Số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – chi nhánh thăng long (Trang 53)

2.3.1 .Số liệusơ cấp

2.3.2. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn bao gồm:Giáo trình các trường đại học, tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng, tài liệu hội thảo, tài liệu tổng kết năm của các ngân hàng thương mại Việt Nam, thống kê và báo cáo của Ngân hàng nhà nước, báo cáo tài chính và tổng kết năm của Sacombank, báo cáo tổng kết các năm của chi nhánh Thăng Long, bao gồm:

- Các số liệu về tình hình kinh tế Việt Nam, tổng kết và dự báo trên báo cáo năm trên Cổng thông tin Chính phủ (chinhphu.vn).

- Các số liệu về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được tổng hợp dựa trên website của các ngân hàng, ngân hàng Nhà nước Việt Namwww.sbv.gov.vn và các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí ngân hàng, tạp chí tài chính…

- Các thông tin về tình hình phát triển của thanh toán quốc tế trong và ngoài nước trên các website của tổ chức tư vấn tài chính quốc tế như www.mckinsey.com, tổ chức thanh toán quốc tế www.swift.com

- Các số liệu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Sacombank – chi nhánh Thăng Long được lấy chủ yếu từ Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ hàng quý, hàng năm của chi nhánh Thăng Long và các báo cáo của Sacombank. Ngoài ra, tác giả thống kê thông tin và số liệu cần thiết dựa trên website của ngân hàng và các bài viết về ngân hàng.

- Ngoài ra, các thông tin về sự phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong ngành ngân hàng, thông tin về sự phát triển của hoạt động ngoại thương và các điều kiện thương mại quốc tế cũng được lấy từ các tạp chí chuyên ngành. Thông tin về sự phát triển của các ngân hàng khác, của các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động cũng được sưu tầm dựa trên website của các ngân hàng.

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu được, tác giả sử dụng các phương pháp xử lý số liệu bao gồm:

- Phương pháp thống kê kinh tế: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được tác giả tiến hành thống kê, phân loại và đánh giá lại toàn bộ các dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động TTQT tại Sacombank – chi nhánh Thăng Long, loại bỏ dữ liệu không cần thiết và thiếu chính xác.

- Phương pháp so sánh: Sau khi tổng hợp các số liệu, ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo từng phương thức TTQT, giữa chi nhánh với đối thủ cạnh tranh, giữa chi nhánh với toàn ngân hàng) để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu được đúng đắn.Từ đó, việc phân tích dữ liệu đảm bảo khoa học, khách quan, kết quả phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu. Kết quả so sánh cho phép đánh giá đúng đắn sự tăng trưởng hay suy giảm của các

chỉ tiêu liên quan đến chất lượng TTQT. Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá mặt được, mặt chưa được của hoạt động TTQT tại Sacombank – chi nhánh Thăng Long

- Phương pháp dự báo thống kê:. Dựa vào kết quả trong giai đoạn vừa qua và xu hướng phát triển của thương mại quốc tế, dự báo được yêu cầu tăng trưởng ngày càng cao của thanh toán quốc tế và đòi hỏi nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế. Thông qua thống kê bình quân ta sẽ đánh giá được tình hình chung, sự biến động về chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Sacombank nói chung, chi nhánh Thăng Long nói riêng.

- Phương pháp diễn dịch và quy nạp... để xử lý các dữ liệu: Ở đây, từ dữ liệu sưu tầm và kết quả so sánh tác giả tiến hànhquy nạp, dẫn đến kết luận về tình hình chất lượng TTQT tại chi nhánh. Từ yêu cầu nâng cao chất lượng TTQT tác giả sử dụng diễn dịch để đưa ra giải pháp và đề xuất.

- Phương pháp đồ thị, mô hình hóa: Từ thông tin có được, tác giả đã đồ thị và mô hình hoá các chỉ tiêu chất lượng TTQT, giúp vẫn đề dễ dàng được tiếp cận và nhìn thấy dưới nhiều góc độ.

Trong chương 2, tác giả đã trình bày rõ các phương pháp nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết song hành các bước nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu và các phương pháp xử lý dữ liệu được sử dụng trong luận văn. Việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu hợp lý sẽ giúp luận văn đạt được mục tiêu nghiên cứu cần thiết. Nguồn dữ liệu phong phú cung cấp số liệu chính xác kết hợp với các phương pháp xử lý số liệu hợp lý sẽ giúp luận văn phản ánh thực tế, có góc nhìn đa chiều, có hàm lượng khoa học cao và có giá trị trong nghiên cứu ứng dụng. Như vậy, với cơ sở lý thuyết ở chương 1 và phương pháp nghiên cứu ở chương 2, tác giả sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nội dung chất lượng của hoạt động TTQT, tính toán và đánh giá các tiêu chí cũng như chỉ ra những điểm đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong chương 3.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN

– CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – chi nhánh Thăng Long

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thăng Long Thương tín – Chi nhánh Thăng Long

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín được thành lập ngày 21/12/1991 tại thành phố Hồ Chí Minh với số vốn 3 tỷ đồng. Sau 28 năm phát triển, Sacombank hiện nay luôn nằm trong top 10 ngân hàng Việt Nam uy tín, top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (năm 2018) với tổng tài sản khoảng 407 nghìn tỷ đồng, thu nhập 10.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 2.200 tỷ đồng và hơn 18.600 cán bộ nhân viên.

Trong quá trình phát triển ngân hàng, đáp ứng nhu cầu mở rộng tại khắp các địa bàn trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, chi nhánh Thăng Long được thành lập vào ngày 08/08/2007 tại địa điểm: 60A Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội với khoảng hơn 40 cán bộ. Được thành lập trong giai đoạn ngành Ngân hàng hứng chịu nhiều sóng gió nhất, nhưng với đường lối chỉ đạo vững vàng của Ban lãnh đạo Ngân hàng và quyết tâm lớn của tập thể cán bộ nhân viên, đến nay Thăng Long đã có một nền móng vững chắc với định hướng phát triển bền vững:

- Năm 2008: Thành lập 2 phòng giao dịch đầu tiên của chi nhánh bao gồm: PGD Đội Cấn và PGD Trần Duy Hưng. Tổng số cán bộ là 58 người.

- Năm 2010: Thành lập tiếp 2 phòng giao dịch là PGD Hoàng Cầu và PGD Đốc Ngữ. Tổng số cán bộ lúc này là 83 người.

- Năm 2017: Đổi quyền quản lý phòng giao dịch Hoàng Đạo Thuý từ chi nhánh Từ Liêm về chi nhánh Thăng Long. Chi nhánh có thêm phòng giao

dịch thứ năm với kỳ vọng tăng trưởng phát triển khu Trung Hoà Nhân Chính với mật độ dân cư cao. Tổng số cán bộ tại chi nhánh và 5 phòng giao dịch là 136 người.

Trải qua 12 năm phát triển, đến nay chi nhánh đã phát triển ổn định với 1 chi nhánh và 5 phòng Giao dịch. Hết tháng 12/2018, tổng doanh số cho vay và huy động của Chi Nhánh Thăng Long đạt trên 7.000 tỷ đồng.

Chi nhánh đã ngày một nâng cao được năng lực cạnh tranh, duy trì và từng bước tăng trưởng thị phần trên các mảng nghiệp vụ kinh doanh:

Thứ nhất, với hoạt động huy động vốn: Với sự chu đáo tận tình của từng cán bộ kinh doanh cũng như nghiệp vụ, chi nhánh đã giữ vững được mối quan hệ với các khách hàng tiền gửi, mở rộng mạng lưới quan hệ đến từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình trên địa bàn hoạt động. Nhờ vậy, khách hàng luôn tin tưởng, thường xuyên gửi tiền và giới thiệu thêm khách hàng mới, mang lại nguồn vốn dồi dào cho chi nhánh.

Thứ hai, đối với hoạt động tín dụng: Đối với doanh nghiệp, chi nhánh tăng cường cho vay đầu tư dự án trung và dài hạn. Đối với khách hàng cá nhân, chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay mua nhà, mua ô tô, cho vay tiêu dùng… Chi nhánh đã đồng hành cùng các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn, góp phần giữ vững phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, với các dịch vụ tiện ích cho khách hàng: Ngân hàng luôn cập nhật Công nghệ ngân hàng tiên tiến và bảo mật, ứng dụng dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao như Nộp thuế điện tử, Bao thanh toán nội địa, Thanh toán quốc tế SWIFT, sử dụng thẻ tín dụng của các tổ chức Visa, Master, thẻ rút tiền ATM, quản lý tài khoản online qua Mobile banking, Internet Banking… Khách hàng được tư vấn và hướng dẫn sử dụng tận tình, lựa chọn dịch vụ phù hợp với tình hình doanh nghiệp.

Chi nhánh cũng triển khai đồng bộ hoạt động truyền thông ở các mảng nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ, các tiện ích sản phẩm, các chương trình ưu

đãi cho vay, tổ chức hội thảo khách hàng để tri ân và quảng bá sản phẩm đến các đối tượng khách hàng phù hợp...

Lãnh đạo chi nhánh luôn chú trọng tới nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ , đào tạo những cán bộ kinh doanh trụ cột có trình độ “tác chiến” cao; công tác chăm lo đời sống vâ ̣t chất và các chính sách tiền lương , bảo hiểm đối với người lao đô ̣ng được thực hiê ̣n tốt , đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và quy chế dân chủ trong doanh nghiệp.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long

Nhân sự chi nhánh được phân làm 3 cấp, có mối quan hệ chặt chẽ bao gồm: - Ban giám đốc: bao gồm một giám đốc chi nhánh và hai phó giám đốc quản lý trực tiếp năm phòng giao dịch và các phòng nghiệp vụ, chịu trách nhiệm quản lý điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng kế hoạch phát

Ban giám đốc Phòng giao dịch PGD Hoàng Cầu PGD Đội Cấn PGD Trần Duy Hưng PGD Đốc Ngữ PGD Hoàng Đạo Thúy Phòng nghiệp vụ Phòng kinh doanh

Chuyên viên quan hệ khách hàng Thanh toán quốc

tế

Kinh doanh ngoại tệ Phòng giao dịch Phòng QLRR Phòng Kế toán ngân quỹ Hành chính Ngân quỹ Kế toán

triển, thực hiện các chỉ tiêu được giao, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo ngân hàng về kết quả kinh doanh.

- Trưởng/phó các phòng nghiệp vụ và trưởng các phòng giao dịch: chịu trách nhiệm quản lý phòng ban mình phụ trách, đảm bảo thực hiện đúng theo các chỉ tiêu kế hoạch và chức năng nhiệm vụ được giao.

- Các nhân viên phòng ban nghiệp vụ và nhân viên phòng giao dịch: chịu trách nhiệm về công việc nghiệp vụ, hoàn thành chỉ tiêu cá nhân.

Với mô hình như trên, nhân sự của chi nhánh hiện nay đã lên đến 145 người, với mức tăng trưởng nhân sự bình quân mỗi năm ở mức 3%-5%. Nhân sự tại chi nhánh đa phần có chất lượng cao, trình độ trên đại học chiếm 20%, còn lại là trình độ đại học. Thời gian gắn bó với chi nhánh trung bình của các nhân viên trên 3 năm chiếm 70%. 95% nhân sự nằm trong độ tuổi từ 22 tuổi – 40 tuổi cho thấy đội ngũ nhân sự trẻ, nhiệt huyết.

Sau hơn 11 năm phát triển, chi nhánh Thăng Long đã phát triển gấp hơn 3 lần về mặt nhân sự, mở rộng quy mô hoạt động cùng với nhịp tăng trưởng của địa bàn hoạt động.

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – chi nhánh Thăng Long

Trong những năm gần đây, chi nhánh luôn phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh. Tỷ lệ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao đạt ở mức 90% trở lên, một số chỉ tiêu có mức tăng trưởng cao qua các năm như huy động vốn của khách hàng cá nhân, tăng trưởng dư nợ tín dụng, tăng trưởng phí bảo hiểm…

Về mặt huy động vốn – được coi là nhiệm vụ trọng tâm của chi nhánh - có sự vào cuộc của tất cả mọi người, đặc biệt cả các cấp quản lý trung gian. Ban giám đốc chủ trương phát triển huy động phân tán (thay vì phụ thuộc nguồn vốn của một vài khách hàng lớn), đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến

huy động, đặc biệt là vốn huy động mới để có biện pháp khuyến khích hoặc nhắc nhở nhân viên. Việc huy động vốn được giao chỉ tiêu theo quý – tháng – tuần đến từng nhân viên, lập kế hoạch huy động chủ động thay vì ngồi chờ khách hàng. Chi nhánh cũng nâng cao công tác chăm sóc khách hàng và tổ chức các chương trình phát triển huy động khách hàng mới như thành lập “tổ công tác đặc biệt” để tìm những khách hàng mới… Những hoạt động tích cực đã giúp chi nhánh xếp hạng 6/12 chi nhánh của ngân hàng tại Hà Nội về mặt huy động vốn, với số vốn huy động cuối năm 2018 lên đến 3.589 tỷ đồng, trong đó huy động cá nhân lên đến 2.987 tỷ đồng.

Về mặt cho vay, chi nhánh tập trung phát triển “Khách hàng doanh nghiệp nhỏ” làm trọng tâm – nhất là các DN có thanh toán quốc tế, Bảo lãnh, tiền gửi thanh toán. Chi nhánh cũng tìm kiếm một số khách hàng doanh nghiệp lớn để đáp ứng quy mô, tiếp tục duy trì mảng bán lẻ như cho vay oto, bất động sản, kinh doanh… Ngoài ra, chi nhánh cũng hạn chế tối đa phát sinh nợ quá hạn thông qua các biện pháp sớm như thẩm định và tái thẩm định, theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ… Kết quả hoạt động cho vay tăng trưởng tốt trong 3 năm trở lại đây, năm 2018 đạt 3.106 tỷ, trong đó khách hàng lớn chiếm 65%, với lợi nhuận biên đạt 1,35%. Kết quả giúp chi nhánh đứng vị trí số 2/12 chi nhánh tại Hà Nội.

Bảng 3.1. Thực trạng kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2016 - 2018 Năm 2016 2017 2018 Giá trị (tỷ đồng) Giá trị (tỷ đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tăng trưởng (%) 1. Huy động vốn 3.228 3.152 -2,35% 3.589 13,86% Cá nhân 2.552 2.594 1,65% 2.987 15,15% Doanh nghiệp 676 558 -17,45% 600 7,5% 2. Cho vay 1.572 2.552 62,34% 3.106 21,71% Nợ quá hạn 132 157,6 19,39% 175,3 11,23% Tỉ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 8,3% 6,2% -25,30% 5,6% - 32,53% 3. Thu dịch vụ 20 25 20,31% 23 -5,3% 4. Thẻ tín dụng Số lượng thẻ Thu dịch vụ Thu lãi 876 7,065 3,703 720 11,087 4,050 -17,81% 56,93% 9,3% 852 11.703 4,510 18,33% 5,6% 11,36% 5. LNTT 59,184 40,366 -31,79% 57,254 41,83%

Nguồn: Báo cáo năm 2016, 2017, 2018 của chi nhánh Thăng Long

Với các hoạt động dịch vụ và kinh doanh khác, chi nhánh chỉ đạo quyết liệt trong công tác bán chéo, bán kèm như khách hàng tín dụng đi kèm tiền gửi thanh toán, phát hành các loại thẻ cho nhân viên, bảo hiểm nhân thọ kèm tiền gửi tiết kiệm. Hàng tháng, các phòng giao dịch tổ chức chương trình hành động tiếp cận khách hàng như tiếp cận lại địa bàn, doanh nghiệp thanh toán quốc tế, bảo lãnh, phát triển thẻ, gửi tiền du học… Số lượng thẻ do chi nhánh phát hành không chỉ tăng trưởng đáng kể với số lượng đáng kể mà còn mang lại nhiều phí thu từ sử dụng (phí giao dịch rút tiền, thanh toán POS, thanh toán trực tuyến…), với mức thu lãi từ dịch vụ thẻ lên đến hơn 4 tỷ đồng.

Xét kết quả kinh doanh chung, trung bình 3 năm gần đây, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh khoảng 50 tỷ đồng. Năm 2017 có giá trị lợi nhuận trước thuế kém nhất trong khi mức tăng trưởng cho vay cao, thu từ dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – chi nhánh thăng long (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)