Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nƣớc và ruộng đất công làng xã

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp bắc kỳ từ 1919 đến 1945 (Trang 30 - 36)

6. Bố cục của khóa luận

2.2. CHUYỂN BIẾN VỀ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT

2.2.1. Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nƣớc và ruộng đất công làng xã

Một trong những chính sách ruộng đất quan trọng mà thực dân Pháp thực hiện ở Bắc Kỳ là duy trì chế độ công điền công thổ, nhằm qua đó duy trì cơ sở kinh tế làng xã phục vụ cho quyền lợi vì sự bóc lột của chúng. Do đó một đặc điểm nổi bật trong nông nghiệp Bắc Kỳ trong giai đoạn này là sự tập trung công điền công thổ.

"Công điền công thổ không phải là ruộng đất của tƣ nhân hay thuộc quyền làng xã. Công điền cũng phải là ruộng đất của nhà nƣớc do quan chức nhà nƣớc trực tiếp quản lý nhƣ quan điền, dinh điền, đồn điền".

"Công điền là loại ruộng đất thuộc sở hữu hoặc coi nhƣ sở hữu của nhà nƣớc, trao cho xã thôn để quản cấp và cho xã dân cùng cày cấy theo đúng định lệ chung".

- Diện tích công điền công thổ:

Diện tích công điền công thổ ở Bắc Kỳ là 233.745 ha (chiếm tỷ lệ 47,79% so với tổng diện tích công điền của Đông Dƣơng). So với diện tích canh tác của cả kỳ, thì công điền công thổ ở Bắc Kỳ chiếm 1/5 diện tích.

- Sự phân bố công điền công thổ:

Hầu hết công điền tập trung ở các tỉnh đồng bằng, nhất là các tỉnh ven biển nhƣ Nam Định, Thái Bình... hoặc là các tỉnh trung du - nơi thực dân Pháp chú tâm khai thác mỏ nhƣ Quảng Yên, Thái Nguyên.

Bảng 2: Tỷ lệ công điền của một số tỉnh Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX Tỉnh Tỷ lệ công điền (%) Nam Định 39,0 Hà Nam 37,7 Thái Bình 35,8 Ninh Bình 27,8 Quảng Yên 32,5 Hà Đông 25,6 Thái Nguyên 23,5

(Nguồn trích: Vũ Huy Phúc (1996), “Chế độ công điền công thổ Bắc

Kỳ dƣois thời Pháp thống trị”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, [17, tr.51] )

Nếu đem so công điền với diện tích canh tác của từng tỉnh, từng vùng cụ thể thì tỷ lệ công điền còn nhích lên rất nhiều.

Bảng 3: Tỷ lệ công điền so với diện tích canh tác trong một số phủ huyện của Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX.

Phủ/huyện Tỷ lệ ruộng công với diện tích canh tác (%)

Phủ Lý - Hà Nam 46,0

Huyện Kim Bảng - Hà Nam 54,0

Phủ Khoái Châu - Hƣng Yên 42,5

Huyện Tiên Lãng - Kiến An 46,0

Huyện Ý Yên - Nam Định 53,0

Huyện Trực Ninh - Nam Định 59

Phủ Tiên Hƣng - Thái Bình 52

Huyện Tiền Hải - Thái Bình 59

Huyện Thái Ninh - Thái Bình 49,1

(Nguồn: Vũ Huy Phúc “Chế độ công điền công thổ dưới thời Pháp thống trị”, [17. tr.51]. Nguyễn Đức Nghinh (1998), “Ruộng đất công ở miền Đông Thái

Bình cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (2), [15, tr.20] ).

Ở Thái Bình, nhất là vùng Kiến Xƣơng và Thái Ninh, 95,93% các làng xã đều có ruộng đất công (118/123 đơn vị). Có nơi, toàn bộ đất đai làng xã Hạ Phán (Quỳnh Côi), Phủ Xuân Trƣờng (Nam Định), tỷ lệ công điền chiếm 77% diện tích đất canh tác của cả Phủ. Thậm chí có những làng chỉ có công điền, không có tƣ điền nhƣ làng Lạc Nam (Kiên Trung - Hải Hậu).

Tuy nhiên, ngay cả trong những tỉnh có nhiều công điền công thổ thì giữa các làng, sự phân bộ công điền công thổ không đều nhau có làng có, có làng không.

Tỉnh Bắc Ninh, 319 làng (trong tổng số 617 làng), không có công điền (tỷ lệ 51,5%).

Tỉnh Hải Dƣơng, 616 làng (trong tổng số 1004 làng) không có công điền.

Tỉnh Kiến An: 24% các làng không có công điền. Có những nơi không có 1 mảnh công điền nào nhƣ Bình Đà - Ƣớc Lễ - Tả Thanh Oai.

- Tình hình phát triển công điền công thổ.

Công điền công thổ ở Bắc Kỳ có xu hƣớng tăng dần từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Trong các làng buôn Đan Loan, Đa Ngƣu, Phù Lƣu, Bảo Đáp ruộng công, ruộng của các tập thể nhỏ, các tổ chức tôn giáo, tăng lữ 4,8% (cuối thế kỷ XIX) lên tới 32,44% (đầu thế kỷ XX). Hai làng Đan Loan và Đa Ngƣu đạt trên 50%.

Làng Mộ Trạch - Hải Dƣơng ruộng công tăng từ 0,93% (thế kỷ XIX) lên 33,5% (đầu thế kỷ XX), (tức đầu thế kỷ XX, ruộng công của Mộ Trạch là 245 ha trên tổng số 730 ha đất canh tác của cả làng).

Sự gia tăng diện tích ruộng công là một hiện tƣợng phổ biến trong các làng xã Bắc Kỳ thời Pháp thuộc. Hiện tƣợng này "là 1 chủ trƣơng đối phó của làng xã đối với chính quyền Trung ƣơng. Do chính sách tăng cƣờng thuế khóa của nhà nƣớc thực dân, các làng xã đã tìm cách kê khai một số ruộng tƣ hoặc ruộng bán công bán tƣ thành ruộng công để giảm mức đóng thuế".

Song theo chúng tôi, một nguyên nhân quan trọng khác nữa để dẫn tới hiện tƣợng trên chính là chính sách duy trì, bảo vệ và phát triển chế độ công điền công thổ ở Bắc Kỳ của thực dân Pháp. "Đế quốc Pháp chủ trương duy trì

chế độ công điền công thổ đồng thời duy trì kinh tế địa chủ ở Bắc - Trung bộ đã đem lại một lợi ích to lớn nhất cho chúng là bần cùng hóa nông dân Việt Nam và dùng đội quân nông dân bị bần cùng hóa ấy để bóc lột nhân công giá rẻ. Đó là một tác dụng đặc biệt của chính sách ruộng đất ở Bắc - Trung Bộ khác với Nam Bộ" [4, tr.16].

Việc chia công điền: - Đối tƣợng đƣợc chia:

Theo quy định của nhà nƣớc phong kiến, tất cả những ngƣời dân trong làng đều đƣợc chia công điền, kể cả đàn bà góa, trẻ mồ côi, những ngƣời tàn tật. Đến thời thuộc Pháp, đối tƣợng đƣợc hƣởng công điền bị thu hẹp lại chỉ có những ngƣời đƣợc ghi trong sổ đinh hoàn toàn đƣợc chia công điền. Ngoài ra, ở một số nơi công điền còn đƣợc chia cho cả lính, mõ, những ngƣời đi phu, đi đồn điền Nam Kỳ. Có những nơi (nhƣ làng Đông Lạc - Ninh Giang - Hải Dƣơng) một ngƣời chết lính đến lúc chƣa hết tang, cũng vẫn đƣợc hƣởng quân cấp quân điền. Cũng có những ngoại lệ nhƣ ở Kiến An vẫn chia công điền cho ngƣời thƣơng tật, cho ngƣời già, trẻ mồ côi và đàn bà góa.

- Thời hạn chia công điền.

Điểm đầu tiên trong thời hạn chia công điền ở Bắc Kỳ ở giai đoạn này đó là sự không thống nhất giữa tất cả các làng.

Nhà Nguyễn ấn định cứ 3 năm chia công điền 1 lần. Thời hạn đó lại tiếp tục đƣợc áp dụng trong thời thuộc Pháp vì rằng nếu để thời hạn hƣởng ruộng kéo dài từ 4-5 năm trở lên thì dễ có khuynh hƣớng "biến công vi tƣ" và các điều lạm dụng có điều kiện xảy ra do đó, thời hạn 3 năm đã trở thành lệ chung cho toàn Bắc Kỳ.

Nhƣng trên thực tế, việc thực hiện luật lệ ấy không hoàn toàn triệt để và đồng nhất giữa các làng. Có những làng chia 5 - 6 năm/lần, có những làng chia 1 năm/lần (52 làng trong tỉnh Bắc Ninh) có những làng chia 10 năm/lần hoặc vĩnh viễn suốt đời, nhƣ ở Phúc Thọ, Bất Bạt (Sơn Tây), Tân Kim - Hân Giang - Cẩm Giàng - Hải Dƣơng hoặc chia công điền không theo thời hạn nhất định nhƣ làng Hàm Nghi - Tứ Kỳ - Hải Dƣơng. Bao gồm những ngƣời chót đi hay lên lão, đồng thời có nhiều ngƣời thành đinh các bộ kỳ mục nghe dƣ luận thấy cần phải chia, lúc đó mới chịu chia lại.

Trong một tỉnh nhƣ Hải Dƣơng thời hạn chia cũng có sự khác biệt giữa các làng. Có một làng chia 4 năm/lần, có làng chia 10/lần, có 3 làng chia hàng năm/lần, có 8 làng chia 5 năm/lần, có 37 làng chia 6 năm/lần, có 71 làng chia 3 năm/lần.

Nhìn vào số liệu trên ta thấy ở Hải Dƣơng thời hạn chia 3 và 6 năm là phổ biến nhất. Việc kéo dài thời hạn chia ruộng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một là thời hạn 3 năm không đủ cho việc thu hoạch tối đa về sản lƣợng cho những ruộng đất xấu. Hai là có nhiều làng có nhiều công điền (nhất là những tỉnh đồng bằng)đủ để chia trong thời gian dài.

Thời gian chia từ 3 - 6 năm hoặc lâu hơn đã tiếp tay cho sự làm ruộng công của bọn hào lý trong làng. Chính quyền thực dân Pháp chỉ có thể gây sức ép đối với cƣờng hào dân làng nhằm giảm sự hà lạm ruộng công chứ không thể thống nhất đƣợc thời hạn chia ruộng công. Bởi cho tới tận 1937, ở

nhiều tỉnh số làng chia công điền năm một lần không chiếm quá tỷ lệ 50% là bao.

- Cách chia công điền.

Trong làng xã Bắc Kỳ thời Pháp thuộc phổ biến 5 cách chia công điền công thổ nhƣ sau:

Cách 1: chia công điền ra nhiều khu, kỳ hào nhận phần béo bở trƣớc.

Còn thừa mới gạt cho từng nhà tùy theo thế lực hoặc ngôi thứ trong hƣơng thôn, những ngƣời mới vào làng mới đóng góp chỉ đƣợc phần xƣơng xẩu. Đó là cách chia ruộng đất bất công, nhƣng phổ biến ở Bắc Kỳ.

Cách 2: ruộng công chia nhiều mảnh ghép thành 2 dãy: 1 dãy mảnh tốt

và 1 dãy mảnh xấu. Mỗi ngƣời đƣợc 1 mảnh tốt và 1 mảnh xấu. Cách chia này ỏ 1 chừng mực nào đó còn công bằng hơn cách 1.

Cách 3: đặt 1 số đinh theo ngôi thứ và già trẻ, ai có chức tƣớc và nhiều

tuổi ở trên, ai bạch đinh hoặc ít tuổi ở dƣới. Ruộng cũng đƣợc chia thành từng mảnh đánh số theo thứ tự: vừa, xấu, tốt... lần này những ngƣời đứng trên đầu sổ bắt đƣợc phần ruộng tốt thì lần sau phải nhận phần ruộng xấu nghĩa là bắt ngƣợc sổ đi. Theo cách chia này thì những ngƣời ở giữa luôn nhận phần ruộng trung bình.

Cách 4: ngƣời nào nhận đƣợc ruộng tốt thì nhận đƣợc ít ruộng, ngƣời

nào nhận ruộng xấu thì nhận đƣợc nhiều ruộng. Cách chia này về lý thuyết là công bằng.

Cách 5: rút thăm, chia ruộng với số đinh thành những khẩu phần. Làng

có 180 đinh và 36 mẫu ruộng, 1 khẩu phần là 2 sào, đặt con số cho mỗi khẩu phần theo số từ 1 đến 180. Rồi làm thẻ biến số các khẩu phần sau đó rút thăm, ai rút phần nào đƣợc phần ấy. Cách chia này chỉ hợp lý khi ruộng công sàn sàn nhau về chất lƣợng. Có những ngƣời liên tục rút phải phần ruộng xấu thì sẽ phản đối và với cách chia này bọn cƣờng hào có thể gian trá khi làm thăm.

Theo các tác giả trên, trong 5 cách chia công điền thì cách chia 1 là bất công nhất, nhung lại phổ biến ở Bắc Kỳ. Bốn cách chia còn lại tuy có đỡ bất công hơn nhƣng cũng chẳng đem lại sự công bằng cho ngƣời nông dân. Ví dụ nếu chia theo cách 2 thì phải có một điều kiện là số ruộng tốt và xấu gần bằng nhau, ngoài ra các vị trí các ruộng tốt, xấu ấy không thuận lợi cho việc ghép các mảnh thành một khẩu phần.

Nếu chia theo cách thứ 3 và thứ 4 khó phân biệt đƣợc đâu là ruộng tốt, xấu, trung bình. Còn nếu chia theo cách thứ 5 thì cũng chẳng bao giờ công bằng khi nó phụ thuộc vào sự may rủi và bọn hào lý rất dễ có cơ hội hà lạm của công. Sau một lần chia công điền, ngƣời dân cày chỉ đƣợc một phần rất ít công điền (nhiều lắm là tới 1 sào Bắc Bộ). Hơn nữa, đƣợc chia công điền là một vấn đề và đƣợc hƣởng hoa lợi của phần ruộng ấy lại là một vấn đề khác. Nhiều nông dân nghèo đi vay nặng lãi không trả đƣợc đến khi nhận ruộng công liền gán nợ - hay cố luôn cho chủ nợ gọi là "cô công điền". Ở ấp Thiện Thành (Tiền Hải - Thái Bình) cứ đến vụ cứ không có tiền ngƣời nông dân phải nộp thuế "cô công điền", mỗi mẫu lấy 400 đồng làm giấy nhận lại phần ruộng kia mà cày cấy đến mùa phải nộp lại cho địa chủ 20 thùng/mẫu, một năm nộp 40 thùng. Dân nghèo mà phải "cô công điền" thì công điền đó cũng nhƣ không.

Nhƣ vậy, việc chia công điền ở Bắc Kỳ là hoàn toàn không công bằng, dù với bất kỳ cách chia nào thì bọn hào lý vẫn đƣợc lợi. Chừng nào việc chia công điền còn nằm trong tay bọn hào lý thì chừng ấy sự bất công, thiệt thòi đối với những ngƣời nông dân vẫn còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp bắc kỳ từ 1919 đến 1945 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)