đất đai, giảm hiệu quả nguồn lực đất đai và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn an ninh trật tự trong xã hội do tranh chấp, khiếu kiện của ngƣời dân và doanh nghiệp, cũng nhƣ giữa doanh nghiệp lớn, chiến lƣợc với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3.2.1.2. Về giải ngân vốn đầu tư công

Trong những năm qua, Quảng Ninh đã chủ động sáng tạo trong việc huy động thu hút nguồn lực đầu tƣ. Tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh phân cấp đầu tƣ XDCB cho các địa phƣơng, tăng cƣờng quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tƣ công; khắc phục tình trạng đầu tƣ dàn trải. Ƣu tiên giải quyết nợ đọng trong XDCB; cơ cấu lại chi ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng tiết kiệm chi thƣờng xuyên để dành cho chi đầu tƣ phát triển (tỷ lệ chi đầu tƣ phát triển trong tổng chi ngân sách: Năm 2015 là 52,6%; năm 2016 là 64,96%; năm 2017 là 66,7%; năm 2018 là 66,6%). Tỉnh đã mạnh dạn xây dựng và khai thác cơ chế huy động các nguồn lực, nhất là hình thức PPP; tập trung đầu tƣ các dự án, công trình trọng điểm có tính đột phá, lan tỏa và bảo đảm an sinh xã hội. Từ năm 2013, tỉnh đã tiên phong triển khai đầu tƣ theo hình thức đối tác công - tƣ (PPP) với 44 dự án tổng số vốn 47.000 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nƣớc tham gia chiếm 10% (chủ yếu cho công tác GPMB). Với phƣơng trâm lấy “đầu tƣ công dẫn dắt đầu tƣ tƣ”, nhƣ vậy cứ 01 đồng ngân sách bỏ ra có thể huy động đƣợc từ 9 đồng từ khối tƣ nhân tham gia đầu tƣ vào Quảng Ninh.

Tuy nhiên thực tế trong quá trình triển khai công tác quản lý vốn đầu tƣ công ở Quảng Ninh vẫn còn hiện tƣợng đầu tƣ dàn trải, tràn lan vƣợt quá khả

năng cân đối nguồn, gây nợ đọng xây dựng cơ bản đặc biệt là tiến độ giải ngân còn rất chậm làm giảm hiệu quả đầu tƣ của các dự án đầu tƣ công, chƣa phát huy hết vai trò “vốn mồi” của đầu tƣ công, lấy “đầu tƣ công dẫn dắt đầu tƣ tƣ”.

3.2.1.3. Về mô hình và tổ chức hoạt động

IPA Quảng Ninh là mô hình tiên phong trong cả nƣớc, địa vị pháp lý, tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ, tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ đều không có trong các quy định của nhà nƣớc mà hoàn toàn do Quảng Ninh tự sáng tạo ra, trong khi kết quả hoạt động lại không thể lƣợng hóa, hiệu quả không mang lại ngay tức thì, vì vậy vẫn có hoài nghi về sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của mô hình, ảnh hƣởng tới tâm lý và hiệu quả làm việc của đội ngũ CBVC trực tiếp làm việc tại IPA; Mặt khác, IPA không có một mô hình chuẩn mực đƣợc quy định ở trong nƣớc hay trên thế giới, do đó chức năng nhiệm vụ cũng nhƣ chế độ đãi ngộ chủ yếu là vận dụng, chƣa đủ mạnh, thiếu tính ổn định nên khó có thể thu hút đƣợc cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và khó giữ chân cán bộ có trình độ năng lực tốt cống hiến lâu dài.

3.2.1.4. Về thông tin phục vụ hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư

Trung tâm hành chính công tỉnh có chức năng tiếp nhận và theo dõi tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính nói chung, trong đó có thủ tục hành chính về đầu tƣ; Sở KH&ĐT là cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ của tỉnh có chức năng tiếp nhận báo cáo giám sát đầu tƣ của nhà đầu tƣ theo quy định của Luật đầu tƣ. Nhƣ vậy, IPA Quảng Ninh không chủ động đƣợc thông tin về tình hình tiếp nhận và giải quyết thủ tục đầu tƣ của các sở, ngành cũng nhƣ các khó khăn vƣớng mắc của nhà đầu tƣ để kịp thời hỗ trợ khi có phản ánh của nhà đầu tƣ thì Ban IPA mới biết và tham gia hỗ trợ.

3.2.1.5. Về cơ chế phối hợp

Hiện nay, công tác phối hợp trong giải quyết thủ tục đầu tƣ, xúc tiến đầu tƣ và hỗ trợ đầu tƣ theo chức năng nhiệm vụ của Ban nhƣ thủ tục chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch, thủ tục chấp thuận chủ trƣơng đầu

tƣ; các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, hỗ trợ đầu tƣ liên quan đến các địa phƣơng chƣa đƣợc phối hợp giải quyết kịp thời hiệu quả. Việc tham gia ý kiến vào các dự án đầu tƣ còn rất chậm đặc biệt là ở các địa phƣơng vì vƣớng cơ chế làm việc giữa cấp Ủy và Chính quyền; các địa phƣơng chƣa chủ động giải quyết các khó khăn, kiến nghị của nhà đầu tƣ sau khi có báo cáo tổng hợp của Ban IPA sau các đợt tiếp xúc, hỗ trợ đầu tƣ.

3.2.1.6. Về điều kiện để thực hiện chức năng nhiệm vụ

IPA Quảng Ninh đƣợc thành lập là đơn vị sự nghiệp với kỳ vọng là có thu và tự chủ kinh phí hoạt động, tuy nhiên Ban đƣợc giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động xúc tiến đầu tƣ theo Quyết định 03/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ và 2 nhiệm vụ liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ theo Luật đầu tƣ, các hoạt động này không có quy định đƣợc thu phí, trong khi đó, mảng dịch vụ chƣa triển khai đƣợc nên đến nay IPA Quảng Ninh vẫn chƣa có thu.

3.2.1.7. Về chất lượng đội ngũ cán ộ

Thời gian qua, bên cạnh những kết quả rất tích cực đã đạt đƣợc, đội ngũ cán bộ IPA Quảng Ninh cũng bộc lộ những mặt hạn chế nhƣ kỷ cƣơng kỷ luật chƣa đƣợc nghiêm túc thực hiện, có biểu hiện vụ lợi, sách nhiễu ở một số bộ phận cán bộ viên chức; tình thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chƣa thực sự đƣợc phát huy; chất lƣợng tham mƣu còn hạn chế.

Hiện nay đã xuất hiện một số biểu hiện tự thỏa mãn với những kết quả đạt đƣợc làm suy giảm sức chiến đấu; một số cán bộ chƣa xác định đúng rõ mục tiêu phấn đấu, chƣa đặt lợi ích của tỉnh, của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân; hiện tƣợng làm việc riêng ảnh hƣởng đến hiệu quả, uy tín của Ban không còn mang tính đơn lẻ... làm ảnh hƣởng tới các cán bộ mới đƣợc tuyển dụng và ảnh hƣởng đến uy tín và hiệu quả công tác của Ban.

Đội ngũ cán bộ của IPA Quảng Ninh nhìn chung đều trẻ tuổi, đƣợc đào tạo cơ bản trong nƣớc và quốc tế, năng động, sáng tạo nhƣng thiếu kinh

nghiệm thực tiễn, kỹ năng làm việc, thiếu kiến thức về quản lý nhà nƣớc, chƣa đủ độ tin cậy khi làm việc, chia sẻ với các doanh nhân và nhà đầu tƣ, chƣa tham mƣu đƣợc những giải pháp có tầm chiến lƣợc.

3.2.1.8. Về kết quả thu hút đầu tư

Mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể về môi trƣờng đầu tƣ và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tuy nhiên sự vào cuộc của một số sở, ban, ngành, địa phƣơng vẫn còn chƣa thực sự quyết liệt; thời gian giải quyết các thủ tục đầu tƣ có trƣờng hợp bị kéo dài, quy trình giải quyết thủ tục đầu tƣ còn bị chồng chéo... do đó ảnh hƣởng tới kết quả thu hút đầu tƣ không đƣợc nhƣ kỳ vọng, đặc biệt là kết quả thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn hạn chế.

3.2.1.9. Về ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện tại, chƣa có sự liên thông văn bản trong giải quyết thủ tục hành chính giữa các sở, ngành, địa phƣơng dẫn tới vẫn còn quá nhiều giấy tờ, thành phần hồ sơ mà ngƣời dân, doanh nghiệp phải nộp trong đề nghị giải quyết thủ tục hành chính, thủ tục đầu tƣ đối với cơ quan nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chiền lược phát triển bền vững ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh quảng ninh​ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)