Phân tích SWOT các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 58 - 59)

3.2. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới đến chiến lược phát

3.2.3. Phân tích SWOT các yếu tố môi trường

Bảng 3.5 - Phân tích SWOT các yếu tố môi trường

Điểm mạnh + Hệ thống chính sách và quy hoạch cụ thể mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng. + Với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn mạnh của

chính phủ sẵn sàng chi cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm. + Nguồn lao động thị trường giá rẻ.

Điểm yếu + Thủ tục hành chính rườm ra tạo nên rào cản không nhỏ tới các nhà đầu tư.

Cơ hội + Thị trường bất động sản dần hồi phục.

+ Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng dự đoán sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới.

+ Việc thiếu hụt điện nghiêm trọng vào mùa khô mở ra nhu cầu lớn về việc phát triển và mở rộng nguồn sản xuất điện.

+ Chính phủ tiếp tục có thêm những chính sách góp phần làm minh bạch hóa thị trường và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

+ Xu hướng chuyển dịch các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam.

+ Lãi suất giảm, do vậy kênh đầu tư tiền gửi đã trở nên kém hấp dẫn hơn. Do đó, dòng tiền có thể sẽ đổ vào các kênh đầu tư khác

Sức ép của người cung cấp: - Sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý đầu tư

Cạnh tranh giữa các DN trong ngành - Cạnh tranh quyết liệt về giá bán, quy

mô dự án, vị trí;

- Năng lực tài chính doanh nghiệp. - Sự khác biệt hóa về dịch vụ tiện ích - Uy tín, Chiến lược thị trường

Sức ép từ khách hàng - Tính nhạy cảm đối với giá sản phẩm và dịch vụ tiện tích; - Sự khác biệt của sản phẩm (thiết kế, chất lượng, hậu mãi)

Nguy cơ của các đối thủ tiềm năng

- Các doanh nghiệp Xây dựng và kinh doanh bất động sản trong và ngoài nước mới được thành lập

Nguy cơ cạnh tranh của sản phẩm thay thế - Các kênh đầu tư: chứng khoán, vàng,

hiệu quả hơn như BĐS. Ngoài ra, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp xây dựng cũng tiếp tục giảm theo hỗ trợ tiết giảm chi phí. + Khung pháp lý cho hình thức PPP ngày càng được cải thiện hơn,

tạo điều kiện thu hút mạnh vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng

+ Các hiệp định kinh tế được ký kết trong thời gian gần đây sẽ tạo tiền đề cho nguồn vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam.

+ Đa phần các nhà thầu trong nước là các doanh nghiệp nhỏ lẻ không có thế mạnh cạnh tranh, năng lực thầu yếu kém, và sử dụng công nghệ lạc hậu.

+ Khả năng quản lý năng lực thầu nhìn chung của các đơn vị xây lắp ở Việt Nam còn yếu kém và nguồn nhân lực chuyên môn cao không đáp ứng đủ nhu cầu.

Thách thức + Sự độc quyền của chính phủ trong các lĩnh vực quan trọng như ngành năng lượng tạo nên sự không minh bạch và rủi ro nhất định cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài.

+ Thiếu hụt điện năng và cơ sở hạ tầng còn yếu kém tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực tới tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam và ảnh hưởng tới dòng vốn FDI. + Năng suất lao động thấp làm tăng chi phí đầu tư của các doanh

nghiệp FDI cũng như chi phí xây dựng của các doanh nghiệp xây lắp.

+ Hê thống pháp luật còn nhiều bất cập và chưa rõ ràng, như trong lĩnh vực thuế và đăng ký kinh doanh.

+ Trình độ dân trí ngày một cao đòi hỏi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao để có khả năng cạnh tranh, đáp ứng lực cầu luôn biến đổi.

+ Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước khác trong ngành xây dựng ngày một tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 58 - 59)