6. Bố cục của khóa luận
2.5. KINH TẾ ĐỒN ĐIỀN
Dƣới thời quân chủ, đồn điền đã xuất hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau ở Bắc Kỳ. Thời Lý- Trần, chế độ điền trang, thái ấp của qúy tộc đƣợc mở rộng. Sang thời Lê, với mục tiêu “dùng hết tiềm lực nhà nông, mở rộng
nguồn tích trữ cho nhà nước”, chính quyền đã chủ trƣơng mở rộng các đồn
điền. Bên cạnh những đồn điền do nhà nƣớc quản lý, một số địa chủ quý tộc cũng đứng ra khai hoang.
Sang thời Nguyễn đã cho thành lập các đồn sơn phòng ở Bắc Kỳ, sử dụng các lực lƣợng binh lính, vừa khai khẩn đất đai vừa đảm bảo vấn đề an ninh trong khu vực.
Sang thời thuộc địa, đồn điền đƣợc chính quyền khuyến khích phát triển. So với Nam Kỳ và Trung Kỳ thì đồn điền của Bắc Kỳ cũng đƣợc thiết lập sớm. Buổi đầu thiết lập đồn điền, do thiếu vốn và kinh nghiệm, các điền chủ chủ yếu trồng luá, nuôi trâu bò. Một số điền chủ của Bắc Kỳ đã mạnh dạn trồng café. “Tất cả đất cao, nghĩa là miền thượng du còn bỏ hóa. Các công
trình khai khẩn của người Âu tại nơi đây vấp phải nhiều trở ngại. Những vùng đất mà hầu như lúa không mọc được, chỉ có thể dung nạp những loại cây như chè, cà phê….nhưng phải nhiều năm mới thu hoạch được”. Các điền
chủ cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân công, “người Mường dân
số ít và không chịu làm cho người Âu. Còn người Việt ở đồng bằng thì không muốn lên vùng thượng du, có lên thì cũng chỉ một thời gian ngắn”. Những
khó khăn đó khiến cho kinh tế đồn điền trong giai đoạn này hiệu quả thấp. Tuy nhiên có một số ít điền chủ thành công bƣớc đầu trong kinh tế đồn điền. Hai ông D.Robert và J.Fiard có một đồn điền rộng 1.000 ha, trong đó 230 ha đƣợc khai khẩn và trồng trọt: 200 ha trồng lúa, 20 ha trồng trảo và 10 ha trồng ngô, 540 ha đƣợc sử dụng trồng cỏ để phục vụ ý chăn nuôi đại quy mô cừu và trâu bò. Ông Victor Chaget có một đồn điền trồng lúa và các cây hoa màu khác. Ông Boraet và Girard có đồn điền khoảng 200 ha trồng lúa và chăn nuôi trâu bò. Cho đến năm 1919, đồn điền của ngƣời Pháp đƣợc mở rộng. Trong các đồn điền đó, lúa vẫn là cây trồng chủ đạo, bởi đầu tƣ ít vốn và cho thu hoạch nhanh, không mạo hiểm. Lực lƣợng điền chủ không phải những nhà
canh nông chuyên nghiệp. Họ làm nhiều nghề khác nhau từ cố đạo đến binh lính giải ngũ cùng một số thƣơng nhân, đó là những cá nhân, trƣớc tình trạng đất đai bị hoang hóa, xin lập đồn điền. Họ thiếu vốn và thiếu cả kinh nghiệm canh nông.
Năm 1919 trở đi, kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ đã có nhiều khởi sắc. Qua hoạt động thăm dò điạ chất của các nhà khai mỏ, nhiều vùng đất màu mỡ xuất hiện. Từ những năm 1929, qua việc khảo sát địa chất ở Bắc Kỳ và đã tìm thấy những vùng đất có thể trồng cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc,
“những bãi cỏ lượn sóng, những khu rừng thưa gợi lên phong cảnh đâu đây của nước Pháp”.
Đơn xin cấp đồn điền của các điền chủ phần lớn đƣợc đáp ứng bởi chính quyền thuộc địa đang khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này. Số đơn ngày một tăng lên, diện tích xin cấp nhuợng ngày càng đƣợc mở rộng cùng với những tranh chấp, sang nhƣợng của giới điền chủ đã nảy sinh một số vấn đề nằm ngoài chức trách của Thống sứ Bắc Kỳ.
Cho đến hết thế chiến thứ nhất, hệ thống đồn điền đã hình thành ổn định ở Bắc Kỳ. So với thời kỳ trƣớc 1910, lực lƣợng điền chủ đã trở nên đông đảo, nhiều thành phần xã hội khác nhau. Các đồn điền Bắc Kỳ tập trung chủ yếu ở vùng Trung du- đó là vùng đất tƣơi tốt, nhất là đất đỏ Bazan màu mỡ, thích hợp trồng cây công nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng là vùng đất hoang hóa, rừng thƣa,có cây bao phủ, kinh tế đồn điền có vai trò nhất định trong việc khai khẩn những vùng đất mới.
Kinh tế đồn điền phát triển mạnh là một nhân tố quan trọng làm chuyển biến nông nghiệp Bắc Kỳ. Hệ thống đồn điền đƣợc thiết lập ở vùng trung du có ý nghĩa nhất định trong việc khai khẩn vùng đất hoang hóa.
Trong thập niên 20 của thế kỷ XX, kinh tế đòn điền phát triển mạnh ở Bắc Kỳ, số đơn xin cấp nhƣợng đất đai lập đồn điền ngày một tăng. Trƣớc
tình hình đó, chính quyền thuộc địa đã ban hành nhiều nghị định để hoàn chỉnh chế độ cấp phát đồn điền. Ngày 19/9/1926, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định bổ sung những bất cập của nghị định ngày 27/12/1913. Theo đó, nhiều điều khoản khuyến khích lập đồn điền đƣợc ban hành: “Xứ thuộc địa
bao giờ cũng nhượng lại theo một giá phải chăng; giúp đỡ thực sự cho các hoạt động kinh doanh, chính quyền góp phần vào việc khai thác bằng phương tiện trang bị kinh tế cho các xứ này”, “các hoạt động khai mỏ và trung bình được khuyến khích và miễn thuế 2% sản phẩm”, “Đồn điền dưới 300 ha có thể được cấp phát không phải trả tiền” [6, tr.132]. Cũng từ nghị định này,
tiểu ban trung ương khai thác thuộc địa đƣợc thành lập. Tiếp đó sắc luật ngày
4/11/1928 đƣợc ban hành, theo đó, Toàn quyền Đông Dƣơng có quyền cấp phát đồn điền có diện tích dƣới 4.000 ha. Sắc luật này cũng quy định: “Những
đơn xin cấp phát đồn điền được đăng trên công báo, một cuộc điều tra hành chính được tiến hành và việc đấu thầu sẽ tổ chức vào một thời hạn tối thiểu 2 tháng nếu như không có khiếu nại”. Điều kiện của việc cấp phát đồn điền
đƣợc quy định trong một bản điều lệ đấu thầu, trong đó bắt buộc điền chủ ngƣời bản xứ “phải nêu ra những biện pháp vệ sinh và phòng bệnh cho ngƣời lao động”. Chế độ cấp phát đồn điền đƣợc bổ sung mở đƣờng cho kinh tế đồn điền phát triển mạnh mẽ, hệ thống đồn điền đƣợc mở rộng khắp các tỉnh Bắc Kỳ.
Ngoài chính sách mở rộng kinh tế đoòn điền, chính quyền cũng có nhiều chính sách khuyến nông khác. Trƣớc nhu cầu vay vốn để phát triển canh nông, chính phủ Pháp đã ra đaọ luật ngày 8/4/1931 cho Đông Dƣơng vay số tiền là 250 triệu phơ răng. Chính quyền còn đứng ra bảo lãnh cho các nông gia, điền chủ vay vốn tối đa là 100 triệu phơ răng. Các điền chủ trồng lúa còn đƣợc chính phủ Pháp hỗ trợ tìm nguồn tiêu thụ lúa gạo. Các điền chủ trồng cà phê cũng đƣợc sự quan tâm của chính phủ Pháp và chính quyền
thuộc địa. Trong những năm đầu của thập niên 30, các đồn điên trồng cà phê gặp khủng hoảng do tình trạng rớt giá của sản phẩm, “Toàn quyền không thờ
ơ với số phận của điền chủ” bằng việc ra đạo luật ngày 31/3/1931 quy định
mức thuế đặc biệt đối với việc xuất khẩu cà phê. Chính quyền thuộc địa đã trích 300.000 $ trong ngân sách giự trữ Đông Dƣơng cho các điền chủ tạm ứng để có điều kiện duy trì các đồn điền cà phê. “Nhờ sự giúp đỡ của chính
quyền nên điền chủ Pháp ở Việt Nam không những không bị phá sản mà vẫn giữ cơ sở kinh doanh và có lợi nhuận”.
Nhìn chung kinh tế biến đổi đặc biệt trong kinh tế đồn điền nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của nƣớc ta. Ngoài một số đồn điền chuyên canh còn có các đồn điền đa canh và kết hợp trồng trọt, do thực dân Pháp đầu tƣ chƣa tới nơi.