B. NỘI DUNG
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Việt Anh
2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty đƣợc minh họa bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Việt Anh
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Giám đốc: Giám đốc quản lý công ty theo chế độ một thủ trƣởng, có quyền quyết định việc điều hành hoạt động của công ty theo đúng chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà Nƣớc, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban trong công ty. Giám đốc có chức năng xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm các trƣởng phòng,
Giám đốc Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Kinh doanh P.Giám đốc Phòng Kỹ thuật – Kế hoạch
trƣởng ban, các tổ trƣởng, ngoài ra còn xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ cho hoạt động của công ty bền vững và lâu dài. Tổ chức xây dựng đội ngũ lao động trực tiếp khoa học phù hợp với điều kiện hoạt động của công ty. Ngoài ra, giám đốc còn tham gia trực tiếp vào các hoạt động điều hành và giám sát các hoạt động kinh doanh nhằm đƣa kế hoạch đi đúng hƣớng
- Phó giám đốc: Làm việc theo sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc. Phó giám đốc điều hành trực tiếp ba phòng ban đó là phòng kế toán - tài chính, phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật- kế hoạch. Tuy rằng phó giám đốc không tham gia trực tiếp vào các hoạt động giám sát, chỉ huy nhƣng phó giám đốc có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc lên kế hoạch, đƣa ra những chiến lƣợc, bản thảo cho phòng kế hoạch và duyệt các kế hoạch để trình lên giám đốc.
- Phòng kế toán - tài chính: Lập kế hoạch tài chính và quản lý ngân quỹ, ghi chép tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển, sử dụng tài sản. Bên cạnh đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu, chi tài chính, kiểm tra sử dụng tài sản, kinh phí phát triển.
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chƣơng trình công tác của giám đốc theo quý, tháng và năm. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị chung của Công ty. Bên cạnh đó tổng hợp, lập báo cáo tình hình hoạt động chung của Công ty, bao gồm các lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật, kinh tế, đời sống theo từng kỳ kế hoạch (tháng, quý, năm).
Đồng thời xử lý các tài liệu, công văn gửi đến Công ty. Rà soát và đệ trình Ban Giám Đốc duyệt các bản thảo, công văn, kịp thời báo cáo cho Ban Giám Đốc biết mọi chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Tổ chức quản lý sử dụng con dấu của Công ty đúng quy định. Tổ chức bảo quản tài liệu, công văn, lƣu trữ đúng quy định, cấp các loại giấy tờ thuộc lĩnh vực hành chính cho Cán Bộ công nhân viên. Và lập kế hoạch mua sắm, thay thế trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc cho cơ quan, văn phòng Công ty hàng năm.
- Phòng Kinh doanh: Tham mƣu cho lãnh đạo về các chiến lƣợc kinh doanh, xây dựng các kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh theo tháng, quý, năm. Cùng với đó, phòng kinh doanh phải giám sát và kiểm tra chất lƣợng công việc,
Bên cạnh đó là nhiệm vụ báo cáo thƣờng xuyên về tình hình chiến lƣợc, những phƣơng án thay thế và cách hợp tác với các khách hàng, nghiên cứu về thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh. Cuối cùng là việc xây dựng cách chiến lƣợc PR, marketing cho các sản phẩm theo từng giai đoạn và đối tƣợng khách hàng và xây dựng chiến lƣợc phát triển về thƣơng hiệu.
- Phòng Kỹ thuật - kế hoạch: Đây là một trong những phòng quan trọng nhất của Công ty. Công ty quản lý mọi hoạt động của thi công, sửa chữa thông qua các văn bản và hợp đồng cụ thể, vì thế nhiệm vụ của phòng là làm thủ tục ký kết hợp đồng chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán làm kế hoạch cho từng công trình cụ thể.