Căn cứ đề xuất chiến lược kinhdoanh và kế hoạch hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 73)

Tiếp tục kiên trì và triển khai mạnh mẽ theo định hướng Chiến lược pháttriển Tổng Công ty đã được Hội đồng quản trị phê duyệt (Quyết định số 285a ngày 27/4/2009 của HĐQT) căn cứ Nghị quyết số 01/2009 của Đại hội đồng cổ đông (Ngày 24/4/2009) với 4 nội dung chính:

- Định hướng chiến lược phát triển kinh doanh: Trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản. - Định hướng tái cấu trúc doanh nghiệp (Tổng Công ty và các đơn vị

thành viên): Hình thành các công ty nòng cốt của Tồng Công ty trong lĩnh vực xây lắp - bất động sản - hoạt động khác do Tồng Công ty nắm cổ phần chi phối.

- Định hướng hoàn thiện phương thức quản lý, điều hành và mô hình quản trị Tổng Công ty.

- Định hướng chiến lược tài chính dài hạn cho Tổng công ty. 4.1.2.Phân tích ma trận SWOT

Từ các phân tích môi trường kinh doanh và yếu tố nội bộ của Vinaconex ở chương 3, tác giả sử dụng phân tích SWOT để tổng hợp lại bức tranh thực trạng của Vinaconex, làm cơ sở đề xuất các chiến lược kinh doanh. 4.1.2.1.Điểm mạnh

- Nguồn vốn lớn, đảm bảo khả năng đối ứng và huy động phục vụ sản xuất kinh doanh. Có lợi thế khi tham gia đấu thầu các công trình cơ sở hạ tầng có vốn đầu tư Nhà Nước.

- Tình hình sản xuất kinh doanh đang được cải thiện, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

- Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, thực hiện nhiều công trình cóquy mô lớn trong cả nước, danh tiếng gắn với các sản phẩm trung và cao cấp.

- Có nhiều đơn vị thành viên hoạt động trong những lĩnh vực mang tính hỗ trợ cho lĩnh vựckinh doanh chính, ví dụ như sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế, thậm chí trườngdạy nghề, phát huy tối đa sức mạnh nội bộ trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

- Là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được thí điểm cổ phần hóa và đã thực hiện thànhcông, sớm niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, tạo sự minh bạch trong hoạt độngkinh doanh và thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư quốc tế.

- Đội ngũ lãnh đạo năng động, sắc bén, có trình độ, năng lực, nhiệt huyết; Đội ngũ cán bộcông nhân viên được đào tạo không ngừng cả trong và ngoài nước, thậm chí đội ngũcông nhân cũng có nhiều cơ hội thực tập tại nước ngoài trước khi tham gia các dự án lớnở trong nước. - Quan tâm đúng mực đến công tác khoa học công nghệ, so với các

doanh nghiệp nhànước tương đương khác thì được đánh giá cao hơn, đã có công trình khoa học công nghệđược cấp bằng độc quyền sáng chế. - Quyết liệt trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp sau cổ phần hóa, với

việc chủ động thuêđơn vị tư vấn hàng đầu thế giới xây dựng chiến lược tái cấu trúc và kế hoạch tái cấu trúcđến năm 2015; tính đến nay đã thực hiện tái cấu trúc được 40 đơn vị.

4.1.2.2.Điểm yếu

- Chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể dẫn tới công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị động trước các biến động của thị trường. - Tỷ lệ nợ và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp còn lớn. Các chỉ số hiệu quả

tài chính và hiệu quả đầu tư, tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp còn thấp so với thị trường, ảnh hưởng tới sức hút của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp.

- Tỷ lệ nợ cao khiến sức khỏe của doanh nghiệp trong ngắn hạn yếu, sẽ khó có khả năng đầu tư đa dạng ngành nghề, lĩnh vực, khó có thể phân tán nguồn lực ra nhiều dự án.

- Vinaconex hiện nay hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau dẫn đến không tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính làm phân tán nguồn lực. - Số lượng doanh nghiệp thành viên còn nhiều trong khi năng lực quản lý

của các người đại diện vốn, các cấp quản trị còn nhiều bất cập dẫn tới yếu kém trong quản lý vốn, dễ thất thoát.

- Không có thế mạnh trong việc áp dụng công nghệ mới trong thi công xây lắp. Chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động xây dựng.

- Quá trình tái cấu trúc không thực hiện được như kế hoạch, do nhiều nguyên nhân kháchquan (khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự thay đổi chính sách tài chính, tiền tệ, sự thắt chặtquản lý đối với thị trường xây dựng, bất động sản, …) và chủ quan (mô hình kinh doanhcủa các đơn vị thành viên phức tạp, các đơn vị thành viên đều đã cổ phần hóa nên quytrình tái cấu trúc phải thực hiện thông qua hình thức thoái vốn, cán cân tài chính bất hợp lýcủa doanh nghiệp trong nhiều năm, …).

- Thiếu đội ngũ các bộ có kinh nghiệm về quản lý và điều hành đầu tư, tổ chức đấu thầu, triển khai dự án, lập hồ sơ thanh quyết toán và thu hồi vốn, dẫn đến dự nợ vượt mức cho phép.

- Không thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tiềm năng do chính sách đầu tư đa ngành

4.1.2.3.Cơ hội

- Với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn mạnh của chính phủ sẵn sàng chi cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm.

- Nguồn lao động trên thị trường giá rẻ.

- Chính phủ tiếp tục có thêm những chính sách góp phần làm minh bạch hóa thị trường và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

- Xu hướng chuyển dịch các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. - Lãi suất giảm, do vậy kênh đầu tư tiền gửi đã trở nên kém hấp dẫn hơn.

Do đó, dòng tiền có thể sẽ đổ vào các kênh đầu tư khác hiệu quả hơn như BĐS. Ngoài ra, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp xây dựng cũng tiếp tục giảm theo hỗ trợ tiết giảm chi phí.

- Các hiệp định kinh tế được ký kết trong thời gian gần đây sẽ tạo tiền đề cho nguồn vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam.

- Đa phần các nhà thầu trong nước là các doanh nghiệp nhỏ lẻ không có thế mạnh cạnh tranh, năng lực thầu yếu kém, và sử dụng công nghệ lạc hậu.

- Khả năng quản lý năng lực thầu nhìn chung của các đơn vị xây lắp ở Việt Nam còn yếu kém và nguồn nhân lực chuyên môn cao không đáp ứng đủ nhu cầu.

- Hệ thống chính sách và quy hoạch cụ thể mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

- Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng dự đoán sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới.

- Việc thiếu hụt điện nghiêm trọng vào mùa khô mở ra nhu cầu lớn về việc phát triển và mở rộng nguồn sản xuất điện, qua đó tăng nhu cầu xây dựng công nghiệp.

- Trong lĩnh vực bất động sản: Thị trường bất động sản dần hồi phục.Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của Chính phủ diện tích bình quân đầu người phải đạt mức 25m2/người và chủ yếu phát triển chung cư cao tầng để tiết kiệm đất đai.

- Các khó khăn chung của thị trường sẽ sàng lọc các đơn vị cạnh tranh yếu năng lực. Với sự ổn định và cải thiện năng lực cạnh tranh kịp thời của Vinaconex, Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư sẽ nhìn nhận doanh nghiệp như một đối tác uy tín, đảm bảo lòng tin để đầu tư, hợp tác.

- Một số tổ chức quốc tế triển khai các dự án nằm trong mối quan tâm của Vinaconex, nhưJICA (Nhật Bản) triển khai Chương trình Hợp tác kinh tế công nghiệp Mekong – Nhật Bản,chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng của nền kinh tế các nước tiểu vùng sông Mekong, ADBtriển khai Chương trình cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty.

4.1.2.4. Thách thức

- Căng thẳng về chính trị giữa Việt Nam, Philippin với Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn chưa có dấu hiệu giảm do sự leo thang của Trung Quốc. Nếu cuộc khủng hoảng này dẫn đến chiến tranh rất có thể đẩy nền kinh tế Việt Nam đến sự khó khăn và lạm phát sẽ gia tăng.

- Chính sách, pháp luật của nhà nước không ổn định và không theo kịp được yêu cầu phát triển của thị trường đặc biệt trong lĩnh vực bất động

sản. Thủ tục hành chính rườm rà, còn nhiều điểm chưa minh bạch, tạo nên rào cản không nhỏ tới các nhà đầu tư.

- Chính sách thắt chặt kinh tế vĩ mô của nhà nước khiến nhiều nhà đầu tư yếu rơi vào khủng hoảng, dẫn tới phá sản. Giảm đầu tư công ảnh hưởng tới lĩnh vực xây lắp. Người dân thắt chặt chi tiêu, ảnh hưởng tới lượng cầu trong lĩnh vực bất động sản.

- Sự hội nhập kinh tế của Việt Nam với thế giới ngày càng sâu rộng, xu thế toàn cầu hóa ngày càng rõ nét đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt do có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư về vốn, công nghệ và nhân lực vào Việt Nam.

- Thế giới hiện vẫn còn nhiều biến động về kinh tế, chính trị không lường trước được,những biến động này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng hợp tác kinh doanhcủa các nhà đầu tư quốc tế với Vinaconex trong những lĩnh vực xây dựng và bất độngsản;

- Những thay đổi chính sách vĩ mô của Nhà nước về ngành xây dựng và bất động sản cóthể thay đổi ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của Vinaconex;

- Thị trường vàng, ngoại tệ không ổn định sẽ ảnh hưởng đến các khoản vay ngoại tệ củaVinaconex;

- Một số thương vụ M&A trong ngành ngân hàng có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay nợcủa Vinaconex trong thời gian tới;

- Yêu cầu dự phòng rủi ro tăng từ đơn vị kiểm toán cho một số danh mục đầu tư củaVinaconex đã và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp;

- Một số đơn vị thành viên của Vinaconex, tuy hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và/hoặcbất động sản nhưng kết quả kinh doanh không đạt

được như kỳ vọng, đã và đang nằmtrong danh sách thoái vốn của Tổng Công ty; điều này đang phá vỡ mô hình tái cấu trúcđặt ra ban đầu; - Một số đơn vị nằm trong danh sách thoái vốn của Vinaconex nhưng do

hoạt động không hiệu quả nên không thể thoái vốn được, làm ảnh hưởng đến tiến độ tái cấu trúc đặt ra ban đầu.

- Sự độc quyền của chính phủ trong các lĩnh vực quan trọng như ngành năng lượng tạo nên sự không minh bạch và rủi ro nhất định cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài.

- Thiếu hụt điện năng và cơ sở hạ tầng còn yếu kém tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực tới tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam và ảnh hưởng tới dòng vốn FDI.

- Năng suất lao động thấp làm tăng chi phí đầu tư của các doanh nghiệp FDI cũng như chi phí xây dựng của các doanh nghiệp xây lắp.

- Trình độ dân trí ngày một cao đòi hỏi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao để có khả năng cạnh tranh, đáp ứng lực cầu luôn biến đổi.

- Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước khác trong ngành xây dựng ngày một tăng.

4.1.2.5.Tổng hợp Mô hình SWOT cho Vinaconex

Bảng 4.1 - Tổng hợp phân tích SWOT của Vinaconex

Điểm mạnh (S) 1. Vốn lớn, doanh thu lớn; cổ đông có tiềm lực tài chính 2. Có uy tín, danh tiếng, kinh nghiệm và minh bạch tài chính 3. Nhiều đơn vị hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh chính 4. Nhân lực tốt, có trình độ, nhiệt huyết

5. Lãnh đạo có quyết tâm cao trong tái cấu trúc

Điểm yếu (W) 1. Chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng; sản phẩm thiếu sự khác biệt; công tác thị trường yếu.

trung bình ngành

3. Công ty kinh doanh nhiều ngành nghề, nguồn lực phân tán 4. Năng lực quản lý cấp dưới, cấp đơn vị thành viên còn hạn

chế

5. Tỷ lệ áp dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh thấp 6. Tái cấu trúc doanh nghiệp chậm

Cơ hội (O) 1. Hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, nhà nước về chính sách, nguồn vốn, thu hút vốn FDI

2. Nhân lực trong nước giá rẻ

3. Xu hướng chuyển dịch công nghiệp từ Trung Quốc, Ấn Độ sang Việt Nam

4. Lãi suất thấp, nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp.

5. Đa số các doanh nghiệp xây dựng khác có quy mô nhỏ lẻ, sức cạnh tranh hạn chế

6. Tốc độ đô thị hóa cao, nhu cầu nhà ở, cơ sở hạ tầng cao 7. Nhiều chương trình hợp tác quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp

Việt trong quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thách thức (T) 1. Căng thẳng chính trị biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc

2. Chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, thủ tục hành chính rườm rà

3. Chính sách thắt chặt kinh tế vĩ mô khiến nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư thua lỗ, phá sản; đầu tư công trong xây lắp giảm mạnh.

4. Cạnh tranh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ

5. Thị trường vàng, ngoại tệ không ổn định, ảnh hưởng tới khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp.

6. Khả năng thoái vốn tại 1 số doanh nghiệp thành viên khó khăn, ảnh hưởng tới quá trình tái cấu trúc

7. Năng suất lao động Việt Nam thấp. 4.2. Đề xuất chiến lược kinh doanh

4.2.1. Đánh giá, xếp hạng các nguy cơ, thách thức; điểm mạnh, yếu.

Từ việc phân tích tình hình hoạt động của Vinaconex đã nêu trên cho thấy có rất nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên không phải những cơ hội nào cũng có thể đưa đến cho tổng công ty những tác động tích cực như nhau, và ngược lại, không phải thách thức nào xảy đến cũng đem lại cho tổng công

ty những rủi ro, mất mát như nhau. Vì vậy tác giả tiến hành xem xét, đánh giá, xác định mức độ quan trọng của các yếu tố theo phương pháp như đã phân tích tại chương 1.

4.2.1.1.Đánh giá cơ hội

Trên cơ sở các cơ hội chính đã tổng hợp ở mục 4.1, tác giả đánh giá xếp hạng các cơ hội theo bảng như sau:

Bảng 4.2 Đánh giá tác động của cơ hội đối với doanh nghiệp

Các yếu tố Mức độ quan trọng với ngành Tác động đối với doanh nghiệp Điểm số (1) (2) (3) (4) = 2x3 1 Hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, nhà nước về chính sách, nguồn vốn, thu hút vốn FDI

2 1 2

2 Nhân lực trong nước giá rẻ 2 2 4

3 Xu hướng chuyển dịch công nghiệp từ Trung Quốc, Ấn Độ sang Việt Nam

2 1 2

4 Lãi suất thấp, nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp. 3 2 6 5 Đa số các doanh nghiệp xây dựng khác có quy

mô nhỏ lẻ, sức cạnh tranh hạn chế

1 2 2

6 Tốc độ đô thị hóa cao, nhu cầu nhà ở, cơ sở hạ tầng cao

3 2 6

7 Nhiều chương trình hợp tác quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh

2 2 4

Từ biểu phân tích đánh giá trên cho thấy tổng công ty cần ưu tiên đến việc phân tích cơ hội O2, O4, O6 là những cơ hội có tác động mạnh tới doanh nghiệp trong tương lai, vì vậy cần ưu tiên chú ý theo dõi để chuẩn bị các nguồn lực cần thiết nhằm khai thác tốt các cơ hội đó.

Nếu điều kiện và hoàn cảnh cho phép, Vinaconex có thể chú ý tới cơ hội O7 là tác động trung bình tới doanh nghiệp. Các cơ hội còn lại (O1, O3,

O5) là những cơ hội có mức độ tác động thấp nên đơn vị chưa cần tập trung nhiều sự quan tâm.

4.2.1.2. Đánh giá các thách thức

Cũng như việc phân tích cơ hội, việc đánh giá các thách thức được tiến hành tương tự, kết quả thể hiện như bảng sau:

Bảng 4.3 Đánh giá tác động của thách thức đối với doanh nghiệp

Các yếu tố chính Mức độ quan trọng với ngành Tác động đối với doanh nghiệp Điểm số (1) (2) (3) (4) = 2x3

1 Căng thẳng chính trị biên giới giữa Việt Nam –

Trung Quốc 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 73)