Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH việt anh (Trang 28)

B. NỘI DUNG

1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phẩm

Theo Nguyễn Ngọc Quang (2017), kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hóa, phân loại các đối tƣợng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tƣợng trong quá trình xử lý thông tin tự động.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tùy theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tƣợng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng từng trình tự đã xác định.

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để chƣơng trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ, báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.

- Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lƣợng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lƣợng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng... Xây dựng phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất, chế tạo các loại sản phẩm khác nhau. Mối quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp là các chi phí đó phát sinh ở đâu, dùng để sản xuất sản phẩm nào. Do đó chi phí sản xuất trong kỳ phải đƣợc tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định.

Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để chi phí sản xuất đƣợc tập hợp theo đó. Thực chất của việc xác định đối tƣợng chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xƣởng, đội thi công xây lắp...) hoặc đối tƣợng chịu chi phí (công trƣờng, hạng mục công trình...).

Khi xác định đối tƣợng tập hợp chi phí trƣớc hết phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý chi phí và yêu cầu tính giá thành của doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp xây lắp do sản phẩm mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng dài nên đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất, có thể là công trình, hạng mục công trình từng đơn đặt hàng hoặc từng đội xây dựng....hay khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao.

1.2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Theo Nguyễn Ngọc Quang (2017), trong doanh nghiệp xây lắp đối tƣợng tính giá thành là kết quả thi công thu đƣợc nhƣ công trình, hạng mục công trình. Để xác định đối tƣợng tính giá thành, bộ phận kế toán giá thành cần căn cứ vào các yếu tố:

- Đặc điểm của thi công xây dựng:

+ Đặc điểm tổ chức sản xuất xây lắp và cơ cấu sản xuất xây lắp + Quy trình công nghệ sản xuất xây lắp.

+ Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp .

Trong các doanh nghiệp xây lắp đối tƣợng tính giá thành có thể là công trình, hạng mục công trình từng đơn đặt hàng hay khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao.

1.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

1.2.3.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp

Theo Nguyễn Ngọc Quang (2017), phƣơng pháp trực tiếp đƣợc dùng để sử dụng để tập hợp các chi phí trực tiếp có liên quan đến các đối tƣợng tập hợp chi phí đã xác định từ trƣớc. Có thể hiểu đơn giản cách thức thực hiện phƣơng pháp này đó là chi phó phát sinh liên quan đến đối tƣợng nào thì đƣợc xác định trực tiếp cho đối tƣợng đó. Chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tƣợng tập hợp chi phí đã xác định sẽ đƣợc kế toán tập hợp trực tiếp và quy nạp cho đối tƣợng đó.

Để có thể thực hiện đƣợc phƣơng pháp này, tổ chức công tác hạch toán của kế toán phải đƣợc tiến hành một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, hệ thông sổ sách… phải theo đúng các đối tƣợng tập hợp chi phí đã xác định. Thực hiện đƣợc nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc các khoản chi phí phát sinh đƣợc tập hợp theo đúng đối tƣợng một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.

1.2.3.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp

Theo Nguyễn Ngọc Quang (2017), trong trƣờng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí, kế toán không thể sử dụng phƣơng pháp trực tiếp để có thể tập hợp các loại chi phí cho từng đối tƣợng đã xác định trƣớc, chúng ta sử dụng phƣơng pháp tập hợp chi phí gián tiếp.

Cách thức thực hiện phƣơng pháp này đó là căn cứ vào các chi phí phát sinh, kế toán sẽ tiến hành tập chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tƣợng theo nội dung của chi phí và thời điểm phát sinh. Để có thể xác định chi phí cho từng đối tƣợng của thể, kế toán phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ cho từng đối tƣợng có liên quan.

C: Là tổng chi phí sản xuất cần phân bổ cho các đối tƣợng

T: Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tƣợng cần phân bổ chi phí Bƣớc 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tƣợng tập hợp chi phí cụ thể:

Công thức Cx = H x Tx Trong đó:

Cx: Phần chi phí phân bổ cho đối tƣợng x

Tx: Tiêu thức phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tƣợng x Tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể mà kế toán xác định tiêu thức phân bổ chi phí cho hợp lý. Để việc phân bổ chi phí đƣợc chính xác và đáng tin cậy, các tiêu thức phân bổ đƣợc chọn lựa phải phù hợp.

Việc xác định tiêu thức phân bổ chi phí có thể đƣợc xác định riêng rẽ theo từng nội dung chi phí cần phân bổ, ngƣời làm kế toán khi đó cũng phải xác định hệ số phân bổ theo từng nội dung chi phí này hoặc xác định chung cho tất cả các chi phí cần phân bổ. Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp để xác định tiêu thức phân bổ.

1.2.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.2.4.1. Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính (xi măng, sắt, thép gạch, đá, cát...), nửa thành phẩm mua ngoài (vật liệu kết cấu, thiết bị gắn liền với công trình...), vật liệu phụ, nhiên liệu, các chi phí khác nhƣ chi phí cốt pha, giàn giáo, dụng cụ sử dụng nhiều lần... sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ. Nó không bao gồm giá trị vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công.

a. Chứng từ sử dụng

Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC, chứng từ sử dụng gồm có: - Hợp đồng kinh tế

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Phiếu xuất kho – Mẫu số 02-VT - Phiếu đề nghị cấp vật tƣ

- Biên bản kiểm kê vật tƣ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa – Mẫu số 05-VT b. Tài khoản sử dụng

Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC, tài khoản sử dụng gồm có:

Để thực hiện ghi chép, tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu phát sinh thực tế để sản xuất sản phẩm xây lắp; đƣợc mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lƣợng xây lắp, các giai đoạn công việc có dự toán riêng.

c. Sổ kế toán sử dụng

Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC, sổ kế toán sử dụng gồm có: - Sổ chi tiết TK 621 – Mẫu số S38-DN

- Sổ nhật ký chung – Mẫu số S03a-DN - Sổ cái TK 621 – Mẫu số S03b-DN

- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa – Mẫu số S10-DN

1.2.4.2. Phương pháp hạch toán

Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Trƣờng hợp không tách riêng đƣợc (nhƣ vật liệu sử dụng luân chuyển...) thì phải tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo định mức tiêu hao vật liệu hoặc theo khối lƣợng thực hiện... Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ = Trị giá NVL đƣa vào sử dụng - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)

-

Trị giá NVL còn lại chƣa

sử dụng Trình tự kế toán đƣợc khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC

1.2.5. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Theo Ngô Thế Chi (2013), chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm tiền lƣơng chính, các khoản phụ cấp lƣơng, lƣơng phụ có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp và tiền thuê lao động ngoài trực tiếp xây lắp để hoàn thành sản phẩm xây lắp theo đơn giá XDCB.

1.2.5.1. Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng

a. Chứng từ sử dụng

Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC, chứng từ sử dụng gồm có: - Bảng chấm công – Mẫu số 01a-LĐTL

- Bảng chấm công làm thêm giờ - Mẫu số 01b-LĐTL - Bảng thanh toán tiền lƣơng – Mẫu số 02-LĐTL

- Hợp đồng giao khoán – Mẫu số 08-LĐTL

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lƣơng – Mẫu số 10-LĐTL b. Tài khoản sử dụng

Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC, tài khoản sử dụng gồm có:

Để thực hiện ghi chép, tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền lƣơng phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ xây dựng và lắp đặt (kể cả nhân công vận chuyển, bốc dỡ vật tƣ trong mặt bằng xây lắp) và tiền lƣơng của công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trƣờng. TK 622 cũng đƣợc mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc...

c. Sổ kế toán sử dụng

Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC, sổ kế toán sử dụng gồm có: - Sổ chi tiết TK 622, 334, 338 – Mẫu số S38-DN

- Sổ nhật ký chung – Mẫu số S03a-DN

- Sổ cái TK 622, 334, 338 – Mẫu số S03b-DN

1.2.5.2. Phương pháp hạch toán

Chi phí nhân công trực tiếp đƣợc tập hợp riêng theo từng đối tƣợng (công trình, hạng mục công trình). Trƣờng hợp không tách riêng đƣợc thì phải tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo chi phí tiền lƣơng theo định mức hoặc kế hoạch…

Chi phí nhân công trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn tính trên quỹ lƣơng trả công nhân trực tiếp hoạt động xây lắp, điều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công thì không đƣợc hạch toán vào TK 622 mà hạch toán vào chi phí máy thi công chi tiết cho từng công trình.

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC

1.2.6. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Theo Ngô Thế Chi (2013), máy móc thi công là các loại xe, máy có động cơ đƣợc sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình nhƣ: máy trộn bê tông, trộn hồ vữa, máy đào đất, máy xúc đất, máy đóng cọc, ô tô vận chuyển đất

đá trong công trƣờng... Các loại phƣơng tiện máy thi công này doanh nghiệp xây lắp có thể thuê ngoài hoặc tự trang bị để khai thác sử dụng lâu dài .

Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lƣợng công việc xây lắp bằng máy theo phƣơng pháp thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy. Chi phí máy thi công gồm các khoản nhƣ: chi phí nhân công (lƣơng chính, lƣơng phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công), chi phí vật liệu (nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công), chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho máy thi công... Ngƣời ta có thể chia chi phí sử dụng máy thi công thành 2 loại là chi phí thƣờng xuyên và chi phí tạm thời:

+ Chi phí thƣờng xuyên: Là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng xe máy thi công và đƣợc tính thẳng vào giá thành của ca máy nhƣ tiền lƣơng của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí nhiên liệu động lực, khấu hao cơ bản, chi phí sửa chữa thƣờng xuyên, tiền thuê xe máy thi công.

+ Chi phí tạm thời: là những chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy thi công nhƣ: chi phí tháo, lắp, thử máy, vận chuyển máy đến công trƣờng và di chuyển máy trong quá trình sử dụng ở công trƣờng, chi phí về xây dựng và tháo dỡ công trình tạm loại nhỏ (lều, lán...) phục vụ cho việc sử dụng máy thi công...

1.2.6.1. Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng

a. Chứng từ sử dụng

Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC, chứng từ sử dụng gồm có: - Hợp đồng thuê máy

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Bảng chấm công giờ máy thi công b. Tài khoản sử dụng

Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC, tài khoản sử dụng gồm có:

Để thực hiện ghi chép, tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 623 - Chi phí máy thi công. TK 623 cũng đƣợc mở chi tiết theo từng

Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC, sổ kế toán sử dụng gồm có: - Sổ chi tiết TK 623 – Mẫu số S38-DN

- Sổ nhật ký chung – Mẫu số S03a-DN - Sổ cái TK 623 – Mẫu số S03b-DN

1.2.6.2. Phương pháp hạch toán

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào tình hình sử dụng máy thi công. Tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lƣợng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp.

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán tập hợp chi phí máy thi công

Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC

1.2.7. Kế toán chi phí sản xuất chung

Theo Ngô Thế Chi (2013), chi phí sản xuất chung của hoạt động XDCB là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội thi công xây lắp và ở các công trƣờng xây dựng. Chi phí sản xuất chung là

viên quản lý đội và các chi phí khác có liên quan trực tiếp tới hoạt động của đội.

1.2.7.1. Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng

a. Chứng từ sử dụng

Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC, chứng từ sử dụng gồm có: - Hợp đồng kinh tế

- Hóa đơn GTGT

- Bảng chấm công – Mẫu số 01a-LĐTL

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ – Mẫu số 06-TSCĐ

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH việt anh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)