1. Chính sách quản lý của Nhà nước( chính sách thuế, bảo hộ, trợ giúp ngành…)
Trong những năm gần đây, khi doanh số xuất khẩu Thủy sản tăng đều đặn, Chính phủ có một số chính sách ưu đãi đối với các hộ nuôi trồng thủy sản và các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu như: miễn thuế thu nhập, thuế môn bài đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, miễn thuế xuất, thuế GTGT đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Theo quyết định số 10/2006/QĐ-TTG ngày 11/01/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng năm 2020, mục tiêu cụ thể đến năm 2010 như sau:
c. Sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,8%/năm.
d. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm. e. Tổng sản lượng thủy sản đến 2010 đạt 3,5-4 triệu tấn/năm
f. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 2010 đạt 4 tỷ USD. g. Lao động nghề cá tăng bình quân 3%/năm.
Với mục tiêu trên có thể thấy tốc độ phát triển trong hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới sẽ rất nhanh, hứa hẹn cho nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản vươn lên theo hướng mở rộng thị trường và gia tăng năng lực sản xuất.
2. Phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH
• DN trang bị những công nghệ, MMTB mới nhất.
• Công ty sẽ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, các tiêu chuẩn về vệ snh an toàn thực phẩm HACCP, GMP, SQL và sản phẩm được cấp mã hàng hóa đủ điều kiện được nhập vào các nước như EU, Trung Đông, Nhật,…
• Sản phẩm chất lượng ngày càng cao.
ĐIỂM YẾU
• Có những giới hạn về khả năng thẩm định khách hàng nước ngoài, trong khi phương thức thanh toán chủ yếu là thanh toán trả sau.
• Thông tin về chính sách thị trường, cung cầu, giá cả còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận.
• Nhà nước chưa có chính sách khuyến nông, hướng dẫn, tư vấn nông dân trong việc nuôi trồng cá. Nguồn nước và môi trường tại khu vực nuôi cá đang được cảnh báo là đang bị ô nhiễm trầm trọng.
SVTH: Điền Chiêu Tài 66
CƠ HỘI
• Mở rộng thị phần nhờ vào công nghệ, thiết bị hiện đại.
• Việc gia nhập WTO, sẽ có tác động tích cực về việc thay đổi các chính sách về thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất cá tra, cá basa xuất khẩu tại Việt Nam. Dự kiến, thị trường Nga, Trung Đông sẽ là thị trường tiềm năng của công ty.
• Thu hút nhân sự giỏi từ các đối thủ cạnh tranh để củng cố bộ máy, chuẩn bị cho kế hoạch phát triển và tăng trưởng của công ty.
• Nguồn nguyên liệu dồi dào.
• Được khuyến khích xuất khẩu.
• Nguồn nhân lực dồi dào.
THÁCH THỨC
• Việc quản lý và thu hồi công nợ có thể gặp khó khăn khi số lượng khách hàng và doanh thu tăng nhanh.
• Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng gay gắt, do ngành chế biến thủy sản có tỷ suất sinh lợi cao.
• Các chính sách về thuế quan của các nước nhập khẩu, thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, cũng ảnh hưởng nhiều đến doanh số xuất khẩu.
• Việc khai thác quá mức nguồn nguyên liệu gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường… gây ra suy giảm về số lượng và chất lượng nguyên liệu.
• Các sự kiện tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật về dư lượng kháng sinh trong thủy sản.
• Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển.