CÁ NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM FILLET KIỂM TRA KÝ SINH TRÙNG CÂN LẦN 1 LẠNG DA PHÂN CỠ, LOẠI TẠO HÌNH RỬA LẦN 1 RỬA LẦN 2 CẤP ĐÔNG TỦ TIẾP XÚC TÁCH KHUÔN BẢO QUẢN BAO GÓI MẠ BĂNG CẤP ĐÔNG IQF XẾP KHUÔN CÂN LẦN 2
SVTH: Điền Chiêu Tài 45
• Các yếu tố đầu vào
1.Nguyên liệu chính: Cá tra, cá basa
Từ năm 1998 trở về trước, giống cá tra cá basa được khai thác từ tự nhiên dưới dạng cá bột. Từ năm 1999, thời điểm mà các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa đã tìm được thị trường xuất khẩu cũng như các cơ quan nghiên cứu đã thành công trong việc hoàn thiện quy trình sản xuất con giống cá tra, cá basa và nuôi thâm canh đạt năng suất cao thì nghề nuôi cá tra, basa ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ. 6 tháng cuối năm 2006, diện tích và sản lượng nuôi trồng tăng nhanh; đưa tổng sản lượng nuôi trồng năm 2006 của khu vực lên đến 800 ngàn tấn, (nguồn thông tin: Ủy ban cá nước ngọt – Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam),
theo Website An Giang: Năm 2008 các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh An Giang nuôi 200.000 tấn các tra nguyên liệu “sạch” tăng hơn 90.000 tấn so năm 2007 và chiếm gần 90% sản lượng cá nuôi trong tỉnh, giúp giảm bớt sức ép cạnh tranh về nguồn nguyên liệu giữa các đơn vị chế biến. Chủ tịch Hiệp hội nuôi và chế biến xuất khẩu thủy sản An Giang ( AFA ) cho biết: Sản lượng cá tra nuôi của tỉnh An Giang quí II/2008 lứa đầu thu hoạch khoảng 25.000 tấn, sản lượng cá tra nuôi của tỉnh An Giang tăng từ 25 đến 27%/năm và chiếm 70% sản lượng cá tra nuôi của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Quí I/2008, An Giang đạt sản lượng cá tra nuôi trên 90.000 tấn, tăng 63% so cùng kỳ.
2.Với công suất hiện tại của CTCP Cửu Long- Thái Sơn thì một năm công ty chế biến khoảng 25.000- 75.000 tấn cá thành phẩm. Với sản lượng cá tra, basa hiện nay của ĐBSCL nói chung, của An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp nói riêng thì nguồn nguyên liệu cho họat động sản xuất không là vấn đề của công ty. Tuy nhiên trong những năm gần đây khi nguồn nuớc sông bị ô nhiễm bởi các chất kháng sinh thuộc danh mục cấm (dùng để tăng sức đề kháng, chống bệnh cho cá) như Malachite Green thì việc kiểm tra chất lượng (nồng độ kháng sinh và vi sinh) luôn là vấn đề đối các nhà xuất khẩu thủy sản tại ĐBSCL nói chung và công ty nói riêng. Để hạn chế điều này, công ty nên chủ động tìm kiếm những nhà cung cấp cá sạch nhằm đảm bảo cá nguyên liệu đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh về thức ăn, điều kiện môi trường nuôi thả, hàm lượng các chất vi sinh, kháng sinh. Và công ty nên lập một ban hướng dẫn việc nuôi thả cá, nguồn thức ăn để đảm bảo những việc cung cấp cá sạch của những hộ nuôi.
3.Hình thức nuôi cá hiện tại chủ yếu là nuôi trong ao và nuôi bè, thời gian nuôi khoảng 5-6 tháng. Hình thức nuôi ao hiện đang được đánh giá hiệu quả hơn nhờ vào việc tiết giảm chi phí (thức ăn, bảo trì, chi phí vận hành…) và chất lượng thịt cá tốt hơn so với nuôi bè (cá ao ít mỡ hơn cá bè). Tỷ suất lợi nhuận của ngành nuôi cá tra, cá basa trong những năm gần đây luôn đạt từ 10-40% tùy vào kinh nghiệm, thức ăn, biến động giá thu mua…. Đây là ngành được đánh giá là có tỷ suất lợi nhuận tương đối cao góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế và thay đổi bộ mặt nông thôn của các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp trong những năm gần đây. Công ty dự định sẽ thu mua cá chủ yếu từ các hộ nuôi cá tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ (Thốt nốt). Công ty sẽ trực tiếp thu mua cá từ các hộ nông dân hoặc thông qua những đầu mối có uy tính. Trong công tác thu mua, kiểm mẫu, xét nghiệm mẫu, công ty luôn có cơ chế kiểm tra chéo, đánh dấu mã số mẫu cá….
Nhận xét: Là một công ty mới thành lập, khả năng nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhưng công ty cũng không phải lo lắng nhiều do nguồn nguyên liệu cung cấp khá phong phú. Tuy nhiên, công ty vẫn phải đương đầu với thách
SVTH: Điền Chiêu Tài 46
thức kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu, một trong những điều kiện hàng đầu để đạt được định hướng sản xuất dòng sản phẩm chế biến chất lượng cao và ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến vệc nuôi trồng thủy sản trong năm sắp tới.
4.2.9. Thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh 1.Thị trường tiêu thụ 1.Thị trường tiêu thụ
Từ khi bị Mỹ áp thuế chống phá giá ở mức 53,68% (mức thuế chung của Việt Nam là 63,88%), Các công ty hầu như chuyển sang thị trường Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc, và Trung Đông. Chính vì thế, công ty sẽ nhắm vào thị trường chính đó là EU, và Trung Đông, 2 thị trường được đánh giá có mức giá bình quân cao, tăng trưởng khá nhưng cũng yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa.
2.Đối thủ cạnh tranh
Một số đối thủ cạnh tranh của công ty như sau: Theo báo cáo từ bộ thương mại, doanh số xuất khẩu của các DN xuất khẩu cá tra, ca basa hàng đầu của VN như sau:
Bảng 10: Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa hàng đầu
(Nguồn: Thông tin Bộ thương mại số ra ngày 12/02 đến 26/02/2007)
2005 2006 Xếp hạng Tên Công Ty Sản lượng (tấn) Kim ngạch (triệu USD) Xếp hạng Tên Công Ty Kim ngạch (triệu USD) 1 NAVICO 28.838 58,982 1 NAVICO 159,518 2 AGIFISH CO 13.412 33,731 2 AGIFISH 54,265 3 CATACO 9.021 22,197 3 VĨNH HOÀN 52,373 4 HV CO., LTD 7.252 17,309 4 HÙNG VƯƠNG 47,897 5 THUAN HUNG CO 7.012 17,256 5 BASA 40,825
6 DOCIFISH 6.400 16,956 6 THUẬN HƯNG 23,310
7 SEAPRODEX DA NANG 5.851 14,604 7 VẠN ĐỨC 22,947 8 Q.V.D FOOD CO 5.631 14,422 8 DOCIFISH 20,620 9 VINH HOAN CO., LTD 4.863 12,887 9 CAFATEX 19,118
SVTH: Điền Chiêu Tài 47
Mặc dù, các doanh nghiệp này đứng đầu vào năm 2005 và 2006 nhưng ta cũng có thể xem đây là đối thủ hàng đầu của CTCP Cửu Long – Thái Sơn trong lĩnh vực chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu, vì các Cty Nam Việt, Cty Agifish và Cty Vĩnh Hoàn đều là những công ty có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên nhờ vào việc đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng nhà xưởng, công ty có thể cạnh tranh trong ngành xuất khẩu cá tra, cá basa.
Bảng 11: Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
TOP 10 DN XKTS NĂM 2005 TOP 10 DN XKTS ĐẾN
11/2006 STT TÊN DOANH NGHIỆP GIÁ TRỊ XK TÊN DOANH NGHIỆP GIÁ TRỊ XK 1 Cty Minh Phú 121,471 Navico 160,224
2 Cty CBTS&XNK Cà Mau
86,777 Minh Phú 95,493
3 Cty TNHH Kim Anh 78,463 Cty CBTS&XNK Cà Mau
89,506
4 Navico 59,976 Cty TNHH Kim
Anh
72,040
5 Cty Sao Ta (Fimex) 59,698 Cty Minh Hải 65,067
6 Cty TNH H Amanda 56,007 Cty Phương Nam 62,994
7 Cty Út xi 52,380 Cty Nam Hải
(Vietfoods) 62,764
8 Cty Cafatex 51,715 Cty Út xi 60,090
9 Cty Minh Hải 49,990 Cty Sao Ta
(Fimex) 57,000
10 Cadovimex 48,808 Agifish 55,435
( Nguồn: Tổng cục Hải Quan)
Nhận xét: CTCP Cửu Long Thái Sơn là một công ty mới thành lập nên thị trường tiêu thụ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất là công ty Nam Việt, hiện đang được đánh giá là đơn vị đứng đầu ngành, có tầm ảnh hưởng lớn đối với
SVTH: Điền Chiêu Tài 48
giá thu mua nguyên liệu và giá xuất khẩu. Tuy nhiên, công ty vẫn có điểm thuận lợi, có máy móc thiết bị và quy trình sản xuất hiện đại, tiết kiệm được chi phí sản xuất, công ty hoàn toàn có thể cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm so với các công ty khác trên thị trường.
4.2.10.Tình hình tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý của công ty gồm đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc và phó giám đốc kinh doanh, giám đốc kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính.
Điều hành trực tiếp mọi hoạt động của công ty là TGĐ Nguyễn Minh Hải, người có nhiều kinh nghiệm trong nghề, có khả năng điều hành tốt trong hoạt động chế biến thủy sản. Theo quy định của phát luật, công ty cổ phần có số lượng cổ đông từ 11 người trở lên, phải thành lập ban kiểm soát nội bộ. Công ty cho biết đang thành lập ban kiểm soát nội bộ. Sau đây là sơ đồ tổ chức của công ty: