6. Bố cục của khóa luận
2.7. Đặc điểm, tác động của những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp
2.7.2. Tác động của những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp đố
với kinh tế-xã hội Bắc Kỳ từ 1919 đến 1945
* Về mặt kinh tế
Tác động tích cực:
Với mục đích bóc lột triệt để nông dân, thực dân Pháp đã du nhập (ngoài ý muốn) vào Việt Nam một cơ chế tài chính hiện đại mang tính khoa học và tổ chức cao của Nhà nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Trong thực tế thuế than, thuế ruộng đất và ba mặt hàng độc đã đem lại nguồn thu cơ bản cho ngân sách Đông Dƣơng. Một phần số thuế đó lại đƣợc thực dân Pháp quay lại đầu tƣ cho nông nghiệp nhƣ mở rộng các công trình thủy lợi, mở rộng diện tích canh tác vì thế nó cũng góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.
Địa tô hiện vật đƣợc thay bằng tô tiền. Điều đó hợp với xu thế của lịch sử có tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hang hóa.
Nguồn vốn đầu tƣ, bao gồm vốn của nhà nƣớc và tƣ nhân đã thúc đẩy nông nghiệp khu vực phát triển. Cơ sỏ hạ tầng nhƣ giao thông vận tải, thƣơng
nghiệp, tiền tệ, các công trình thủy nông, các trạm giống…đƣợc xây dựng từ nguồn ngân sách chung Đông Dƣơng và ngân sách hàng xứ đã thúc đẩy sự chuyển biến của kinh tế nông nghiệp khu vực.
Chính sách phát triển kinh tế đồn điền ở miền trung du và khai thác vùng đất ngập mặn ở ven biển đã có tác dụng lớn trong việc chinh phục đất hoang hóa. Sự xuất hiện một số cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao ở các đồn điền đánh thức đuƣợc tiềm năng đồn điền Bắc Kỳ.
Sự phát triển của nông nghiệp đã thúc đẩy sự nhộn nhịp của mạng lƣới thƣơng nghiệp trong nƣớc, nhu cầu về nhiều mặt hàng của nông dân đƣợc đáp ứng. Đặc biệt là tác động của ngoại thƣơng trong việc xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản.
Tác động tiêu cực:
Chính sách tô, thuế nông nghiệp của thực dân Pháp chính là sự kết hợp của hai phƣơng thức bóc lột tƣ bản chủ nghĩa và phong kiến. Chính sự kết hợp giữa hai phƣơng thức bóc lột này đã kìm hãm nền kinh tế nông nghiệp nƣớc ta, làm cho sản xuất của nông dân dần phụ thuộc vào sự kinh doanh của bọn đế quốc Pháp. Qua hình thức bóc lột phong kiến có tác dụng củng cố và mở rộng chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ.
Tô cao, tức nặng, sƣu thuế chồng chất làm cho ngƣời nông dân không đủ nuôi sống mình và không có điều kiện cải tiến công việc đồng áng. Ruộng đất manh mún, công cụ sản xuất lạc hậu. Làm cho năng suất lao động và năng suất cây trồng rất thấp trung bình chỉ 12 tạ/ha.
* Về mặt xã hội
Sự xâm nhập của kinh tế hàng hóa, sự chuyển biến của hình thức địa tô, mức độ tập trung ruộng đất càng lớn, mức độ bóc lột của thực dân phong kiến nặng nề…là những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa xã hội. Giai cấp nông dân bị phân hóa thành ba tầng lớp là cố nông, bần nông và trung nông. Giai cấp địa chủ cũng bị phân hóa.
Nông dân Bắc Kỳ xuất hiện công nhân áo nâu, thợ cày, thợ cấy, thợ gặt, thợ hái cà phê, ngƣời làm trung gian, bốc vác, chở thuê…Thợ thủ công bị phân hóa, một bộ phận bị phá sản do sản phẩm thủ công làm ra không cạnh tranh đƣợc với hàng ngoại nhập.
Nông dân bị bần cùng hóa nhanh hơn bởi vì sự chuyển biến của nông nghiệp không theo kịp đà tăng dân số, phân chia lợi nhuận bất bình đẳng, hình thức bóc lột ngày càng thậm tệ và tinh vi. Ruộng đất và sản lƣợng luá chủ yếu nằm trong tay thực dân, điạ chủ, phú nông. Sự kết hợp giữa phƣơng thức sản xuất phong kiến và TBCN càng làm cho hình thức bóc lột thậm tệ: bóc lột tô, bóc lột nhân công, nhiều loại hình bóc lột tinh vi: công non, lƣơng non, đong gạo chiụ, vay cầm, bán cầm….
Ngoài 2 mối mâu thuẫn chủ yếu là nông dân với điạ chủ, nông dân với đế quốc,thực dân, nông dân Bắc Kỳ còn xuất hiện một mâu thuẫn khác cũng rất gay gắt: nông dân với phú nông.
Chính sách tô, thuế của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc. Đã làm giàu them cho giai cấp địa chủ, quan lại cƣờng hào, làm cho đời sống nông dân đói khổ.
Cùng với chính sách đầu tƣ vốn để thu lợi nhuận thì chính sách cƣớp đoạt công khai về thuế và bóc lột địa tô kết hợp với chính sách duy túng bọn quan lại cƣờng hào địa phƣơng trong quá trình thu thuế của thực dân Pháp là chính sách cơ bản đẩy ngƣời dân Việt Nam đến cảnh khốn cùng.
Trong nông thôn nƣớc ta ngoài thuế ngoại phụ, ngƣời nông dân còn phải nộp nhiều khoản thu khác nhƣ: tiền tổng phụ, tiền tổng sƣ, tiền thuế bất thƣờng…Những khoản thuế ngoại phụ này cùng với sắc thuế chính ngạch đã là một gánh nặng đối với ngƣời nông dân. Song thực tếbonj quan lại cƣờng hào tha hồ lợi dụng thuế và ngoại phụ để lạm bổ nhiều hơn nữa làm cho thuế ngày càng nặng them. Với tất cả trở thành nỗi ám ảnh, đe dọa ngƣời nông dân
trong suất những mùa sƣu thuế. Để có tiền nộp thuế, ngƣời nông dân bị dồn vào con đƣờng địa tô.
Chế độ địa tô thời Pháp thuộc rất nặng nề, thƣờng sau mỗi vụ tá điền phải nộp cho địa chủ từ 50% đến 70% hoa lợi. Nhìn chung, số hoa lợi còn lại nhiều nhất cũng chỉ một gia đình tá điền duy trì tạm thời nhu cầu của họ mà thôi. Khi gặp cảnh khốn quẫn, họ không còn con đƣờng nào khác là đi vay lãi để có ăn, để sản xuất để nộp tô, thuế.
Tóm lại, chế độ tô, thuế nông nghiệp của thực dân Pháp làm cho quần chúng nông dân nƣớc ta lâm vào cảnh “một cổ hai tròng”. Họ bị bọn đế quốc và bọn phong kiến xâu xé. Chính họ là những ngƣời phải chịu mọi sự bóc lột về tô, thuế. Trong hoàn cảnh nhƣ thế, quần chúng nông dân Việt Nam theo nhận xét của nữ ký giả tiến bộ Pháp Ăngđrê Viôlít “Chỉ biết chết hoặc vùng
dậy mà thôi” [40,tr.26].
* Tiểu kết chương 2
Với những ƣu thế về tự nhiên, xã hội, dƣới những tác động của những chính sách nông nghiệp của thuực dân Pháp, nền nông nghiệp Bắc Kỳ bƣớc đầu đã có nhuững chuyển biến quan trọng: Diện tích canh tác đƣợc mở rộng cùng với sự xuất hiện các đồn điền của ngƣời Pháp trên toàn xứ Bắc Kỳ, các vùng thƣơng phẩm, vùng chuyên canh lớn đƣợc hình thành, các sản phẩm nông nghiệp, tiêu biểu là cà phê đã chiếm một vị trí quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu Đông Dƣơng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng có nhiều thay đổi..đặc biệt trong kinh tế đồn điền với việc xuất hiện sự sở hữu lớn về ruộng đất đã làm chuyển biến chế độ tô thuế nông nghiệp Bắc Kỳ.
Nhìn chung những chuyển biến trong nông nghiệp Bắc Kỳ giai đoạn này cũng chỉ mang tính bƣớc đầu, nhƣng đã tạo ra những cơ sở quan trọng cho sự biến đổi của nông nghiệp Bắc Kỳ ở những giai đoạn lịch sử tiếp theo.
KẾT LUẬN
Dƣới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho nông nghiệp Bắc Kỳ chuyển dần từ hình thái phong kiến sang hình thái thuộc địa có nhân tố tƣ bản chủ nghĩa, thể hiện ở những mặt sau:
1. Quan hệ ruộng đất và phương thức canh tác đã có nhiều chuyển biến
So với thời kỳ trƣớc năm 1884, ruộng đất công làng xã ngày càng bị thu hẹp, chỉ còn ở mức trên dƣới 15% tổng diện tích, bình quân đầu ngƣời chƣa đến 2 sào/ngƣời. Xu hƣớng tập trung ruộng đất ngày càng mạnh, loại hình sở hữu lớn xuất hiện. Miền trung du Bắc Kỳ trở thwnhf nơi tập trung các đồn điền của ngƣời Pháp. Đƣợc sự dung dƣỡng của chính quyền thuộc địa, địa chủ phong kiến, địa chủ Nhà Chung không ngừng củng cố địa vị kinh tế bằng việc bao chiếm đất đai lập thành những trại ấp rộng lớn. Giai cấp địa chủ chỉ chiếm 4,5% dân số nhƣng lại sở hữu 50% diện tích đất canh tác. Tuy nhiên, địa chủ ở Bắc Kỳ chủ yếu là địa chủ nhỏ và trung bình, sở hữu ruộng đất dƣới 10 mẫu. Xu hƣớng tập trung ruộng đất mở đƣờng cho việc kinh doanh lớn trong nông nghiệp, làm thay đổi hình thức sở hữu nhỏ, kinh doanh phân tán của nông nghiệp Bắc Kỳ, nhƣng một bộ phận nông dân đã bị tƣớc đoạt tƣ liệu sản xuất.
Phƣơng thức sản xuất phong kiến phát canh thu tô vẫn đƣợc duy trì nhƣng đã chuyển biến dƣới nhiều hình thức khác nhau: cấy rẽ, thuê ruộng, thuê nhân công. Các hình thức địa tô cũng chuển biến theo: từ tô hiện vật, tô lao dịch đến tô tiền. Phƣơng thức sản xuất TBCN bắt đầu đƣợc du nhập, quan hệ chủ- thợ xác lập. Sự kết hợp giữa hai phƣơng thức phong kiến và TBCN đã tận dụng tối đa nguồn nhân công, nhƣng cũng vì thế mà ngƣời làm thuê bị bóc lột thậm tệ hơn.
Nghề trồng cây công nghiệp dã bƣớc đầu phát triển, phƣơng thức trồng trọt kết hợp chăn nuôi trở nên phổ biến, loại hình chăn nuôi lớn xuất hiện. Bắc
Kỳ trở thành nơi chuyên canh lúa, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc lớn. Trƣớc khi vùng đất Tây Nguyên đƣợc khai thác, Bắc Kỳ là nơi trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất Đông Dƣơng. Tiềm năng khu vực đƣợc khai thác triệt để hơn, tình trạng độc canh lúa trong cơ cấu nông nghiệp dần bị phá vỡ.
Kỹ thuật nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến. Thủy lợi và thủy nông nội đông đƣợc mở mang. Phần diện tích ruộng đất đƣợc tƣới nƣớc từ các công trình thủy nông vào loại lớn nhất cả nuớc. Diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả không ngừng mở rộng.
2. Bộ phận kinh tế đồn điền có nhiều chuyển biến mạnh mẽ nhất trong nông nghiệp Bắc Kỳ
Trƣớc thế chiến lần thứ nhất, đồn điền dã xuất hiện, nhƣng chỉ đóng vai trò là “đồn sơn phòng”, mang ý nghĩa bảo vệ an ninh chính trị hơn là kinh tế. Sang thời thuộc địa, đồn điền trở thành một hình thức canh nông của giới điền chủ. Quy mô điền chủ không ngừng đƣợc mở rộng. Từ những cố gắng đơn lẻ của các ca nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, kinh tế đồn điền dần đƣợc tổ chức và phát triển mạnh mẽ. Sau thế chiến I, hệ thống đồn điền hình thành và mở rộng đến các vùng đồng bằng, xuất hiện đồn điền rộng hàng ngìn hecta.
Khai thác đồn điền ngày càng có hiệu quả. Canh tác cây công nghiệp, nhất là cây cà phê đã mang lại những món lợi nhuận lớn cho điền chủ. Các đồn điền ở vùng đồng bằng cũng trở nên trù phú với việc kinh doanh lúa gạo. Các điền chủ cũng giàu lên nhanh chóng với việc kết hợp trồng trọt với chăn nuôi. Xuất khẩu trâu bò cũng đem lại món lợi lớn. Kỹ thuật canh tác trong các đồn điền có nhiều tiến bộ. Máy nông cụ và phân hóa học bắt đầu đƣợc sử dụng.
Cách tổ chức sản xuất đã có những thay đổi đáng kể. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, lao động đƣợc phâ công triệt để, năng lực cá nhân đƣợc tận dụng tối
đa. Bóc lột nhân công trở nên phổ biến. Cách sử dụng nhân công rất đa dạng, bên cạnh công nhân chuyên nghiệp là lực lƣợng lao động mùa vụ đông đảo.
Đồn điền trở thành một bộ phận kinh tế nông nghiệp quan trọng, đánh thức đƣớc tiềm năng tự nhiên của Bắc Kỳ.
3. Nông nghiệp Bắc Kỳ đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa
Trƣớc năm 1919, nông nghiệp khu vực đang ở trạng thái tự cung, tự cấp. Sang thời thuộc địa, Bắc Kỳ trở thành nơi xuất khẩu hàng hóa tƣơng đối lớn của cả nƣớc. Hàng nông sản gồm lƣơng thực (lúa gạo, ngô), các loại hoa màu (đậu, vừng lạc), sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, bông vải, chè, mật mía), hoa quả (cam quýt, bƣởi, dứa), gia súc (trâu bò). Trong đó cà phê, bông vải, trâu bò là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, vào loại lớn nhất cả nuớc. Hàng nông sản phần lớn đƣợc xuất sang Pháp và các nƣớc khác. Ngƣời Pháp độc quyền thƣơng chính, bên cạnh vai trò trung gian của ngƣời Hoa. Cán cân thƣơng mại nghiêng về xuất siêu.
Sự chuyển dịch theo hƣớng hàng hóa của nông nghiệp diễn ra chậm so với các vùng Nam Kỳ và Trung Kỳ. Khi toàn quyền Paul Doumer đua ra chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897), nông nghiệp Bắc Kỳ mới có những chuyển biến đầu tiên. Phải đến thời kỳ sau thế chiến I, nông nghiệp Bắc Kỳ mới có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét.
4. Tuy nhiên nền nông nghiệp Bắc Kỳ thời kỳ 1919 đến 1945 vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:
Về mặt kỹ thuật canh tác, tuy thực dân Pháp có nhập một lƣợng máy móc và phân bón nhất định nhƣngtrên thực tế vẫn không có một sự cải tiến kỹ thuật nào đáng kể trong nông nghiệp. Máy móc và phân bón chỉ đƣợc áp dụng trên các đồn điền còn trên đồng ruộng của ngƣời nông dân thì vẫn là hình ảnh quen thuộc từ xa xƣa “con trâu đi trƣớc cái cày theo sau”. Về phƣơng thức
canh tác, thuực dân Pháp vẫn duy trì lối sản xuất nhỏ, lạc hậu, dựa trên chế độ phát canh thu tô. Với phƣơng thức canh tác đó, nền nông nghiệp Bắc Kỳ vẫn nằm trong tình trạng trì trệ, phụ thuộc vào tự nhiên.
Nền nông nghiệp Bắc Kỳ tuy có tham gia vào quá trình xuất khẩu của Toàn xứ Đông Dƣơng nhƣng những sản phẩm xuất khẩu đó không phải là kết quả của một nền nông nghiệp phát triển, mà chủ yếu khai thác từ các đồn điền và vơ vét các sản phẩm của ngƣời nông dân. Hậu quả là trong khi hàng chục vạn tấn lƣơng thực bị thu mua xuất khẩu ra nƣớc ngoài thì hàng triệu nông dân Bắc Kỳ lại lâm vào cảnh đói kém liên miên. Ví dụ nhƣ vào năm 1945 hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
Chính sách bóc lột tàn tệ của thực dân Pháp với ngƣời nông dân không chỉ kìm hãm sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam mà còn đẩy ngƣời nông dân đến con đƣơng bần cùng hóa, làm gia tăng mâu thuẫn vốn có giữa nông dân với chính quyền thuực dân Pháp và giai cấp địa chủ Viêt Nam.
Điều đó giải thích vì sao trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam trong suốt thế kỷ XX, ngƣời nông dân hăng hái đi theo dƣới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sát cánh cùng giai cấp công nhân làm cách mạng giải phóng dân tộc và tự giải phóng mình khởi mợi ách áp bức bóc lột của đế quốc thực dân và phong kiến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Bình (1959), “Chủ nghĩa đế quốc với vấn đề ruông đất ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử , (1), tr.56 – 70.
2. Phạm Gia Biền (1957), Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội.
3. Đƣờng Hồng Dật (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông
Nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Đầu (1992), Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn
hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh, Hội Sử Học Việt Nam, Hà Nội.
5. Trần Văn Giàu (1961), Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
6. Nguyễn Kiến Giang (1959), Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước cách mạng tháng tám, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
7. Piere Gourou (2003), Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, Nxb Trẻ,
Hà Nội.
8. Bùi Việt Hùng (1999), “Tình hình sở hữu tƣ nhân về ruộng đất ở một số làng xã ở huyện Yên Hƣng (Quảng Ninh) từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (5), tr.32 – 40.
9. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lệ (2002), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10.Qua Ninh, Vân Đình (1959), Vấn đề dân cày, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 11.Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (1994), “Diến biến của chế độ sở hữu