Chiến lược kinhdoanh bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 97 - 104)

4.1.2 .Phân tích ma trận SWOT

4.2. Đề xuất chiến lược kinhdoanh

4.2.5. Chiến lược kinhdoanh bộ phận

4.2.5.1. Chính sách tài chính

Với lợi thế đã kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp lâu năm, các máy móc, thiết bị phần lớn đã khấu hao gần hết, do đó với các mảng xây dựng dân dụng và cơ sở hạ tầng có kỹ thuật công nghệ không phức tạp, Vinaconex cần tập trung hơn nữa vào việc giảm chi phí để tăng cạnh tranh so với các đối thủ cùng lĩnh vực. Tuy nhiên cần tránh việc theo đuổi chiến lược dẫn đầu chi phí thấp.

Trong điều kiện phải tập trung nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, Vinaconex cần có chính sách đầu tư hợp lý. Chủ yếu tập trung đầu tư vào các hoạt động có sử dụng kỹ thuật công nghệ mới, đầu tư từng bước để tích lũy kinh nghiệm, đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Nâng cao quản trị rủi ro tín dụng, giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng dòng tiền, đặc biệt đối với việc kiểm soát tài chính các doanh nghiệp thành viên. Không ngừng đổi mới phương thức quản lý dòng tiền để thích nghi với xu thế, sự thay đổi chính sách của nhà nước và các biến cố về tài chính thế giới.

4.2.5.2. Chính sách cạnh tranh

Trong tương lai, có rất doanh nghiệp nước ngoài với nguồn vốn dồi dào và kinh nghiệm quản trị tốt gia nhập ngành. Do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách cạnh tranh cụ thể để thích ứng kịp thời. Chính sách cạnh tranh được xây dựng trên cơ sở các yếu tố:

- Đặt khách hàng vào vị trí trung tâm. Hướng tới việc cung cấp sản phẩm chất lượng, đúng tiến độ. Thực hiện tốt chăm sóc khách hàng sau khi

bàn giao và thiết lập hệ thống thông tin phản hồi các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để kịp thời đưa ra phương án đáp ứng.

- Duy trì và phát huy sức mạnh về tài sản vô hình của đơn vị.

- Theo đuổi chiến lược tập trung hóa trong lĩnh vực xây lắp, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng và dân dụng.

4.2.5.3. Chiến lược sản phẩm

Tập trung hướng tới cung cấp các sản phẩm cho các nhà đầu tư hạ tầng, người dân có thu nhập trung bình và thấp có nhu cầu về nhà ở; các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công - tư của Chính phủ.

Xây dựng các nguồn lực để đón đầu nhu cầu đầu tư xây dựng mới, mở rộng các nhà máy công nghiệp của các doanh nghiệp tham gia sau khi ký kết FTAs, đón đầu các dòng vốn FDI.

Cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng, tiến độ. Thực hiện tốt chính sách bảo hành sau bán hàng. Kịp thời lắng nghe các đề nghị của khách hàng để có phương án điều chỉnh phù hợp.

4.2.3.4.Chiến lược tổ chức nhân sự

Khả năng học hỏi và phát triển là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực thi chiến lược kinh doanh và được phân chia như sau:

- Vốn con người: Con người là tài sản vô giá, là sức mạnh, bao gồm: trình độ chuyên môn, kỹ năng, sự nhạy bén, kiến thức thực tế, khả năng tự học hỏi và đổi mới, khả năng thích nghi để thực thi chiến lược. - Vốn thông tin: ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao tính hiệu

quả của công tác điều hành và xử lý kịp thời các khiếm khuyết.

- Vốn tổ chức: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững; phát triển thương hiệu; nâng cao

tầm nhìn, năng lực của đội ngũ lãnh đạo; nâng cao tính liên kết giữa các phòng ban, giữa các thành viên.

- Xây dựng các quy trình quản lý, điều hành thông suốt từ Tổng công ty đến các thành viên: Quy trình quản lý điều hành; Quy trình quản lý khách hàng; Quy trình đổi mới và hội nhập.

4.2.3.5. Chiến lược thị trường, marketing

Bên cạnh các chính sách về giá cả, cạnh tranh ... Vinaconex cần chú trọng đến các chính sách quảng cáo, chương trình khuyến mãi để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Đây là khâu rất yếu của doanh nghiệp vốn kế thừa từ giai đoạn nhà nước là sở hữu. Vì vậy tổng công ty cần xây dựng bộ phận thị trường, marketing để có thể tiếp cận thị trường 1 cách bài bản, chuyên nghiệp. Tích cực tham gia các hội chợ xây dựng, hội chợ bất động sản để tăng cường hình ảnh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh xu thế hội nhập quốc tế ngày càng cao, Vinaconex đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, tiếp cận các công nghệ mới tiên tiến, nhu cầu về sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và các tiện ích của ngành xây dựng kinh doanh bất động sản ngày càng gia tăng. Nền kinh tế, chính trị và xã hội trên toàn cầu không ngừng biến động, sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức đầu tư. Vấn đề đặt ra đối với Vinaconex lúc này là cần có một chiến lược sản xuất kinh doanh chi tiết, sát với thực tiễn để có thể ứng phó linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, chủ động hội nhập và đi lên trong thời gian tới.

Trong bối cảnh khó khăn trên, tác giả đã mạnh dạn đề xuất chiến lược phát triển của Vinaconex với định hướng mục tiêu đến năm 2020 trở thành một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, hoạt động bền vững trong sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong sản xuất, điều hành nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ưu việt nhất cho khách hàng.

Đồ án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu về quản trị chiến lược theo phân tích SWOT và các công cụ hỗ trợ khác như PEST, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter để tiến hành phân tích môi trường bên ngoài và nội lực bên trong của Vinaconex, xem xét thực trạng chiến lược kinh doanh hiện tại của Tổng công ty, làm nổi bật những điểm mạnh, chỉ ra những điểm yếu, hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mới các phương án chiến lược khác nhau, thông quá đánh giá, xếp hạng đểlựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho Vinaconex trong giai đoạn 2015-2020.

Vì thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế, nội dung vấn đề nghiên cứu phong phú và rộng, các thông tin ở tầm vĩ mô của Tổng công ty chưa cho

phép công bố nên kết quả khảo sát, phân tích chưa được như mong muốn do vậy, tác giả rất mong nhận được sự tham gia góp ý của thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt:

1. Chương trình phát triển Liên hợp quốcUNDP, 2007.Top 200: Chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn,Hà Nội.NXB. Hồng Đức.

2. Đào Duy Huân, 1997. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Đào Duy Huân, 2008. Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế (tái bản lần 3). Hà Nội: NXB. Thống kê.

4. FPT Securities, tháng 5/2015, Báo cáo ngành xây dựng. Hà Nội.

5. Fred David, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược. Dịch từ Tiếng

Anh. Người dịch Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như, 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

6. Hoàng Văn Hải, 2010.Quản trị chiến lược.Hà Nội: Nhà xuất bản

ĐHQGHN;

7. Nguyễn Văn Tuân, 2011.Định hướng nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2016.Báo cáo tại ĐHĐCĐ Vinaconex năm

2012. Hà Nội, 12/12/2011. Vinaconex.

8. Tư vấn Credit Suisse, 2008, Đề án tái cấu trúc Vinaconex giai đoạn 2008-2015. Hà Nội.

9. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý-Hội KH-KT Việt Nam,

2005.Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh. Hà Nội:Nhà xuất

bản Lao động Xã hội. II. Tiếng Anh:

10. Chandler. A, 1962.Strategy and Structure, Cambrige, Massacchusettes. MIT Press.

11. Dean L Wilde & Arnoldo C. Hax,2003.The Delta Project – a new Framework of Strategy, Journal of Strategic Management Education 1

(1), Senate Hall Academic Publishing.

12. Ed.Johnson, G. Scholes. K, 1999.Exploring Corporate Strategy (5th),

Prentice Hall Europe.

13. Quinn, J., B. 1980.Strategies for Change: Logical Incrementalism,

Homewood, Illinois, Irwin. III. Tài liệu đăng tải trên internet:

14. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinaconex qua các năm(nguồn:

http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/EzData/default2.aspx?s=352) 15. Báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán của Vinaconex

(nguồn: http://www.vinaconex.com.vn/?menuid=46).

16. Báo cáo thường niên năm 2012,2013,2014 của Vinaconex (nguồn:

http://www.vinaconex.com.vn/?menuid=47).

17. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Vinaconex năm 2013,2014,2015 (nguồn: http://www.vinaconex.com.vn/?menuid=306).

18. Báo cáo tại ĐHĐCĐ Vinaconex năm 2012 về kết quả sản xuất kinh doanh 2006-2011 và kế hoạch sản xuất kinh doanh 2012-2016 (nguồn:

http://www.vinaconex.com.vn/upload/BaocaoHDQT.pdf);

19. Định hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2012-2016 (nguồn:

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/Share/2011/12/07/Baocaodi nhhuong.pdf)

20. Đề án tham gia Chương trình “cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty” của Vinaconex (có đề cập tới phương án tái cấu trúc Vinaconex giai đoạn 2008-2015 do tư vấn Credit Suisse đề xuất, đã được cập nhật và điều chỉnh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)