6. Bố cục của khóa luận
2.4. DIỆN TÍCH CANH TÁC, CƠ CẤU, NĂNG SUẤT, SẢN LƢỢNG
2.4.2. Năng suất và sản lƣợng cây trồng, vật nuôi
Năng suất lúa:
Năm 1918, năng suất lúa ở Đông Dƣơng đạt 2.300kg/1ha/1 năm.
Năm 1919, phòng canh nông Bắc Kỳ ƣớc tính năng suất lúa ở Bắc Kỳ từ 1500-1600 kg/1ha/1 năm.
Tác giả Jean chesneaux cho rằng naeng suất lúa trung bình của Bắc Kỳ la 14 tạ/1ha/1 năm.
Tác giả Tạ thị Thúy thì cho rằng những con số ƣớc lƣợng về năng suất lúa nói
Theo tôi, thật khó có thể xác định chính xác năng suất lúa ở Bắc Kỳ giai đoạn này la bao nhiêu. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng dù năng suất của Bắc Kỳ có thấp nhƣ nhận định của tác giả Tạ thị Thúy hay có lên tới 23 tạ/ 1ha nhƣ tác giả Fernand Bernard đã đề cập, thì cũng là một con số rất thấp so với tình hình chung của thế giới. Bởi lúc bấy giờ, Thái Lan là nƣớc có chất lƣợng ruộng đất nhƣ Việt Nam cũng đã đạt năng suất là 18 tạ/1 ha/1 năm, Nhật Bản vƣơn lên với 34 tạ/1 ha/1 năm, còn Tây Ban Nha là nƣớc có năng suất lúa rất cao, đạt 58 tạ/1ha/1 năm.
Sản lượng và bình quân thu hoạch theo đầu người:
Năm 1919, Fernand Bernard cho rằng sản lƣợng thóc hàng năm cuả Bắc Kỳ tối đa là 1.000.000 tấn.
Còn theo Pierre Gourou thì sản lƣợng thóc thu hoạch của Bắc Kỳ chỉ đạt khoảng từ 1,6 triệu tấn/ năm đến 2,1 triệu tấn/năm.
Hai con số trên là quá thấp so với nhu cầu thực tế của ngƣời dân Bắc Kỳ. Bởi vì hàng năm, mỗi ngƣời dân Bắc Kỳ cần phải có 277kg thóc, có nghĩa là hàng năm Bắc Kỳ cần phải có từ 1,7 triệu tấn thóc đến 2,7 triệu tấn thocs tùy theo dân số của từng thời kỳ.
Sở dĩ bình quân lƣơng thực tính theo đầu ngƣời ở Bắc Kỳ thấp là do cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, năng suất lúa ở Bắc Kỳ gần nhƣ không tăng, rất thấp. Trong khi đó dân số Bắc Kỳ liên tục tăng, với tốc độ nhanh và tăng gần nhƣ gấp đôi vào đầu thế kỷ XX so với giữa thế kỷ XIX.
Xuất khẩu gạo:
Do năng suất và sản lƣợng không cao nên việc xuất khẩu gạo ở Bắc Kỳ không diễn ra mạnh mẽ nhƣ ở các vùng còn lại trong ca nƣớc. Tuy nhiên thực dân Pháp cũng tìm mọi cách để xuất khẩu nhằm vơ vét và thu lợi nhuận từ nghành trồng lúa Bắc Kỳ.
Bảng 8: Tình hình xuất khẩu gạo của Bắc Kỳ từ 1900- 1913
Năm Số lƣợng (tấn) 1900 160.000 12/1901 25.043 5/1902 1.876 1907 163.000 1908 253.000 1913 101.233
(Nguồn: Phạm Thành Vinh (1957), Kinh tế miền Nam, [36, tr.49]. Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự “Lịch sử Việt Nam”, [37, tr.56] )
Nhìn chung, hoạt động trồng lúa ở Bắc Kỳ giai đoạn này có nhiều chuyển biến mới. Do dân số gia tăng, việc khẩn hoang và công tác trị thủy đƣợc đẩy mạnh nên diện tích canh tác, năng suất và sản lƣợng thóc ở Bắc Kỳ đã tăng lên đáng kể so với trƣớc đó.
Hoạt động trồng lúa ở nƣớc ta nói chung, ở Bắc Kỳ nói riêng vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu với phƣơng thức canh tác bảo thủ thời phong kiến và không có một sự cái tiến đáng kể nào về kỹ thuật trồng trọt cũng nhƣ các khoa
học về thổ nhƣỡng và giống cây trồng. Nông nghiệp còn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp nhân dân ta nhất là ngƣời nông dân bị thiếu ăn trầm trọng và bị nạn đói đe dọa trong suốt một thời kỳ kịch sử dài.
Sau lúa, ngô là một cây lƣợng thực chính của ngƣời nông dân Việt Nam. Ngô vừa là thức ăn cho ngƣời, gia súc vừa la nguồn nguyên liệu cho nghành công nghiệp đƣờng, rƣợu và làm tinh bột.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, việc trồng và sẩn xuất ngô đƣợc đẩy mạnh ở Bắc Kỳ cũng nhƣ trên toàn xứ Đông Dƣơng. “Năm 1918 Đông Dương xuất khẩu 446 tấn ngô sang Pháp để làm thức ăn gia súc. Năm 1929 Đông Dương xuất khẩu 133.273 tấn, trong đó Bắc Kỳ đóng góp 53.300 tấn (chiếm tỷ lệ 40%) [8, tr.19].
Ngô để làm lƣơng thực phục vụ cho nhu cầu trong nƣớc: Ngô nếp, ngô tía, ngô cƣờm, ngô Mèo ở miền núi Bắc Kỳ.
Ngô xuất khẩu chủ yếu là giống ngô tẻ vàng (hạt cứng màu vàng đỏ), nhiều nhất là ngô Gie ở Hƣng Yên.
Cây ngô và các cây công nghiệp khác tham gia vào hoạt động xuất khẩu “một mặt góp phần đẩy mạnh sản xuất phát triển mặt khác chúng tỏ nền
nông nghiệp Việt Nam đã dần thoát khỏi tính chất tự cung, tự cấp để chuyển sang thời kỳ sản xuất có tính chất hàng hóa”, [15, tr.67].
Ngoài ngô, các loại cây khoai, sắn cũng đƣợc trồng nhiều ở Bắc Kỳ giai đoạn này. Khoai đƣợc trồng trên các cánh đồng ở Đồng bằng. Còn sắn chủ yếu trồng trên các đồn điền đa canh ở các tỉnh trung du nhƣ Quảng Yên, Bắc Giang…
Sở dĩ việc trồng rau quả ở Bắc Kỳ thời kỳ này phát triển mạnh mẽ hơn giai đoạn trƣớc là do “sự phân hóa xã hội và đời sống, sự tập trung cư dân
quả không chỉ là nhu cầu của cƣ dân nông thôn mà đã trở thành “nguồn hàng mua bán từ nông thôn ra thành thị hoặc các khu công nghiệp”.
Vật nuôi:
Trƣớc khi Pháp xâm lƣợc, nền chăn nuôi đại gia súc ở Bắc Kỳ chƣa thực sự phát triển. Cƣ dân Bắc Kỳ không có thói quen ăn thịt trâu bò do nhà nƣớc phong kiến cấm giết mổ các loại gia súc này. Hơn nữa trong nền nông nghiệp Bắc Kỳ xƣa, trồng trọt vẫn là cái trục chính chi phối toàn bộ đời sống kinh tế cuả ngƣời nông dân, chăn nuôi chỉ là một ngành kinh tế phụ, cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.
Từ khi ngƣời Pháp vào Bắc Kỳ, nhất là dƣới tác động cuả cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1914 – 1918), cùng với hoạt động chăn nuôi trong các hộ nông dân, một nền chăn nuôi đaij gia súc trên quy mô lớn, xen kẽ trên đồn điền trồng cây công nghiệp.
Chăn nuôi trên các đồn điền chuyên canh:
Các đồn điền này chiếm số lƣợng không nhỏ, 16 đồn điền rộng 3.304,85 ha (chiếm tỉ lệ 5,49% số đồn điền và 20,01 diện tích đƣợc khai thác). Trong 16 đồn điền có 7 đồn điền nhỏ với diện tích 161,5 ha và 9 đồn điền lớn với diện tích 3.143,35 ha bãi cỏ.
Chăn nuôi trên các đồn điền kết hợp với trồng trọt:
Những quy định không chặt chẽ trong vấn đề nhƣợng đất lập đồn điền của chính quyền thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho các điền chủ ngƣời Pháp lợi dụng việc chăn nuôi để có thể dễ dàng khai thác đất. Điền chủ chỉ cần thả một vài con trâu, bò, gia súc trên đồn điền của mình, là đã có cơ sở để chứng minh rằng đồn điền của họ đã đƣợc khai thác và cũng có nghiã là đồn điền đó sẽ đƣợc cấp vĩnh viễn cho ngƣời điền chủ kia.
Ngoài ra, trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần I, lƣợng phân hóa hoc nhập vào mới có 1000 tấn vôi và 2800 tấn super phốt phát. Lƣợng phân bón cuả gia súc trở nên quan trọng đối với các cây trồng nhất là các cây công nghiệp nhƣ cà phê . “Không có phân, việc trồng cà phê ở Bắc Kỳ là vô ích”.
Do đó, đồn điền kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt chiếm tỉ lệ lớn trong các đồn điền chăn nuôi của ngƣời Pháp ở Bắc Kỳ. Trong tổng số 280 đồn điền với 162.059,1846 ha có 121 đồn điền với diện tích 96.560.0560 ha kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt (chiếm 43,72% số đồn điền và 60,34% diện tích).
Trong 121 đồn điền loại này có 26 đồn điền nhỏ và 95 đồn điền lớn, tập trung chủ yếu ở vùng trung du (chiếm 70,1% số đồn điền và 84,56% diện tích). Những tỉnh có nhiều đồn điền kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi nhất vẫn là Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn Tây, Thái Nguyên, Bắc Giang…
Trong các đồn điền này, gia súc nhất là trâu, bò chiếm tỷ lệ lớn. Trong đó bò đuợc nuôi trên đồn điền trồng cây công nghiệp, còn trâu đƣợc nuôi trên các đồn điền trồng lúa.
Nhƣ vậy, tổng cộng chăn nuôi đƣợc diễn ra trên ít nhất ở 137 đồn điền với 99.864,9065 ha, trong đó 16 đồn điền (3.304,85 ha) chuyên dành cho chăn nuôi và 121 đồn điền (96.560.0565 ha) kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Trên các đồn điền ấy, số lƣợng gia súc đƣợc nuôi có thể ƣớc lƣợng nhƣ sau:
Các gia súc trên đồn điền của ngƣời Pháp ở Bắc Kỳ không những tạo ra sức kéo, phân bón mà còn cho sữa, thịt, bơ, pho mát. Cũng từ đây, hình thành một thới quen ăn uống mới trong bộ phận cƣ dân Bắc Kỳ, đặc biệt là thành thị. Thói quen ăn uống mới đã làm nảy sinh những nhu cầu mới về sản phẩm bơ, sữa, trứng, thịt và tạo ra thị trƣờng cho các sản phẩm này.
Một xƣởng pho mát đã đƣợc lập nên ở Hòa Bình; công ty chợ Ghềnh ở Ninh Bình nuôi bò thịt, công ty Văn Gia ở Thái Nguyên nuôi bò sữa cho
xƣởng chế biến pho mát của mình. Các điền chủ khác nhƣ Reynaud, Blanc, Bersini nuôi trâu để lấy phân, còn bò thì lấy sữa để chế pho mát.
Chăn nuôi trong các hộ nông dân:
Lợn là vật nuôi phổ biến trong các gia đình nông dân ở Bắc Kỳ. Lợn vẵn là vật nuôi cao hơn cả, ở đồng bằng Bắc Bộ lợn chiếm 58% số vật nuôi trong gia đình nông dân, thể hiện truyền thống nuôi lợn trong quan hệ sản xuất “lúa lợn” ở đồng bằng sông Hồng. Lợn vừa cung cấp thịt, vừa cung cấp phân bón cần thiết cho việc trồng lúa của ngƣời nông dan Bắc Kỳ. Cho đến ngày nay, trong các gia đình nông thôn Bắc Bộ, lợn vẫn là vật nuôi chính và có xu hƣớng gia tăng về cả số lƣợng và chất lƣợng thịt.
Trâu bò, nông dân Bắc Kỳ có tập quán nuôi trâu, bò từ trƣớc khi có sự xuất hiện của ngƣời Pháp. Tuy nhiên việc nuôi trâu, bò của cƣ dân nơi đây chủ yếu và trƣớc hết là lấy sức kéo, phân bón, phục vụ cho trồng trọt. Từ 1902- 1922, Bắc Kỳ có 600.000 con trâu, bò với tỉ lệ do sở thú y đƣa ra là 1 bò/3,3 trâu.
Nhìn chung chăn nuôi trâu bò trên các hộ nông dân ở Bắc Kỳ kém phát triển. Bình quân gia súc trên diện tích không quá 8,09 con/km vuông. Trong khi đó ở Camphuchia là 10 con/km vuông. Bình quân gia súc trên đầu ngƣời thấp khoảng 0,1 con gia súc/1 ngƣời dân. Trong khi đó nƣớc Pháp bình quân gia súc trên đầu ngƣời là 45,45 con gia súc/1 ngƣời.
Nói tóm lại, nền chăn nuôi gia súc của Bắc Kỳ (kể cả từ khi Pháp vào) vẫn còn trong tình trạng kém phát triển. Trƣớc hết là do tâm lý sản xuất nhở và sở hữu nhỏ về ruộng đất của ngƣời nông dân. Ở Bắc Kỳ có tới 600.000 ngƣời có sở hữu 1 mẫu ruộng, 300.000 ngƣời có sở hữu từ 1-5 mẫu. Một con trâu cày đƣợc từ 6-10 mẫu/ năm, một con bò cày đƣợc 4-6 mẫu/ năm. Nhƣ vậy khi sở hữu ruộng đất quá nhỏ thì không phải gia đình nào cũng có đủ số
ruộng để cần 1 con trâu hoặc 1 con bò và cũng không đủ tiền để có thể tự mua cho mình 1 con trâu hay 1 con bò.
Vì thế một bức tranh chung cho nền chăn nuôi gia súc ở Bắc Kỳ là cứ 2-3 gia đình chung nhau một con trâu và rất ít gia đình có thể tự mua cho mình một con trâu riêng.
Nguyên nhân cuối cùng là do chính sách bóc lột đất đai và nhân công trong nông nghiệp thuộc địa của thực dân Pháp. Chỉ cần điền chủ thả vài con trâu, bò, gia súc khác trên các đồn điền thì coi nhƣ đồn điền đó đã đƣợc khai thác, không bị nhà nƣớc thu hồi và đƣợc cấp đất vĩnh viễn. Hơn nữa ngƣời Pháp chủ trƣơng duy trì hoạt động chăn nuôi trên đồn điền một phần phục vu cho nhu cầu, thực phẩm tại chỗ còn phần lớn là để lấy phân bón cho cây công nghiệp và sức kéo cho canh tác cây lúa. Do đó, hoạt động chăn nuôi ở Bắc Kỳ vẫn chỉ là một hoạt động kinh tế mang tính phụ trợ, phụ thuộc về nhu cầu sức kéo và phân bón của trồng trọt.
“Cũng như việc trồng lúa, chăn nuôi không thoát ra khỏi sự hạn chế của một nền sản xuất nhỏ mang tính tụ cung, tự cấp. Chăn nuôi trâu, bò và trồng lúa là cơ cấu nông nghiệp được duy trì từ bao đời, không hề thay đổi ở đây ngay cả dưới tác động của chủ nghĩa thực dân tư bản” [9, tr.58].
Do những yếu kém về hoạt động chăn nuôi nên Bắc Kỳ không phải là nơi xuất khẩu gia súc lớn của Đông Dƣơng. Năm 1929, Đông Dƣơng xuất khẩu 19.500 con trâu bò, Bắc Kỳ chỉ đóng góp 3.100 con trâu (chiếm tỉ lệ 15,89%). Nhìn chung hoạt động chăn nuôi ở Bắc Kỳ chỉ dừng lại ở việc cung cấp sức kéo, phân bón và một phần rất nhỏ thịt, sữa cho các đô thị trong xứ.