quả hoạt động đối với doanh nghiệp
Đối với cơ quan chức năng
Xây dựng bộ chuẩn hóa về chất lượng sản phẩm, trên cơ sở đó đối với xuất khẩu thì nhà nước nên áp dụng giá sàn xuất khẩu, còn đối với trong nước phải có bao tiêu sản phẩm đối với người chăn nuôi, hợp tác chặt chẽ giữa nuôi trồng và chế biến, tránh tình trạng cung vượt cầu.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Chăm sóc tốt điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên. Tuyển dụng, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo các cấp quản lý phù hợp với trình độ và nâng lực của từng người. Cần có mức thù lao thỏa đáng với công việc.
DN chỉ áp dụng phương thức thanh toán T/T đối với các khách hàng cũ, có uy tín và có giới hạn về công nợ cho từng KH. Các khách hàng mới, công ty chỉ chấp nhận phương thức thanh toán L/C.
SVTH: Điền Chiêu Tài 71
Kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình mua nguyên vật liệu đến lúc sản xuất ra thành phẩm và bảo quản.
Công ty luôn cập nhật về tình hình thị trường trực tiếp từ các đối tác nước ngoài, tư vấn các chuyên gia về chính sách thuế quan của các thị trường xuất khẩu.
Công ty đã và đang khuyến khích nông dân xây dựng mô hình nuôi cá sạch. Công ty nên phối hợp với Bộ Thủy Sản chuẩn hóa mô hình này để nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào và để phục vụ một số thị trường cao cấp.
Để chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến và để người nông dân yên tâm trong sản xuất, công ty nên ký những hợp đồng bao tiêu để có thể đảm bảo nguồn nguyên liệu cung ứng. Ngoài ra, công ty cũng nên gia tăng khả năng trữ hàng trong khoảng thời gian mà giá nguyên liệu xuống thấp.
Hàng quý, hàng năm phải có báo cáo tác động môi trường gửi cho phòng tài nguyên môi trường, để từ đó cơ quan chức năng có cái nhìn tổng quát về tác động môi trường của công ty.
Để giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu, công ty có thể sử dụng những hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi tỷ giá…để hạn chế rủi ro.
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định đối với ngân hàng
• Về nâng cao chất lượng thẩm định
Nâng cao chất lượng thẩm định đòi hỏi thông tin phải chính xác về khách hàng vay vốn, thông tin về xu hướng phát triển của các ngành kinh tế. Do đó ngân hàng TMCP Quốc Tế cần xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu chứa đựng những thông tin phong phú liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung- dài hạn nói riêng. Với hệ thống thông tin tổng hợp đó, việc thẩm định của Ngân hàng sẽ có chất lượng hơn.
• Về nội dung thẩm định
Nội dung thẩm định của ngân hàng khá đầy đủ và hợp lý, việc thẩm định phải đứng trên góc độ người cho vay vốn để xem xét, ra quyết định, nhằm tránh xảy ra tình trạng thất thoát lãng phí, dẫn đến những tổn thất cho ngân hàng và xã hội. Thẩm định dự án phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không chỉ diễn ra trước lúc cho vay mà cả trong và sau cho vay, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho nguồn vốn vay. Nội dung thẩm định dự án có liên quan đến nhiều ngành lĩnh vực khác nhau như thị trường, kỹ thuật, tài chính… đòi hỏi người thẩm định phải có sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt, có khả năng phân tích, tổng hợp, đúc rút thực tiễn và thường xuyên trao dồi các kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức về đời sống kinh tế-xã hội. Sau đây, tác giả đưa ra một vài giải pháp khi thẩm định dự án đầu tư:
Thứ nhất, đối với thẩm định sự cần thiết đầu tư và hồ sơ pháp lý, ngân hàng cần quan tâm xem khách hàng có thành lập theo đúng pháp luật Việt Nam, dự án xây dựng theo chính sách phát triển của tỉnh hay quốc gia, để từ đó có những chính sách hổ trợ về vốn và lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, hồ sơ vay vốn của khách hàng có đầy đủ, hợp lệ, hợp lý theo quy định, nếu cần, sẽ yêu cầu khách hàng làm lại luận chứng kinh tế cho phù hợp.
Thứ hai, về nghiên cứu thị trường, cán bộ tín dụng cần phải phân tích sâu về thị trường, làm rõ tình hình cung, cầu, đối thủ cạnh tranh, cách thức bán hàng. Đối với các DN xuất khẩu, cần phải nghiên cứu rõ thị trường mục tiêu, phương thức giao hàng và cách thức bán hàng, chiêu thị chớ nên đánh giá chung chung theo cảm tính. Hiện nay,
SVTH: Điền Chiêu Tài 72
nhiều phương pháp dự đoán cung -cầu sản phẩm đã được áp dụng trong thực tế như phương pháp hệ số co giãn, phương pháp định mức… ngân hàng có thể áp dụng để thuận tiện cho việc nghiên cứu thị trường.
Thứ ba, về thẩm định phương diện kỹ thuật, cán bộ tín dụng cần quan tâm nhiều hơn nữa về vấn đề này. Tuy nhiên, việc thẩm định về vấn đề kỹ thuật đang gặp nhiều trở ngại không chỉ ở Vib Bank mà còn ở các ngân hàng khác, do các CBTD không chuyên về lĩnh vực này. Để công tác thẩm định được tốt hơn, ngân hàng nên thuê các chuyên gia có chuyên môn thẩm định, như vậy sẽ đảm bảo rủi ro khi cho vay.
Thứ tư, thẩm định tài chính, theo kinh nghiệm của một số cán bộ tín dụng tại ngân hàng Vib Bank thì tổng vốn đầu tư trình lên ngân hàng thường thấp hơn thực tế, cho nên khi thẩm định, cán bộ tín dụng cần quy định và làm rõ các khoản mục về nguồn vốn đầu tư, vốn cố định, vốn lưu động, vốn tự có. Đặc biệt, trong trường hợp đồng tài trợ, vấn đề phải hết sức quan tâm tránh gây tổn thất cho các bên tham gia. Ngoài ra, các loại chi phí hoạt động, khấu hao và các loại chi phí khác có ảnh hưởng đến dự án, khi phân tích phải tham khảo, đối chiếu với giá thị trường, các quy định, ban hành của bộ tài chính và chính phủ. Ngân hàng, cần phải đặc biệt quan tâm đến các chỉ số này, vì nó ảnh hưởng rất lơn đến NPV, IRR, khả năng trả nợ của dự án.
Thứ năm, về phương thức trả nợ, cách thức xác định thời gian trả nợ và phương thức trả nợ phải căn cứ trên năng lực sản xuất của dự án, dòng đời của dự án, đặc biệt phải căn cứ vào dòng tiền của dự án và nên áp dụng cách thức trả lãi và vốn gốc tăng dần, vì nó sẽ phù hợp với quá trình hoạt động của dự án.
• Về trình độ chuyên môn
Cán bộ tín dụng phải có đầy đủ trình độ và hiểu biết về hoạt động của ngân hàng, về thị trường, các chính sách của nhà nước và địa phương… Đặc biệt, phải có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng, tài chính doanh nghiệp và có kiến thức rộng về các ngành, lĩnh vực mà cán bộ tín dụng chịu tránh nhiệm thẩm định. Ngoài ra, ngân hàng phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và những kiến thức bổ trợ của các ngành để giúp cho nhân viên nắm bắt những kiến thức mới và tình hình thị trường hiện nay.
Khi phân công việc cho cán bộ thẩm định cũng phải gắn quyền hạn và trách nhiệm trực tiếp của cán bộ đối với kết quả, chất lượng thẩm định. Ngân hàng phải có biện pháp kiểm tra thường xuyên tránh những sai sót và ngăn ngừa những hành vi cố tình làm sai, tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
Cán bộ tín dụng phải có đạo đức trung thực, có tinh thần trách nhiệm, có tính kỷ luật cao, có lòng nhiệt tình trong công việc, có ý thức tự rèn luyện bản thân. Không vì lợi nhuận trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích chung.
Đối với những dự án có vốn đầu tư lớn, phức tạp chi nhánh nên tổ chức cho nhiều cán bộ cùng thẩm định, kết hợp thuê chuyên gia thẩm định để đánh giá chính xác các số liệu tài chính mà DN đưa ra, từ đó có quyết định đúng đắn cho việc tài trợ.
Phải có chính sách ưu đãi, khen thưởng thoả đáng đối với cán bộ giỏi, có trách nhiệm, hiệu quả công việc cao và kỷ luật hành vi tiêu cực.
Nên phân công cán bộ tín dụng giỏi, có kinh nghiệm kèm cặp hướng dẫn những cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm từ đó nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên.
SVTH: Điền Chiêu Tài 73
Cần tiến hành tuyển chọn và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng thẩm định theo đúng nghị định 08 của NHNN.
• Về tổ chức điều hành
Ngân hàng TMCP Quốc Tế mới thành lập được 2 năm, số lượng cán bộ công nhân viên càng ít. Đặc biệt, số lượng cán bộ tín dụng phòng doanh nghiệp chỉ có 4 người, việc phân công trách nhiệm từng người còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa phát huy hết năng lực sở trường của từng cán bộ nhân tín dụng. Chính vì điều này, đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thẩm định, để khắc phục điều này, ngân hàng cần tuyển thêm nhân viên vào vị trí này.
Trong việc phân công công việc, cần phải căn cứ vào khả năng, năng lực của mỗi cán bộ để phát huy trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của mỗi cán bộ trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra, khi thẩm định các dự án đầu tư lớn, cần phải có sự phối hợp của nhiều cán bộ, nếu cần thì thêm chuyên gia tư vấn liên quan đến ngành, lĩnh vực mà ngân hàng đang thẩm định.
Tổ chức các biểu hội thảo, trao đổi kinh nghiệm đối với các ngân hàng khác để cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn. Quá trình này phải diễn ra thường xuyên, có hệ thống.