Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp bắc kỳ từ 1919 đến 1945 (Trang 40 - 42)

6. Bố cục của khóa luận

2.3. CHUYỂN BIẾN TRONG PHƢƠNG THỨC CANH TÁC

2.3.2. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Sở Canh nông Bắc Kỳ, tiếp tục cho thành lập các cơ sở để mở rộng các trạm thí nghiệm giống.

Sau thế chiến thứ nhất, thị trƣờng thế giới có nhu lớn về len dạ. Các nhà canh nông Pháp đã phát triển chăn nuôi cừu và du nhập giống cừu vào Việt Nam. Trạm giống Yên Định trở thành nơi thuần giữ giống vật này ở Bắc Kỳ. Từ đây cừu đƣợc đƣa đi nuôi ở một số đồn điền ở Bắc Kỳ.

Đáp ứng nhu cầu cây giống cho các đồn điền ở Bắc Kỳ, năm 1927 Sở Canh nông Bắc Kỳ đã lập các trại nghiên cứu giống cây công nghiệp, chủ yếu là cà phê và các loại cây ăn quả. Tại đây, ngƣời ta đã xây dựng những vƣờn ƣơm cà phê. Khác với những nơi khác, hạt cà phê đƣợc gieo trực tiếp xuống hố trồng, ở đây hạt cà phê đƣợc ƣơm cho trong các nhà có mái che. Khi cây mọc mầm phát triển cứng cáp mới đem ra trồng để hạn chế tác hại của gió Lào ngƣời ta đã trồng lấy bóng mát. Nhằm tránh cho đất đai không bị rửa trôi ngƣời ta đã trồng các loại cây lục lạc, cây xấu hổ có tác dụng giữ độ ẩm, độ đạm cho đất.

Sự ra đời và mở rộng hoạt động của các trại giống khác đã có tác dụng thúc đẩy sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ.

- Nông cụ

Ngoài những nông cụ truyền thống, thực dân Pháp nhập thêm nhiều nông cụ mới, chủ yếu đƣợc phổ biến trên các đồn điền của ngƣời Pháp.

Công cụ đào xúc có thêm cuốc bàn, xẻng, cuốc chim, xà beng.

Công cụ tƣới nƣớc có thêm bình tƣới nƣớc có hoa sen thay cho gầu cổ truyền thống.

Công cụ chế biến có thêm các loại công cụ chế biến sản phẩm cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè). Trong các đồn điền cafe của Bắc Kỳ từ 1919 – 1929 "đã có một vài đồn chủ trang bị máy xát chạy bằng vòng quay tay hay

bằng mô tơ, máy xay nhân tạo, máy xát vỏ của Anh hay Mỹ. Đó là những máy móc đơn giản, vận hành chủ yếu bằng sức người", [6, tr.76].

Thực dân Pháp còn đƣa vào các đồn điền của mình 1 số động cơ hơi nƣớc, động cơ nổ, một số máy chế biến nông sản xuất khẩu, máy kéo, máy bừa... một số nông cụ tiên tiến đã đƣợc thực dân Pháp đƣa vào trong sản xuất nhƣng thực tế lại không phổ biến trong hoạt động sản xuất của ngƣời nông dân. Trên đồng ruộng vẫn là hình ảnh "con trâu đi trƣớc cái cày đi sau", sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, vẫn chỉ dựa trên kinh nghiệm là chính. Do đó tất cả các việc làm của thực dân Pháp chỉ nhằm phục vụ cho sự vơ vét, bóc lột thuộc địa của chúng.

- Phân bón

Mãi đến đầu thế kỷ XX, việc sử dụng phốt phát và supe phốt phát mới chỉ đƣợc thực hiện mở 1 số trạm, trại thí nghiệm. Năm 1919, số lƣợng phân hóa học nhập khẩu qua Sở Đoan vào Bắc Kỳ gồm 1000 tấn supe phốt phát, vôi và 2800 tấn supe phốt phát.

Trong thời kỳ này, thực dân Pháp cho lập một số trạm nghiên cứu nông nghiệp nhằm phục vụ cho việc khai thác, bóc lột nông nghiệp của chúng.

Trạm Thanh Ba trồng thử cây sơn, cây lấy dầu, cây làm giấy, chè, sắn. Trạm Tuyên Quang thành lập năm 1914 nghiên cứu ngô, chè, và các giống cà phê.

Các trạm nuôi tằm thí điểm: Phủ Lạng Thƣơng, Việt Trì, Kiến An, Liễu Đề... để cung cấp tằm lai đa sinh kỳ cho ngƣời nuôi.

Nhìn chung, kỹ thuạt canh tác có sự chuyển biến nhƣng chủ yếu là trong các đồn điền ngƣời Pháp; trong bộ phận kinh tế nông nghiệp của ngƣời bản xứ, sự chuyển biến là không đáng kể.

Một phần của tài liệu Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp bắc kỳ từ 1919 đến 1945 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)