Lựa chọn chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 33)

1.2. Cáccông cụ hoạch định chiến lược

1.2.3. Lựa chọn chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp

Việc phân tích, lựa chọn và quyết định một chiến lược kinh doanh là cần thiết. Để đảm bảo có được một chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nhiều phương án và lựa chọn các chiến lược tối ưu trên cơ sở cân đối nguồn lực, yếu tố chính trị, văn hóa của tổ chức. Doanh nghiệp cần tiến hành so sánh các phương án chiến lược đã dự kiến với mục tiêu đề ra của Ban lãnh đạo đơn vị nhằm tìm ra được một chiến lược kinh doanh phù hợp để thực hiện. Để lựa chọn, người ta thường xem xét các yếu tố ảnh hưởng sau:

- Sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp:

Thông thường các doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh thường chọn chiến lược tăng trưởng khác với chiến lược mà doanh nghiệp có vị thế yếu lựa chọn. Doanh nghiệp đứng đầu ngành thường cố gắng liên kết và tranh thủ vị thế của mình, có thể thì tìm kiếm cơ hội trong các ngành khác có tiềm năng tăng trưởng hơn. Với những ngành có mức tăng trưởng cao, các doanh

nghiệp có vị thế mạnh thường chọn chiến lược tăng trưởng tập trung, tăng trưởng bằng hội nhập hoặc đa dạng hóa đồng tâm. Nhưng trong các ngành đã phát triển, có xu hướng bão hòa thì các doanh nghiệp thường chọn chiến lược đa dạng hóa kết hợp. Trong khi đó các doanh nghiệp có vị thế yếu thường phải chọn chiến lược nào đó tăng khả năng cạnh tranh, không mang lại hiệu quả thì phải tìm cách thu hồi vốn đầu tư và tìm cách chuyển hướng sản xuất.

- Nhiệm vụ và mục tiêu

Hệ thống môi trường mà ban giám đốc và Hội đồng quản trị đưa ra có nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn chiến lược. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn được chiến lược phù hợp với hệ thống mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp, chứ không phải chỉ căn cứ vào lợi nhuận hoặc tăng trưởng.

- Quan điểm của CEO

Quan điểm của CEO về mức độ rủi ro sẽ tác động tới việc lựa chọn phương án chiến lược. Với CEO thích mạo hiểm, chấp nhận rủi ro, thông thường có xu hướng tập trung vào các cơ hội nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao, và ngược lại.

- Nguồn tài chính

Các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và tình hình tài chính tốt thường có nhiều khả năng theo đuổi các cơ hội khác nhau, nhưng các doanh nghiệp có nguồn vốn khiêm tốn và tình hình tài chính chưa ổn định hường phải từ bỏ các cơ hội do không đủ nguồn lực.

- Năng lực và trình độ đội ngũ quản trị

Yếu tố này quyết định rất lớn đến việc tổ chức thực hiện chiến lược và khả năng thành công của chiến lược.

Các đối tượng hữu quan có thể buộc doanh nghiệp không thể chọn các chiến lược theo mong muốn, mà buộc phải chọn chiến lược dung hòa và giải quyết được các mâu thuẫn đặt ra.

- Thời điểm thực hiện chiến lược. 1.2.4. Các công cụ hỗ trợ khác

- Chuỗi giá trị của M. Porter: Phân tích chuỗi giá trị là nỗ lực phân tích nhằm tìm hiểu cách thức một công ty tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc đánh giá sự đóng góp của các hoạt động khác nhau bên trong công ty vào quá trình tạo ra giá trị đó. M. Porter định nghĩa các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ tạo ra giá trị gia tăng.

- Công cụ phân tích PEST: Dùng mô hình PEST để nghiên cứu phân tích các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Có bốn yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các nghành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp và ngành. Và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Có bốn yếu tố chính là:

+ Thể chế - Luật pháp (Political): các nhân tố này có thể tạo ra lợi thế, cản trở hoặc rủi ro cho doanh nghiệp gồm các nhân tố như: sự ổn định về chính trị, nhất quán về chính sách và quan điểm lớn, chính sách của Chính phủ (thuế, bảo vệ môi trường, đầu tư...) tác động đến chi phí, doanh thu của doanh nghiệp.

+ Kinh tế (Economics): Tác động của yếu tố kinh tế thường được biểu hiện qua một vài nhân tố cơ bản như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP, lạm phát, sự ổn định của đồng tiền, giá cả, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập bình quân theo đầu người ...

+ Văn hóa - Xã hội (Sociocultrural): các quan điểm về tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của dân cư các vùng, địa phương, dân tộc, phong cách sống, tỷ lệ dân số, cơ cấu tuổi tác ...

+ Công nghệ (Technological): yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu đổi mới công nghệ trang theiét bị, khả năng sản xuất sản phẩm, thay đổi năng suất lao động ... Do vậy các doanh nghiệp phải theo dõi và cập nhật thường xuyên những thay đổi của yếu tố này bằng cách đầu tư cho khoa học công nghệ, cho nghiên cứu và triển khai, khuyến khích các phát minh sáng chế từ bản thân nhân viện công ty trong quá trình làm việc ...

- Tổng hợp SWOT: Mục đích chính của phân tích môi trường bên trong và nhận diện các nguồn tiềm năng đang có tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp.

1.3. Đánh giá chung

Lý thuyết về chiến lược kinh doanh đã được các nhà lý luận hàng đầu của thế giới nghiên cứu ngày càng sâu rộng. Các học giả trong nước cũng đã và đang tiếp cận nghiên cứu và vận dụng từng bước trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên các tài liệu chủ yếu là mang tính tổng hợp các lý thuyết kinh điển trên thế giới, chưa có nhiều nghiên cứu mang tính đặc thù cho môi trường kinh doanh nhiều biến động của một nước phương Đông đang phát triển như Việt Nam. Do đó hạn chế của các đề xuất xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp Việt thường chỉ định hướng tổng quát và hay phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

Nhiều tài liệu trong và ngoài nước đã được xuất bản với mục tiêu tổng hợp các lý thuyết hữu ích về công tác xây dựng chiến lược kinh doanh. Đây là những công cụ cơ bản để tác giả có thể phân tích thực trạng tình hình hoạt

động của doanh nghiệp lựa chọn cũng như đề ra định hướng chiến lược kinh doanh trong tương lai.

CHƯƠNG2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu

Để triển khai nghiên cứu, hoàn thiện đồ án này một cách khoa học, quá trình nghiên cứu được chia thành các bước như sau:

Hình 2.1: Các bước nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua các phương pháp thống kê và phân tích số liệu hàng năm của Vinaconex. Các số liệu này được thu thập từ: Ban Kiểm soát, Ban Tài chính; Ban Đầu tư; Ban Xây dựng, trang Web:

www.vinaconex.com.vn; www.fpts.com.vnbao gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinaconex quacác năm: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (2) Thu thập tài liệu sơ cấp, thứ cấp (3) Phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh và đánh giá tình hình thực thi chiến lược kinh doanh của Vinaconex (4) Đề xuất định hướng chiến lược kinh doanh và các giải pháp Kết luận

+ 2012:http://images1.cafef.vn/download/060513/VCG_2013.5.6_ 5adb699_8.%20Bao%20cao%20cua%20BDH_signed.pdf + 2013:http://images1.cafef.vn/download/280414/VCG_2014.4.28 _e4e5bd0_3.%20Bao%20cao%20cua%20BDH.pdf + 2014:http://s.cafef.vn/vcg-154679/vcg-nghi-quyet-dai-hoi-dong- co-dong-thuong-nien-nam-2015.chn

- Báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán của Vinaconex (nguồn:

http://www.vinaconex.com.vn/?menuid=46).

- Định hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2012-2016 (nguồn:http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/Share/2011/12/07/Ba ocaodinhhuong.pdf)

- Báo cáo thường niên năm 2012,2013,2014 của Vinaconex (nguồn:

http://www.vinaconex.com.vn/?menuid=47).

- Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Vinaconex năm 2013,2014,2015 (nguồn: http://www.vinaconex.com.vn/?menuid=306).

- Báo cáo tại ĐHĐCĐ Vinaconex năm 2012 về kết quả sản xuất kinh doanh 2006-2011 và kế hoạch sản xuất kinh doanh 2012-2016 (nguồn:

http://www.vinaconex.com.vn/upload/BaocaoHDQT.pdf);

- Đề án tham gia Chương trình “cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty” của Vinaconex (có đề cập tới phương án tái cấu trúc Vinaconex giai đoạn 2008-2015 do tư vấn Credit Suisse đề xuất, đã được cập nhật và điều chỉnh).

Nguồn: http://www.vinaconex.com.vn/upload/13._De_an_ADB.pdf

2.2.1.2.Thu thập số liệu sơ cấp

Do thời gian hạn hẹp nên chỉ tập trung thu thập dữ liệu sơ cấp qua phương pháp phỏng vấn sâu và trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm:

- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số thành viên Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và trưởng ban chức năng của doanh nghiệp. Nội dung phỏng vấn: Đánh giá mức độ tác động của các tiêu chí cho từng phương án chiến lược tác giả xây dựng; Thời gian phỏng vấn: vào cuối giờ làm việc buổi chiều; thời lượng phỏng vấn: 15-20 phút.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm: Để cũng cố thêm các ý kiến, tác giả thực hiện thảo luận nhóm với các thành viên của hội đồng chiến lược của công ty. Nội dung phỏng vấn: mức độ tác động của các tiêu chí cho từng phương án chiến lược tác giả xây dựng. Thời gian và cách thức thực hiện: tham gia và đặt câu hỏi trong các buổi thảo luận nội bộ của công ty.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp

Thu thập, tổng họp đưa vào bài viết các nội dung, số liệu từ các báo cáo, chiến lược phát triển của Vinaconex theo phương pháp được thu thập số liệu ở trên, theo yêu cầu của các công cụ phân tích tương ứng.

Sau khi các thông tin, số liệu được tổng hợp lại, tác giả áp dụng lý thuyết ở Chương 1 để đánh giá phân tích, phân loại, đối chiếu so sánh theo trình tự từ môi trường vĩ mô đến môi trường ngành, chiến lược hiện tại của Vinaconex. Tương ứng với từng phần phân tích, sẽ áp dụng các mô hình lý thuyết.

- Phân tích môi trường vĩ mô: Sử dụng mô hình PEST;

- Phân tích môi trường ngành: Sử dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER;

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCHCĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINACONEX

Qua nghiên cứu các bản báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, báo cáo định hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Vinaconex giai đoạn 2012-2016 và các bài viết về lĩnh vực xây dựng kinh doanh bất động sản trên báo chí có liên quan đến Vinaconex, tác giả tổng hợp, phân tích các căn cứ để đề xuất chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Vinaconex như sau:

3.1. Giới thiệu về Tổng công ty Vinaconex 3.1.1. Thông tin về Vinaconex 3.1.1. Thông tin về Vinaconex

- Tên tiếng Việt: Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam. Viết tắt: VINACONEX. Web:www.vinaconex.com.vn - Địa chỉ trụ sở chính: 34 Láng Hạ - Đống Đa - TP. Hà Nội.

- Là Tổng công ty nhà nước đầu tiên được thí điểm cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ, hoạt động đa doanh trong các lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản; xây lắp; tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch; kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác; sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng; xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài. Ngày 5/9/2008 cổ phiếu của Tổng công ty Vinaconex (mã VCG) chính thức được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

3.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của Vinaconex

(Nguồn: vinaconex.com.vn) 3.1.3. Sản phẩm, dịch vụ chính

Các lĩnh vực kinh doanh chính của VINACONEX là: - Đầu tư và kinh doanh bất động sản;

- Xây lắp công trình; - Sản xuất công nghiệp; - Tư vấn thiết kế;

- Các lĩnh vực khác: Xuất nhập khẩu; thương mại, du lịch, khách sạn, đào tạo ...;

3.1.4. Tình hình nhân lực của doanh nghiệp

Tổng số lao động của Tổng công ty tính đến thời thời điểm 31/12/2014 là 19.923 người, trong đó:

- Trình độ Đại học: 4.043 người (20,3%) - Trình độ Cao đẳng: 392 người

- Trình độ Trung cấp và sơ cấp: 1.166 người - Công nhân kỹ thuật: 9.276 người

- Lao động phổ thông: 4.851 người.

Cơ quan Tổng công ty: Tổng số CBNV: 289 người, trong đó: - Trình độ trên Đại học: 33 người (11,4%)

- Trình độ Đại học: 194 người (67,1%) - Trình độ Cao đẳng: 15 người

- Công nhân kỹ thuật: 32 người - Lao động phổ thông: 15 người.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vinaconex (2014) Hà Nội)

3.1.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinaconex giai đoạn 2011-2014 Bảng 3.1 – Tình hình sản xuất kinh doanh Vinaconex giai đoạn 2011-2014 Bảng 3.1 – Tình hình sản xuất kinh doanh Vinaconex giai đoạn 2011-2014

Các chỉ tiêu 2014 2013 2012 2011 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,347,689 11,173,213 12,747,671 14,515,987 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1,232 69,065 82,239 59,94 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ

8,346,457 11,104,148 12,665,432 14,456,046

4. Giá vốn hàng bán 7,366,561 9,659,202 10,797,638 11,902,381 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ

979,895 1,444,946 1,867,793 2,553,665

6. Doanh thu hoạt động tài chính 192,965 408,812 417,785 833,055 7. Chi phí tải chính 299,246 839,628 1,096,754 1,917,206 8. Chi phí bán hàng 54,016 188,487 235,379 218,889 9. Chi phi quản lý doanh nghiệp 514,858 516,514 798,988 923,638 10. Lợi nhuận (lỗ) thuần từ hoạt động kinh

doanh

304,741 309,127 154/456 326,985

12. Chi phí khác 209,487 61,606 69,439 33,795 13. Lợi nhuận (lỗ) khác 24,583 373,531 38,103 77,195 14. Tổng lợi nhuận (lỗ) kế toán trước thuế 420,137 713,013 193,663 387,954 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 55,854 70,518 94,452 243,906 16. Chi phí thuế TNDN hoàn lại -4,46 119,573 18,767 41,449 17. Lãi (lỗ thuần) trong công ty liên

doanh/liên kết

90,812 30,353 1,103 -16,227

18. Lợi nhuận (lỗ) sau thuế TNDN 368,743 522,921 80,443 102,598 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - - -

Nguồn: tổng hợp từ www.fpts.com.vn Đơn vị tính: triệu đồng.

3.2. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới đến chiến lược phát triển của Vinaconex triển của Vinaconex

Tác giả sử dụng các công cụ phân tích PEST để phân tích môi trường vĩ mô và mô hình 5 thế lực cạnh tranh để phân tích môi trường nội bộ có ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của Vinaconex. Thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.2- Sơ họa mô hình phân tích PEST (vòng ngoài) và Mô hình 5 thế lực cạnh tranh (vòng trong)

3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô thông qua công cụ PEST 3.2.1.1. Môi trường kinh tế 3.2.1.1. Môi trường kinh tế

Năm 2014, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc, góp phần tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp phát triển. GDP cả nước qua các năm có sự tăng trưởng ổn định.Lạm phát được Nhà nước ưu tiên kiềm chế, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư khởi động trở lại. Lĩnh vực xây dựng đang dần phục hồi đà tăng trưởng, nhu cầu xây dựng cáccông trình có vốn từ ngân sách Nhà nước, các công trình phục vụ hạ tầng giao thông tăng cao hơn nămtrước, nhất là những dự án phát triển đường cao tốc với phương thức đầu tư xã hội hóa. Nhu cầu xâydựng nhà và các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh ở khu vực dân cư có xu hướng tăng trong khi giácả vật tư xây dựng tương đối ổn định. Đồng thời, việc tiếp cận được vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãiđã góp phần giảm bớt khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng. Ngoài ra, thị trường bấtđộng sản đang ấm dần với nhiều dự án phát triển nhà ở được hoàn thành và bàn giao trong năm 2014, sốlượng giao dịch bất động sản thành công tăng. Bên cạnh những mặt tích cực, tình hình sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp trong nước nhìn chung vẫn chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chínhtrị của thị trường thế giới, cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)