Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH việt anh (Trang 94)

B. NỘI DUNG

2.2.6. Đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty

Đánh giá sản phẩm làm dở chính xác có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm. Việc đánh giá giá trị sản phẩm làm dở tại các công ty dựa trên khối lƣợng công việc hoàn thành và theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Cuối mỗi kỳ xác định thì phòng kỹ thuật - kế hoạch tiến hành thực hiện đánh giá tiến độ thi công của công trình và xác định khối lƣợng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp xây lắp, việc đánh giá sản phẩm dở dang lại tùy thuộc vào phƣơng thức thanh toán với bên giao thầu. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2020, Công ty TNHH Việt Anh không có công trình nào còn dở dang chƣa nghiệm thu xong.

công ty tính giá thành thực tế cho các công trình có quyết toán giá trị xây lắp hoàn thành bàn giao theo công thức sau:

Đối với công trình: “Cải tạo, sửa chữa nhà chờ dành cho thí sinh, phòng điều hành sát hạch lái xe tại Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Phú Thọ”

Chi phí dở dang đầu kỳ: 0 đồng Chi phí phát sinh trong kỳ:

+ Chi phí NVL trực tiếp: 206.797.791 đồng + Chi phí nhân công trực tiếp: 102.790.203 đồng + Chi phí máy thi công: 0 đồng

+ Chi phí sản xuất chung: 9.906.113 đồng

Tổng chi phí phát sinh trong kỳ bằng = 319.494.107 đồng (Trong đó chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung đƣợc phân bổ theo quy trình đã nêu tại ví dụ 5)

Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ: 0 đồng

Giá thành thực tế của khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao công trình:

“Cải tạo, sửa chữa nhà chờ dành cho thí sinh, phòng điều hành sát hạch lái xe tại Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Phú Thọ” là 319.494.107 đồng. Ta có thẻ tính giá thành (Phụ lục 11). Để thao tác trên phần mềm kế toán Misa, ta thực hiện nhƣ sau:

- Bƣớc 1: Kết chuyển chi phí

Chọn Nghiệp vụ -> Giá thành -> Công trình -> Kết chuyển chi phí

= Giá thành thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao Chi phí thực tế của sản phẩm DDĐK Chi phí thực tế của sản phẩm PSTK Chi phí thực tế của sản phẩm DDCK - +

Giao diện 2.33: Kết chuyển chi phí sản xuất

- Bƣớc 1: Nghiệm thu công trình

Chọn Nghiệp vụ -> Giá thành -> Công trình -> Nghiệm thu công trình

thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp và tìm hiểu về thực trạng kế toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty, em nhận thấy kế toán vốn bằng tiền tại công ty có một số ƣu điểm sau:

* Về bộ máy quản lý

Công ty đã xây dựng đƣợc một bộ máy quản lý khá gọn nhẹ, hợp lý, khoa học. Các cán bộ quản lý hỗ trợ có hiệu quả cho ban giám đốc trong công tác tổ chức và giám sát thi công. Các phòng ban chức năng thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho lãnh đạo công ty.

* Về bộ máy kế toán

Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu công việc và năng lực của từng ngƣời. Đội ngũ cán bộ kế toán của công ty không ngừng đƣợc bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ đáp ứng sự phát triển của ngành, hệ thống chứng từ, sổ sách đƣợc nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định của Bộ tài chính. Kế toán công ty đã nhanh chóng đƣợc tiếp cận với chế độ kế toán mới, công tác kế toán đƣợc thiết kế phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tƣợng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

* Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công tác kế toán CPSX và tính GTSP xây lắp tại công ty đã đáp ứng đƣợc yêu cầu chung về theo dõi quá trình xây dựng theo tiến độ thi công, cung cấp thông tin kịp thời cho Ban giám đốc. Đối tƣợng hạch toán, tính giá thành sản phẩm xây lắp đƣợc xác định là CT, HMCT là hợp lý, giúp công tác hạch toán có hiệu quả hơn, đa số các chi phí đƣợc tập hợp trực tiếp cho từng CT, HMCT. Mỗi công trình đều có bản thiết kế riêng, có dự toán chi phí riêng nên Ban giám đốc có thể đánh giá mức độ hoàn thành thi công của từng công trình, sẽ có biện pháp hữu

hiệu, có kế hoạch điều chỉnh quá trình cung cấp vốn cho các đội để giúp việc thi công hiệu quả hơn, hoàn thành hợp đồng xây lắp. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động SXKD của công ty đạt hiệu quả cao, cụ thể là:

- Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Do các công trình đƣợc xây dựng, thi công tại nhiều địa điểm khác nhau, phân tán nhƣng công ty vẫn tiến hành mua NVL sử dụng cho công trình. Điều này giúp việc quản lí NVL đƣợc chặt chẽ hơn.

- Về chi phí nhân công trực tiếp: Công nhân trực tiếp đa số là công nhân do các đội thuê ngoài, đây là chính sách sử dụng lao động hợp lý. Công ty đã có chính sách linh hoạt phù hợp với công tác xây dựng, đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng nhân công của đội một cách linh hoạt. Việc áp dụng chính sách này giúp cho công ty hạn chế đƣợc chi phí di chuyển lực lƣợng hoạt động và có thể tận dụng đƣợc lực lƣợng lao động tại địa phƣơng. Hình thức trả lƣơng của công nhân trực tiếp là theo hình thức trả lƣơng theo thời gian cũng phù hợp, nó đã phần nào khuyến khích ngƣời lao động làm việc.

- Về chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung của công ty phát sinh không nhiều nhƣng đƣợc hạch toán tƣơng đối đầy đủ và rõ ràng, đƣợc theo dõi và hạch toán chi tiết cho từng hạng mục công trình.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những ƣu điểm trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng không tránh khỏi những khó khăn hạn chế cần phải hoàn thiện.

* Về việc lập, luân chuyển chứng từ

- Việc phải thi công các công trình ở xa dẫn đến việc luân chuyển chứng từ còn chậm.

- Một số chứng từ còn chƣa đƣợc hoàn thiện nội dung, chữ ký.

- Việc đề nghị cung cấp, bổ sung NVL lại sử dụng điện thoại để thông báo mà không có văn bản đề nghị. Nhƣ vậy là chƣa đúng, chƣa khách quan.

- Do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên ngƣời lao động của doanh nghiệp chủ yếu là do thuê ngoài và nghỉ phép không theo quy định nên ảnh hƣởng tới tiến độ thi công.

- Một số điểm mới trong chính sách BHXH chƣa đƣợc doanh nghiệp thực hiện đúng.

Thứ nhất, bên cạnh những đối tƣợng đóng BHXH bắt buộc theo quy định hiện hành thì có thêm đối tƣợng cũng phải tham gia đóng BHXH. Đó là những ngƣời làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên. Tuy nhiên hiện nay, đối với lao động thuê ngoài tại các nơi thi công công trình, công ty vẫn chƣa thực hiện việc đóng BHXH cho các lao động này. Trong trƣờng hợp lao động không đóng BHXH thì công ty phải trích lại 10% lƣơng của lao động. Điều này công ty vẫn chƣa thực hiện đƣợc.

* Về công tác kế toán chi phí máy thi công

Đối với các công trình cần sử dụng máy thi công sẽ phát sinh các chi phí nhƣ là: xăng, dầu chạy máy thi công; tiền lƣơng của thợ lái máy, tiền thuê máy… và các chi phí này cần phải đƣợc hạch toán vào TK 6232 - chi tiết cho từng công trình. Tuy nhiên trên thực tế, công ty lại tiến hành hạch toán các khoản chi xăng dầu chạy máy vào TK 642, lƣơng của thợ lái máy vào TK 622. Nhƣ vậy là chƣa hợp lí.

* Về công tác kế toán chi phí sản xuất chung

Công ty không hạch toán các khoản trích lƣơng của công nhân trực tiếp vào chi phí sản xuất chung theo quy định của nhà nƣớc. Điều đó làm cho chi phí này chƣa phản ánh đúng các khoản mục phát sinh để từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí.

Trong quá trình sản xuất các công trình khó tránh khỏi các yếu tố từ thiên nhiên, do đó quá trình thi công không khó tránh khỏi những thiệt hại nhƣ: hƣ hỏng máy móc…những khoản thiệt hại này vẫn đƣợc kế toán tính vào giá thành của công trình.

* Các hạn chế khác

- Phần mềm kế toán của doanh nghiệp đang sử dụng là Misa phiên bản năm 2019 hiện đã cũ, doanh nghiệp chƣa tiến hành cập nhật phiên bản mới.

- Đội ngũ nhân lực tại văn phòng công ty và tại công trƣờng thi công có trình độ chƣa đồng đều

- Máy móc trang thiết bị văn phòng chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ nâng cấp mới.

2.3.2.2. Nguyên nhân

* Về luân chuyển chứng từ

Do điều kiện khó khăn công trình thi công xây dựng ở xa nên việc luân chuyển chứng từ rất khó khăn gây chậm chễ cho công tác kiểm tra, hạch toán.

* Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Do các công trình thƣờng phân tán ở nhiều khu vực khác nhau nên việc quản lý NVL sẽ rất khó khăn.

* Về chi phí nhân công trực tiếp

Do tính chất của ngành xây dựng là mang tính thời vụ, đơn chiếc… nên chủ yếu số lƣợng công nhân trực tiếp sản xuất của công ty là lao động thuê ngoài . Công ty nên tiến hành ký hợp đồng ngắn hạn với số lƣợng công nhân cho phù hợp để tránh tình trạng lãng phí nhân công khi không có việc.

* Về chi phí máy thi công

Các chi phí máy thi công phát sinh không nhiều do công ty không thƣờng xuyên sử dụng máy thi công trong thi công.

* Về chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc quản lý toàn bộ hoạt động xây lắp chung ở cả đội. Chi phí sản xuất chung phát sinh thƣờng

cảnh nhƣ: thời tiết, giao thông…Do vậy, các thiệt hại phát sinh trong quá trình sản xuất là không tránh khỏi.

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI

CÔNG TY TNHH VIỆT ANH 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Việt Anh

3.1.1.1. Phương hướng phát triển

Công ty TNHH Việt Anh đã, đang và sẽ vƣợt qua mọi khó khăn để đến đƣợc cái đích của mình.

+ Công ty hƣớng tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những công trình chất lƣợng, đa dạng, hoàn hảo. Sự hài lòng và lợi ích của khách hàng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của Công ty.

+ Sử dụng những phƣơng thức quảng cáo hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và dịch vụ của Công ty đến với khách hàng.

+ Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của công ty và thị trƣờng và trình độ nhân lực.

+ Tái cơ cấu tổ chức, tìm kiếm các cá nhân giỏi cán bộ chuyên môn nhằm xây dựng bộ máy ổn định và chuyên nghiệp.

+ Xây dựng đào tạo, bồi dƣỡng, giữ chân những nhân viên giỏi nhằm ổn định tổ chức.

+ Thiết lập quan hệ với các công ty, bạn hàng lớn để đƣợc tham gia các dự án lớn nhằm khẳng định vị thế của công ty trên thị trƣờng.

+ Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lƣới tiêu thụ, làm nền tảng cho sự phát triển.

+ Đầu tƣ thay đổi các máy móc thiết bị hiện đại. + Gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

+ Công ty TNHH Việt Anh hƣớng đến mục tiêu trở thành Công ty hàng đầu, bền vững trong lĩnh vực xây dựng trong địa bàn huyện Phù Ninh và trong toàn tỉnh Phú Thọ cũng nhƣ các tỉnh lân cận ở phía Bắc, là lựa chọn số 1 đối với các khách hàng.

thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Việt Anh

3.2.1. Giải pháp về bộ máy kế toán

+ Xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của doanh nghiệp. Nên xây dựng hệ thống tài khoản kế toán theo hƣớng tích hợp hệ thống tài chính và kế toán quản trị nhƣng phải tuân theo hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định của bộ tài chính.

+ Tổ chức hoàn thiện chứng từ. Quy định trình tự luân chuyển chứng từ một cách hợp lý, khoa học, tránh ứ đọng. Tất cả các chứng từ kế toán đƣợc lập trong hay ngoài đơn vị phải đƣợc tập trung tại phòng kế toán và chỉ sau khi kiểm tra xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng để ghi sổ kế toán.

3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý chứng từ, sổ sách

Kế toán phải xây dựng kế hoạch bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán ở đơn vị để mọi ngƣời cùng phối hợp thực hiện. Muốn làm tốt đƣợc công tác bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán thì trƣớc hết kế toán phải sắp xếp khoa học, gọn gàng… theo từng tháng, quý, từng công trình. Hàng tháng phải kiểm tra xem chứng từ có bị mất, hƣ hỏng, mối mọt không.

3.2.3. Nhóm giải pháp về lập, luân chuyển chứng từ

Chứng từ là bằng chứng minh chứng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là căn cứ để kế toán quản lý chi phí và lập sổ sách kế toán. Để giảm tình trạng chứng từ luân chuyển chậm công ty có thể đƣa ra một số giải pháp nhƣ sau:

- Quy định về thời gian giao nộp chứng từ

- Quy định rõ ràng về chế độ thƣởng phạt đối với việc hoàn nhập chứng từ. Đối với công trình ở xa phải thƣờng xuyên báo cáo, cập nhật tin tức kịp thời cho kế toán thông qua điện thoại hoặc internet.

- Chứng từ cần phải lập đầy đủ và không bỏ trống các nội dung, chữ kí trên chứng từ.

3.2.4. Nhóm giải pháp về chi phí nguyên vật liệu

Thứ nhất: Chi phí NVL trực tiếp là khoản mục chi phí có tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp, do đó đòi hỏi phải đƣợc quản lý một cách chặt chẽ nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Để đảm bảo công tác quản lý tốt, công ty nên quy định các khoản chi phí NVL có giá trị lớn - phát sinh thƣờng xuyên thì lựa chọn và ký hợp đồng cung ứng vật tƣ trực tiếp với nhà cung ứng uy tín, tin tƣởng để đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng NVL, từ đó làm cho chất lƣợng công trình ngày càng đƣợc nâng cao.

Mặt khác, chi phí thu mua vật tƣ cũng góp phần đáng kể làm tăng chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp nên để tránh tình trạng nhân viên thu mua vật tƣ khai khống chi phí thu mua nhằm hƣởng lời thì công ty nên lập dự toán rõ ràng, bao gồm cả dự toán về chi phí thu mua chứ không chỉ dự toán về giá nguyên vật liệu nhƣ hiện nay.

Để quản lý chặt chẽ hơn nữa việc hỏng hóc, hao hụt vật tƣ trong quá trình vận chuyển thì công ty nên trích khoản dự phòng hao hụt vật tƣ trong định mức và quy định mức hao hụt vật tƣ có thể một cách rõ ràng, nếu hao hụt ngoài định mức thì nhân viên phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng. Làm đƣợc nhƣ vậy nhân viên sẽ có trách nhiệm hơn trong quá trình vận chuyển, vật tƣ sẽ đƣợc đảm bảo hơn, tránh hỏng hóc qua nhiều do lỗi vô ý, bất cẩn của nhân viên.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH việt anh (Trang 94)