3.2. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới đến chiến lược phát
3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô thông qua công cụ PEST
3.2.1.1. Môi trường kinh tế
Năm 2014, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc, góp phần tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp phát triển. GDP cả nước qua các năm có sự tăng trưởng ổn định.Lạm phát được Nhà nước ưu tiên kiềm chế, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư khởi động trở lại. Lĩnh vực xây dựng đang dần phục hồi đà tăng trưởng, nhu cầu xây dựng cáccông trình có vốn từ ngân sách Nhà nước, các công trình phục vụ hạ tầng giao thông tăng cao hơn nămtrước, nhất là những dự án phát triển đường cao tốc với phương thức đầu tư xã hội hóa. Nhu cầu xâydựng nhà và các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh ở khu vực dân cư có xu hướng tăng trong khi giácả vật tư xây dựng tương đối ổn định. Đồng thời, việc tiếp cận được vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãiđã góp phần giảm bớt khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng. Ngoài ra, thị trường bấtđộng sản đang ấm dần với nhiều dự án phát triển nhà ở được hoàn thành và bàn giao trong năm 2014, sốlượng giao dịch bất động sản thành công tăng. Bên cạnh những mặt tích cực, tình hình sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp trong nước nhìn chung vẫn chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chínhtrị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt đểnhư áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóatrong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp.
Bảng 3.2: Thống kê mức tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát từ năm 2011-2014
TT Năm 2011 2012 2013 2014
1 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 5,89 5,25% 5,42% 5,98 %
(Nguồn: Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn) - Đánh giá tác động tới ngành xây dựng:
Sự phát triển của ngành xây dựng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng của ngành xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tư FDI, lãi suất cho vay và lạm phát. Bên cạnh đó, xây dựng cũng là lĩnh vực tạo nên nền tảng cho phát triển cho những ngành khác và nền kinh tế nói chung. Do đó, việc chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây dựng. Như trong giai đoạn 2011-2013, chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tư xây dựng giảm mạnh. Do đó, chu kỳ của ngành xây dựng cũng chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế ước tính kéo dài khoảng 3-10 năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng trưởng GDP.
Lãi suất cho vay và tiết kiệm đã giảm xuống còn 8% và 6%, mức thấp nhất trong những năm gần đây. Bên cạnh tác động trực tiếp là việc vay mua nhà sẽ được giảm lãi suất, qua đó khích thích sự phục hồi của thị trường BĐS. Động thái này còn được các chuyên gia kỳ vọng sẽ là lực tác động tạo ra sự chuyển hướng của dòng vốn xã hội vào các kênh đầu tư khác, trong đó có thị trường BĐS. Nhưng việc hạ lãi suất cũng chưa thể tác động ngay lên thị trường BĐS, vì hiện tại nó chỉ ảnh hưởng chủ yếu lên nguồn vốn ngắn hạn. Còn các ngân hàng vẫn dùng phần lớn nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các khoản vay trung và dài hạn, và tín dụng cho BĐS cũng chỉ chủ yếu là
trung và dài hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, thị trường BĐS sẽ vẫn hưởng lợi từ việc giảm lãi suất.
Xét đến những yếu tố nói trên, với mức lãi suất thấp ở thời điểm hiện tại cùng với mức giải ngân mạnh của chính phủ và các doanh nghiệp FDI, ngành xây dựng Việt Nam đang đi vào 1 chu kỳ tăng trưởng mới 2015-2018. Tổ chức BMI, cũng đã dự đoán tốc độ tăng trưởng của Ngành Xây Dựng Việt Nam sẽ đạt trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn sắp tới.
Hình 3.3 – Biểu đồ biến động của tăng trưởng ngành xây dựng và GDP
Nguồn: Báo cáo ngành xây dựng FPTS, tháng 5/2015
3.2.1.2. Môi trường công nghệ
Yếu tố công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động xây dựng. Việc ứng dụng công nghệ mới trong thi công rất quan trọng vì đây chính là điểm mạnh cạnh tranh của một công ty xây dựng. Với việc đầu tư vào công nghệ không những giúp công ty nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn mà còn đẩy nhanh được tiến độ thi công, tạo sức cạnh tranh trong xây dựng.
- Nhân công:
Việt Nam, nước có 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế (từ 15 đến 64 tuổi), đang ở thời kỳ “dân số vàng”; bình quân hai người lao động nuôi một người phụ thuộc. Thời kỳ đặc biệt này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của bất kỳ một quốc gia nào”. Rõ ràng Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi dào nói chung và lao động cho ngành xây dựng nói riêng trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2015- 2020.
Cơ cấu lao động của ngành xây dựng có xu hướng tăng trong giai 2005- 2013, từ mức 5,4% tổng cơ cấu lao động năm 2005 lên 6,2% trong năm 2013. Hiện tại, lượng nhân công trong ngành xây dựng đạt 3,2 triệu lao động, là ngành có lượng lao động cao thứ 4 cả nước. Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam (VACC), khoảng 80% công nhân xây dựng hiện nay làm việc có tính thời vụ, chưa được đào tạo bài bản, thiếu chuyên môn và chưa đáp ứng được những yêu cầu về tính chuyên nghiệp trên công trường. So với các nước trong khu vực, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng một nửa mức trung bình của các nước Đông Nam Á. Còn khi so sánh với các ngành khác, năng suất lao động của ngành Xây dựng chỉ đứng thứ 16, vì vậy thu nhập của nhân công trong ngành cũng ở mức thấp hơn so với nhiều ngành kinh tế khác và so với các nước trong khu vực.
Nguồn:Báo cáo ngành xây dựng, FPTS, tháng 05/2015
Theo tổ chức Landong Seah, chi phí nhân công ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, do hiện tại giá lao động tại nước ta tương đối thấp so với các nước trên thế giới. Giá nhân công sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc tăng mức lương cơ bản hàng năm.Trong giai đoạn 2013-2015, lương cơ bản ở Việt Nam đã tăng trung bình 14%/năm, và dự kiến mức tăng này sẽ vẫn giữ trong những năm sắp tới.
Hình 3.5 – Chi phí lao động của Việt Nam
Nguồn:Báo cáo ngành xây dựng, FPTS, tháng 05/2015
Đi kèm với kinh tế không ngừng được phát triển, đời sống người dân được cải thiện. Khi đời sống kinh tế xã hội được nâng cao, nhu cầu về nhà ở của người dân không ngừng phát triển, nhất là các khu đô thị mới hiện đại với đầy đủ các dịch vụ.
Theo báo cáo từ tổ chức World Urbanization Prospectives, nước ta có tốc độ tăng trưởng dân số trung bình 1,2 - 1,5%/năm và tốc độ đô thị hóa trung bình 3,4%/năm. Theo ước tính thì đến năm 2030, nước ta sẽ có khoảng 105,45 triệu dân và dân số đô thị sẽ chiểm tỷ lệ 44,2%, tương đương với 46,6 triệu người tăng 48% so với hiện nay. Trong năm 2014, diện tích sàn nhà ở tăng thêm 92 triệu m2 so với năm 2013 và diện tích bình quân 20,6 m2/người. Tốc độ tăng trưởng sàn nhà ở bình quân cũng đạt 3-5%/năm. Và theo ước tính của “Chương trình phát triển đô thị quốc gia”, tới năm 2020 diện tích sàn nhà bình quân ở đô thị sẽ đạt 29 m2/người, tăng 48% so với hiện nay. Do đó, tiềm năng phát triển lĩnh vực xây dựng dân dụng sẽ còn rất cao trong thời gian tới.
Bảng 3.3 Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020
2013 2015 2020
Tỷ lệ đô thị hóa 33,5% 38% 45%
Diện tích sàn nhà ở bình quân 23,1 m2/người 26 m2/người 29 m2/người
Tỷ lệ nhà kiên cố 60% 65% 75%
Nguồn: Bộ Xây Dựng 3.2.1.4. Môi trường nhân khẩu học
Kinh tế không ngừng được phát triển, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn đã kéo theo làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị. Điều này đã làm biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số cơ học ở khu vực đô thị và các khu công nghiệp. Sự gia tăng này làm phát sinh nhu cầu nhà ở cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng, từ đó thúc đẩy ngành xây dựng nói chung.
Nhà nước đã thành công trong việc giữ ổn định chính trị, có các chính sách hợp lý trong việc điều hành kinh tế tạo được sự tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, cùng với đó là các chính sách kêu gọi các nguồn lực nhằm phát triền kinh tế, cải tổ và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo động lực mới cho các doanh nghiệp phát triển.
Những năm gần đây, nhà nước đã tích cực hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan tới ngành xây dựng và đã ban hành nhiều chính sách và luật sửa đổi nhằm tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp xây dựng. Các thay đổi quan trọng như: (1) Chính sách kích cầu thị trường bất động sản (gói tính dụng 30.000 tỷ, hạ lãi suất, nâng thời gian cho vay...); (2) Luật đấu thầu 2013, Luật xây dựng 2014, Luật kinh doanh bất động sản 2014...; (3) Khung pháp lý mới cho hình thức đầu tư PPP; (4) Các quy hoạch phát triển.
Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu về đầu tư cho giao thông đường bộ khoảng 202,000 tỷ/năm và cho ngành điện là khoảng 125,000 tỷ/năm. Do đó, áp lực về vốn đầu tư là rất lớn trong thời gian sắp tới. Vì vậy, nếu những nổ lực cải thiện khung pháp lý cho hình thức PPP phát huy tác dụng, thì việc thu hút vốn đầu tư tư nhân sẽ được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành xây dựng nói chung.
Ngoài ra, việc nhà nước mở cửa chính sách cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam, dù còn hạn chế, nhưng là cơ hội lớn cho đà tăng trưởng của thị trường xây dựng dân dụng.
3.2.1.6. Môi trường toàn cầu - Thách thức:
Với lộ trình cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa cho các nhà đầu tư xây dựng theo cam kết. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh
trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh b quyết liệt.
- Cơ hội:
Bên cạnh những thách th Việt Nam nhiều cơ hộ
trên đà hồi phục, tạo sự nghiệp của nước ta. G
Adidas và Intel đang có xu hư đến Việt Nam. Ngoài ra, Vi do (FTAs) với các nền kinh t
kinh tế ASEAN trong năm 2015. Đây là nh thu hút mạnh mẽ đầu tư FDI.
xây dựng công nghiệp s 3.2.2. Phân tích môi trư Porter)
Hình 3.6
ng, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam
ng thách thức về cạnh tranh, toàn cầu hóa đem l ội mới. Các dòng vốn FDI đầu tư vào Vi
ự khả quan về tốc độ tăng trưởng ngành xây d c ta. Gần đây, các doanh nghiệp lớn trên thế gi Adidas và Intel đang có xu hướng chuyển dịch các nhà máy từ
t Nam. Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán 6 hiệp định thương m n kinh tế lớn trên thế giới và sẽ tham gia vào C ASEAN trong năm 2015. Đây là những yếu tố căn bản đ
u tư FDI. Với những cơ hội như trên, triển v p sẽ rất hấp dẫn và có nhiều thị trường mới. i trường cạnh tranh ngành (Mô hình 5 lực lư
Hình 3.6 – Sơ đồ cấu trúc cạnh tranh theo ngành
t Nam sẽ ngày càng
u hóa đem lại cho u tư vào Việt Nam đang ng ngành xây dựng công giới như Nike, ừ Trung Quốc nh thương mại tự tham gia vào Cộng đồng n để Việt Nam n vọng về đầu tư
i.
Ngành xây dựng Việt Nam là ngành mũi nhọn của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 16% - 22%/năm góp phần cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là 7% - 8%/năm, ngành thu hút nhiều nhân lực, giải quyết tốt an sinh xã hội, tạo cơ sở hạ tầng để phát triển các ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhu cầu xây dựng của Việt Nam còn rất lớn đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở. Ngành xây dựng trong thời buổi hội nhập ngoài sự cạnh tranh trong các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm năng và kinh nghiệm rất tốt. Phân tích các thế lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh ngành để nhận diện ra các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đối diện.
3.2.2.1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Với tiềm năng thị trường lớn, lợi nhuận hấp dẫn nên trong thời gian qua đã có rất nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành trên phạm vi toàn quốc từ quy mô nhỏ, đến lớn cạnh tranh nhau rất quyết liệt từ giá bán, quy mô dự án, vị trí địa lý, sự khác biệt về dịch vụ tiện ích, tỷ lệ chiết khấu.
Các công ty trong ngành xây dựng có thể được chia theo nhóm ngành tham gia:
+ Xây dựng dân dụng: CTCP Xây dựng Cotec, CTCP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, TCT Xây dựng số 1 ...
+ Xây dựng công nghiệp: Lilama, Licogi, CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương...
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng: Vinaconex, CTCP Tasco, CTCP Fecon...
Hoặc chia theo cơ cấu sở hữu theo 2 nhóm chính:
+ Nhóm các công ty thuộc các Bộ quản lý (Bộ xây dựng, Bộ giao thông): các tổng công ty Sông Đà; Licogi; Vinaconex; Lilama...
và các công ty thuộc các tập đoàn nhà nước như PVN (PVX, PVE...); EVN...
+ Nhóm các doanh nghiệp tư nhân: Cotec, CTCP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Fecon...
Ngành nghề kinh doanh chính của Vinaconex là lĩnh vực xây dựng, với 3 nhóm ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp và cơ sở hạ tầng, một số đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong nội bộ ngành được xác định gồm:
Bảng 3.4 – Các đối thủ cạnh tranh trong ngành xây dựng
TT Ngành Doanh nghiệp tiêu biểu Ghi chú
1 Dân dụng
1. CTCP XD & KD Địa ốc Hòa Bình
(HBC) Tư nhân
2. CTCP xây dựng Cotec (CTD) DN Tư nhân 3. CTCP xây dựng số 1 (COFICO) DN Tư nhân 4. TCT Xây dựng số 1 (CC1) DNNN 5. CTCP xây dựng công nghiệp (Descon) DN FDI
2 Công nghiệp
1. TCT xây dựng và phát triển hạ tầng
(Licogi) Có vốn NN
2. TCT Lắp máy Việt Nam (Lilama) Có vốn NN 3. CTCP xây dựng công nghiệp (Descon) DN Tư nhân 4. Công ty TNHH Nhà Thép PEB Steel DN FDI 5. Công Ty TNHH Thép Zamil Steel Việt
Nam DN FDI
3 Cơ sở hạ tầng
1. CTCP kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON (FCN)
2. CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII)
3. Các TCT Xây dựng công trình giao thông (Cienco 1,4,6 ...)
(nguồn: Báo cáo ngành xây dựng, FPT Securities, tháng 5/2015)
Khi phân tích hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính, hiệu suất sinh lời của Vinaconex so với các đối thủ cạnh tranh thì Vinaconex hiện có những lợi thế như sau:
+ Giá trị tài sản lớn nhất; + Doanh thu lớn nhất;
+ Lợi nhuận sau thuế lớn (top 3 các doanh nghiệp xây dựng niêm yết);
Tuy nhiên bên cạnh đó Vinaconex còn tồn tại các điểm yếu như sau: + Giá trị vay nợ lớn nhất trong các doanh nghiệp xây dựng niêm
yết;
+ Tổng nợ và nợ ngắn hạn lớn nhất;
+ Số vòng quay tài sản thấp hơn trung bình ngành; + ROE và ROA trong nhóm thấp;
3.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp xây dựng kinh doanh bất động sản đã có những bước tiến vượt bậc về quy mô và tiềm lực. Các doanh nghiệp từng bước được cổ phần hóa đã không ngừng đổi mới về nhân lực, công nghệ,