2.3.1 .Số liệusơ cấp
4.3. Kiến nghị
4.3.3. Đối với khách hàng
Với sự phát triển của công nghệ và thị trường, các chiêu lừa đảo thương mại quốc tế ngày càng tinh vi và phức tạp, nhất là khi các doanh nghiệp giao thương qua mạng. Do đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi giao dịch. Với những thanh toán với đối tác mới hay lần đầu tiên giao dịch cần thêm một bước xác thực: những thông tin tài chính, thông tin cá nhân và doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhiều quốc gia có tình hình chính trị kinh tế bất ổn, nên giá trị đồng tiền quốc gia đó có thể bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp cũng nên lựa chọnbiện pháp phòng ngừa rủi ro trong mỗi giao dịch thương mại. Doanh nghiệp nên mua bảo hiểm tỷ giá trong trường hợp tình hình tỷ giá biến động phức tạp và khó dự báo.
Các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương thức thanh toán: Phương thức nên sử dụng và phù hợp như trả chậm, chuyển tiền hay nhờ thu. Phương thức nào còn tuỳ thuộc vào tính chất giao dịch, đối tượng khách hàng, giá trị đơn hàng…
Từ phân tích đánh giá thực trạng và sau khi chỉ ra những mặt còn hạn chế, trong chương 4, luận văn mạnh dạn đề xuất các giải pháp đối với chi nhánh Thăng Long nói riêng và ngân hàng Sacombank nói chung để giải quyết những khó khăn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT. Các giải pháp này sẽ từng bước giúp chi nhánh gỡ bỏ các khó khăn trong hoạt động TTQT mà hiện nay chi nhánh gặp phải, qua đó vừa tăng doanh thu từ TTQT,
tăng được nguồn thu, lợi nhuận vừatăng được các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động TTQT tại chi nhánh. Đồng thời, để bổ trợ cho các giải pháp trong phạm vi chi nhánh, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với ngân hàng Sacombank và ngân hàng nhà nước, nhằm tạo môi trường lành mạnh và cho hoạt động TTQT của chi nhánh Thăng Long. Tổng thể các giải pháp này sẽ giúp chi nhánh nâng cao được mức độ hài lòng của khách hàng, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động TTQT nói riêng và chất lượng các hoạt động dịch vụ ngân hàng nói chung.
KẾT LUẬN
Cùng với xu hướng phát triển kinh tế thế giới, hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, giao thương giữa các quốc gia gia tăng, xuất nhập khẩu ngày càng tăng trưởng, số lượng người di cư giữa các quốc gia càng đông, đây chính là cơ hội cho tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế. Các ngân hàng cũng không ngừng nâng cao chất lượng, cải thiện sản phẩm dịch vụ và cạnh tranh với nhau về các mảng kinh doanh nói chung, TTQT nói riêng. Hoạt động TTQT là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động này luôn là vấn đề ưu tiên của các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại quốc tế như vũ bão hiện nay.
Kết thúc giai đoạn tái cơ cấu, Sacombank quay lại trở lại đường đua cạnh tranh cùng các ngân hàng khác. Đứng trước một thời kỳ tăng trưởng mới của ngân hàng Sacombank, chi nhánh Thăng Long đang có những thuận lợi nhất định cũng như gặp phải khó khăn trong nghiệp vụ TTQT. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng tại chi nhánh Sacombank Thăng Long giai đoạn 2016-2018, luận văn đã giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lý luận về chất lượng TTQT, các chỉ tiêu xác định, nhân tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các ngân hàng đã đạt được thành tựu nhất định trong hoạt động TTQT.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng chất lượng TTQT tại chi nhánh Thăng Long, qua đó đánh giá những điểm đạt được, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân.
Thứ ba, từ nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn tại chi nhánh TTQT, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng TTQT tại chi nhánh Sacombank Thăng Long.
Đề tài có phạm vi rộng, liên quan đến tình hình kinh doanh của một chi nhánh ngân hàng có số lượng nhân viên và giá trị giao dịch lớn. Do đó, để
giải quyết vấn đề không những đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, hiểu biết rộng, sự nhạy cảm và kinh nghiệm trong công tác TTQT. Do đó, bài viết không tránh khỏi thiếu sót, tác giả cần phải nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn nhiều hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện đề tài, tiếp thu những ý kiến đóng góp, chia sẻ, khắc phục những thiếu sót và hạn chế của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên chi nhánh Sacombank Thăng Long đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt
1. Võ Thị Thuý Anh, 2014. Thanh toán quốc tế. Hà Nội: NXB Tài chính 2. Nguyễn Thị Hồng Duyên, 2015. Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Hải Dương. Luận văn thạc sĩ. ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội
3. Nguyễn Trung Kiên, 2017. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín. Luận văn thạc sĩ. ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội
4. Lê Thị Phương Liên, 2008. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ. ĐH Kinh tế quốc dân
5. Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Minh Kiều, 2014. Thanh toán quốc tế.
Hồ Chí Minh: NXB Thống kê
6. Trần Hoàng Ngân, 2013. Giáo trình Thanh toán quốc tế. Trường ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
7. Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - chi nhánh Thăng Long, 2017.
Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh Thăng Long. Hà Nội, tháng 1 năm 2018 8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín - chi nhánh Thăng Long, 2018.
Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh Thăng Long. Hà Nội, tháng 1 năm 2019 9. Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – chi nhánh Thăng Long, 2016 – 2018. Báo cáo chất lượng sản phẩm, dịch vụ hàng năm. Hà Nội, tháng 3 năm 2016 – 2018
10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín, 2016 – 2018. Báo cáo hoạt động TTQT. Hà Nội, 2016 – 2018
11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – chi nhánh Thăng Long, 2016.
Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh Thăng Long. Hà Nội, tháng 1 năm 2017 12. Phòng Thương mại quốc tế, 2006. Các quy tắc và thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600). Pháp, tháng 7 năm 2007
13. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013. Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Hà Nội: NXB Thống Kê
14. Nguyễn Văn Tiến, 2007. Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch Kinh doanh ngoại hối. Hà Nội: NXB Thống kê
15. Nguyễn Văn Tiến, 2007. Giáo trình Thanh toán quốc tế cập nhật UCP 600. Hà Nội: NXB Thống Kê
16. Đinh Xuân Trình, 2012. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương Tài trợ thương mại quốc tế. Hà Nội: NXB Thống kê
II. Tiếng anh
17. Joseph M.Juran and Frank M.Gryna, 1988. Juran’s Quality Control book. 4th edition. US: McGraw-Hill Education.
III. Các website
18. www.swift_bcg_paper-internationalpayments.pdf
19. https://www.sciencedirect.com/book/9780123978738/handbook-of- key-global-financial-markets-institutions-and-infrastructure#book-description
PHIẾU CÂU HỎI KHẢO SÁT
Phiếu số: …
Kính chào Quý khách hàng!
Tôi tên là Nguyễn Tuấn Việt, học viên của trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện nay tôi đang nghiên cứu đề tài “Chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – chi nhánh Thăng Long”.
Kính mong quý vị có thể bớt chút thời gian giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Thông tin này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng.
---o0o---
Xin Quý khách hãy cho biết ý kiến của mình đối với các phát biểu dưới đây thông qua bảng đánh giá mức độ từ 1 đến 5.
1 2 3 4 5
Không hài lòng
Bình thường Hài Lòng Khá hài lòng Rất hài lòng
Câu 1: Xin quý khách cho biết ý kiến về sản phẩm dịch vụ TTQT của Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín? STT Nội dung 1 2 3 4 5 1 Các sản phẩm dịch vụ có mức phí cạnh tranh không? 2 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp chính xác như đã cam kết? 3 Sản phẩm dịch vụ có phù hợp với nhu cầu của quý khách?
4 Quá trình giao dịch chính xác và bảo mật thông tin?
Câu 2: Xin quý khách đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên TTQT?
STT Nội dung 1 2 3 4 5
1 Nhân viên nhiệt tình hướng dẫn khách hàng cụ thể
2 Nhân viên cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ
3 Nhân viên sẵn sàng giải quyết khiếu nại của khách hàng nhanh chóng, thỏa đáng 4 Nhân viên thực sự lắng nghe và quan
tâm tới khách hàng
5 Nhân viên lịch sự và chu đáo
Câu 3: Xin quý khách đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ TTQT
STT Nội dung 1 2 3 4 5
1 Nhân viên nắm vững các loại sản phẩm 2 Nhân viên có nắm bắt được nhu cầu của
khách hàng
3 Nhân viên ngân hàng nắm vững quy trình thủ tục trong ngân hàng
4 Nhân viên có kiến thức sâu rộng
5 Nhân viên hướng dẫn thủ tục đầy đủ và hiệu quả
ĐÁNH GIÁ CHUNG
STT Nội dung 1 2 3 4 5
1 Anh/chị hoàn toàn hài lòng với chất lượng hoạt động TTQT tại Sacombank chi nhánh Thăng Long
2 Anh/chị sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng?
3 Anh/chị sẽ giới thiệu dịch vụ của ngân hàng cho người khác?