Mục tiêu chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 87 - 91)

4.1.2 .Phân tích ma trận SWOT

4.2. Đề xuất chiến lược kinhdoanh

4.2.3. Mục tiêu chiến lược

Để xác lập được các mục tiêu chiến lược quan trọng, cốt yếu cho chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 cần dựa vào các căn cứ sau:

- Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp và mục tiêu bao giờ cũng là sự cụ thể hóa từ những chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể;

- Những điều kiện hoàn cảnh cụ thể từng giai đoạn của công ty và những tác động của môi trường gồm các điểm mạnh-yếu và cơ hội- thách thức đã đánh giá;

- Sự thỏa mãn mong muốn đòi hỏi của các nhóm lợi ích bên ngoài và bên trong:

+ Nhóm lợi ích bên ngoài như: khách hàng (mong muốn sản phẩm có chất lượng cao, thẩm mỹ, nhu cầu sử dụng...); nhà cung cấp (mong muốn quan hệ ổn định lâu dài, thanh toán linh động ...); công chúng xã hội (cần các hoạt động an toàn, cải thiện điều kiện kinh tế, đóng góp các sản phẩm phục vụ lợi ích chung của xã hội...)

+ Nhóm lợi ích bên trong như: Chủ sở hữu (hiệu quả tài chính, tính pháp lý...); Ban lãnh đạo công ty (mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường, uy tín sản phẩm, tăng doanh số và lợi nhuận ...); Nhân viên (công ăn việc làm đảm bảo, thu nhập ổn định, khả năng cống hiến...).

Từ những căn cứ cơ bản trên, mục tiêu chiến lược lựa chọn được xác lập theo giản đồ sau:

Hình 4.1 – Giản đồ xác định mục tiêu chiến lược

Trên cơ sở giản đồ mục tiêu chiến lược, tác giả xác định các mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp như sau:

4.2.3.1. Sứ mệnh

Tiếp tục theo đuổi sứ mệnh “Xây dựng Vinaconex trở thành doanh nghiệp kinh tế hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, quan tâm đến trách nhiệm xã hội”.

Sứ mệnh này là phù hợp với quy mô, định hướng phát triển của Tổng công ty, là sự đảm bảo uy tín đối với khách hàng về sản phẩm của Tổng công ty cũng như của các đơn vị thành viên.

4.2.3.2. Mục tiêu

Tiếp tục theo đuổi mục tiêu đã được xác định trong giai đoạn trước: - Đối với lĩnh vực xây lắp:

+ Dẫn đầu trong lĩnh vực xây lắp các loại công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình cơ sở hạ tầng với các tiêu chí:

Các cơ hội có thể có Các điểm mạnh hiện có

Các phương án chiến lược có thể có

Mục tiêu chiến lược lựa chọn

(i) đảm bảo chất lượng, (ii) áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường, (iii) đúng thời hạn bàn giao, và (iv) giá thành phù hợp, cạnh tranh;

+ Tìm kiếm các công trình xây dựng quy mô lớn, đòi hỏi quy trình công nghệ cao để phát huy thế mạnh của Tổng Công ty;

+ Hình thành đội ngũ nhân lực đấu thầu và quản lý dự án chuyên nghiệp; hoàn thiện mô hình nhà thầu quản lý EPC tại Tổng Công ty;

+ Tổng công ty là nhà thầu quản lý, trực tiếp quản lý tất cả các hoạt động xây lắp, đấu thầu thi công của Tổng Công ty (bao gồm cả các đơn vị thành viên);

+ Chuyên nghiệp hóa hoạt động các doanh nghiệp thành viên trong lĩnh vực xây dựng bằng cách chuyên môn hóa hoạt động các doanh nghiệp này theo từng lĩnh vực chuyên ngành;

+ Quảng bá, nâng cao hình ảnh, vị thế của tổng công ty và nâng cao tỷ lệ chủ động tìm kiếm dự án mới, đấu thầu cạnh tranh. + Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, thân thiện với môi

trường trong lĩnh vực xây dựng

- Đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản:

+ Dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư bất động sản (khu nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật) đảm bảo (i) chất lượng, (ii) thân thiện với người sử dụng, (iii) thực hiện đúng cam kết, và (iv) giá cả hợp lý, phù hợp với thị trường và xã hội;

+ Hình thành đội ngũ phát triển bất động sản và hoàn thiện mô hình quản lý bất động sản chuyên nghiệp tại Tổng công ty; + Phát huy thế mạnh của Tổng công ty vừa là nhà đầu tư vừa là

tham gia đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng xã hội mà các doanh nghiệp khác chưa thể hoặc chưa sẵn sàng tham gia đầu tư như dự án sản xuất và phân phối nước sạch, sản xuất và phân phối điện, tập trung vào các dự án giao thông (đường, cầu) theo hình thức hợp tác công-tư (PPP).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)