2.3.1 .Số liệusơ cấp
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
4.2.2. Đẩy mạnh, phát triển công tác tiếp thị các sản phẩm mới: L/C UPAS, Thanh
Thanh toán biên mậu và L/C trả chậm khác.
L/C UPAS là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trả chậm, là hình thức ngân hàng bên nhập khẩu tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu
để họ có đủ vốn thanh toán bằng các hình thức như cấp hạn mức tín dụng với một chi phí hợp lý; đồng thời bên xuất khẩu có thể nhận tiền ngay. Phát triển sản phẩm UPAS là một trong những định hướng phát triển mới và có vai trò quan trọng trong hoạt động TTQT của mỗi ngân hàng hiện nay. Khi sự cạnh tranh của thương mại quốc tế - xuất nhập khẩu ngày càng cao, chính sách ngoại hối được Ngân hàng nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh tỉ giá ngày càng chặt chẽ, và áp lực từ sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, các yêu cầu về thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu hay TTQT càng trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết. L/C UPAS giúp cho quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp không bị đình trệ, đẩy nhanh nguồn vốn cho doanh nghiệp và vòng quay kinh doanh của doanh nghiệp được khai thác tối đa. Một ưu điểm vượt trội khác của dịch vụ UPAS L/C là ngoài các phí liên quan đến nghiệp vụ L/C thông thường, doanh nghiệp chỉ cần trả thêm phí chấp nhận hối phiếu UPAS L/C và chi phí này thấp hơn rất nhiều so với chi phí vay VNĐ để thanh toán L/C trả ngay. Mặt khác, L/C UPAS cũng giúp dòng vốn kinh doanh nhàn rỗi của ngân hàng được khai thác hiệu quả hơn.
Đối với hoạt động thanh toán biên mậu, theo Thông tư 19 được ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định 14/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và thay thế Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN (tháng 6-2004) về quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc, đồng tiền được phép sử dụng là cả VND và CNY qua các kênh ngân hàng, tiền mặt. Với cơ chế mở về thanh toán biên mậu, chi nhánh cần tận dụng để phát triển khách hàng, mở rộng thị trường, nhất là khi một số khách hàng lớn tại chi nhánh có giao dịch quốc tế với Trung Quốc (nhập khẩu vật liệu hoặc xuất khẩu hàng hoá).
Chi nhánh cũng cần nghiên cứu đẩy các dòng sản phẩm khác của L/C phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Chỉ khi hiểu rõ nhu cầu
khách hàng và từng dòng sản phẩm, chi nhánh mới có thể có được chất lượng tư vấn dịch vụ TTQT tốt nhất cho khách hàng, qua đó mới khai thác được tối đa hiệu quả của hoạt động TTQT.