CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp bắc kỳ từ 1919 đến 1945 (Trang 63 - 65)

6. Bố cục của khóa luận

2.6. CHẾ ĐỘ TÔ THUẾ NÔNG NGHIỆP CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở

BẮC KỲ

2.6.1. Thuế ruộng

Bằng 6 nghị định về thuế, thục đan Pháp trƣớc hết là muốn bảo vệ quyền lợi (ruộng đất, nông nghiệp) của mình ở Đông Dƣơng và sau đó tìm mọi cách khuyến khích các điền chủ ngƣời Pháp trồng cây công nghiệp để khai thác nguồn lợi này ở Việt Nam và ở Đông Dƣơng. Đối với nông dân Việt Nam, nghị định thuế của thực dân Pháp đã trực tiếp bòn rút của cải, đẩy họ đến tình cảnh khốn cùng để từ đó dễ dàng bóc lột thêm một lần nũa.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của điền chủ, chính quyền thuộc địa cũng có chính sách miễn giảm thuế. Hàng năm, gặp phải hạn hán, lũ lụt, mùa màng thất bát, Thống sứ Bắc Kỳ đã miến giảm thuế cho một số tổng ở Bắc Kỳ. Năm 1943, chính phủ Pháp gửi cong điện cho các điền chủ yêu cầu trợ cấp lƣơng cho công nhân đồn điền nhân ngày 1/5. Tất nhiên, hành động miễn

giảm thuế, trợ cấp cho công nhân đồn điền của chính quyền là rất hiếm hoi và mang mục đích mị dân.

Sau khi dùng mọi thụ đoạn để chiếm đất, các địa chủ Bắc Kỳ thƣờng dùng hai phƣơng thức kinh doanh chủ yếu là: phát canh thu tô và thuê mƣớn nhân công, ngoài ra còn có các hình thức kết hợp giữa phát canh, thuê mƣớn và cho vay nặng lãi.

Thuế nhân lực: Ở Bắc Kỳ, số ngày lao dịch nội đinh phải chịu mỗi năm là 30 ngày. Chính phủ bảo hộ bắt họ chuộc 20 ngày với giá 2đ20 ghép vào thuế than. Số 10 ngày còn lại dành cho việc tu bổ đê điều hàng tỉnh. Nhƣng đó từ năm 1940 bắt họ chuộc với giá 0đ15 ngày, thành tiền 1đ50 đẻ đƣa vào ngaan sách hàng tỉnh.

2.6.2 Địa tô

Ruộng đất ở Bắc Kỳ manh mún, kinh doanh phân tán, chủ đất trực tiếp canh tác là chủ yếu. Phƣơng thức sản xuất phong kiến vãn đƣợc duy trì. Nhƣng sự xâm nhập của yếu tố tƣ bản chủ nghĩa đã thúc đẩy quan hệ sản xuất truyền thống chuyển biến dƣới nhiều hình thức khác nhau, từ trực tiếp canh tác đến thuê nhân công, cho cấy rẽ hoặc thuê ruộng. Do đó các hình thức địa tô cũng chuyển biến theo: bên cạnh tô hiện vật, tô lao dịch, xuất hiện tô tiền.

Đa phần chủ sở hữu ruộng đất trực tiếp canh tác, bao gồm hai bộ phận: đƣợc hƣởng ruộng đất công làng xã và những chủ đất nhỏ và trung bình. Hơn 90% chủ sở hữu có dƣới 5 hecta và hầu hết trực tiếp canh tác, đây là phƣơng thức kinh doanh chủ yếu trong nông nghiệp Bắc Kỳ. Điều đó cho thấy, phƣơng thức sản xuất nông nghiệp Bắc Kỳ chủ yếu là tiểu nông, phân tán.

Bộ phận đƣợc hƣởng ruộng đất công làng xã thì diện tích ruộng đƣợc chia không đáng là bao. Ruộng đất của dân đinh bình thƣờng là thuộc hạng hai, hạng ba hoặc xa làng; còn ruộng hạng nhất, gần nhà, phần lớn rơi vào tay hào lý ở các địa phƣơng. Với số lƣợng xấu và ít nhƣ vậy, ngƣời canh tác ruộng công không đủ nuôi sống gia đình. “Khoản thu hoạch của mỗi dân đinh

rút ra từ phần ruộng đất làng xã chỉ có thể đủ để nộp các loại thuế và lao dịch”. Thậm trí một số nơi, ruộng công chia cho dân đinh không đến hai sào. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, nông dân không muốn nhận ruộng công mà nhƣờng lại cho quan lại, kỳ hào địa phƣơng để tránh tiền thuế và lao dịch. Điều kiện đó làm cho nông dân khó sống nổi bằng ruộng công. Một bộ phận bị phá sản, bần cùng hóa phải tha phƣơng cầu thực. Số còn lại không muốn rời bỏ quê quán, trụ trên mảnh đất đƣợc chia hoặc đem đất cho thuê rồi đi làm đầy tớ cho nhà giàu.

Hình thức cấy rẽ (Lĩnh canh) đó là hình thức nông dân mƣớn ruộng của địa chủ, tự mình cày cấy và sau khi thu hoạch phải nộp cho địa chủ một phần số sanr phẩm dƣới dạng hiện vật hoặc quy ra tiền gọi là địa tô. Địa tô nông dân nộp cho địa chủ theo tỉ lệ nhất định, thƣờng là 3/10 hoa lợi đối với ruộng cấy 1 vụ hoặc 6/10 đối với ruộng cấy hai vụ.

Mƣớn ruộng có tạm ứng của chủ, cách này chủ yếu áp dụng trong các đồn điền trồng lúa của Pháp ở trung du Bắc Kỳ.

Tóm lại, phƣơng thức sản xuất truyền thống đã có sự chuyển biến nhất định. Phƣơng thức phát canh thu tô vẫn đƣợc duy trì, nhƣng đã xuất hiện các hình thức khác nhau: bên cạnh cấy rẽ còn có thuê ruộng; các hình thức thu tô cũng khác nhau: ngoài tô hiện vật, tô lao dịch thì tô tiền bắt đầu phổ biến. Điều đó, tạo điều kiện cho kinh tế hang hóa, phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa xâm nhập sâu hơn vào nông nghiệp Bắc Kỳ.

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp bắc kỳ từ 1919 đến 1945 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)