Xâydựng ma trận SWOT và hình thành phương án chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 84 - 87)

4.1.2 .Phân tích ma trận SWOT

4.2. Đề xuất chiến lược kinhdoanh

4.2.2. Xâydựng ma trận SWOT và hình thành phương án chiến lược

Từ việc phân tích và đánh giá theo mức độ ưu tiên ở trên, ta sử dụng ma trận SWOT làm công cụ để xây dựng các phương án kết hợp có thể có. Từ cách phối hợp này hình thành nên 04 nhóm phối hợp cơ bản đó là SO, WO, ST, WT. Trên cơ sở các phương án hình thành, phối hợp với việc cân đối nguồn lực của doanh nghiệp để lựa chọn chiến lược kinh doanh của đơn vị.

Bảng 4.5 Tổng hợp Ma trận SWOT Môi trường nội bộ DN Môi trường bên ngoài DN Điểm mạnh (S) 1. Vốn lớn, doanh thu lớn;

cổ đông có tiềm lực tài chính

2. Có uy tín, danh tiếng, kinh nghiệm và minh bạch tài chính

3. Nhân lực tốt, có trình độ, nhiệt huyết

Điểm yếu (W) 1. Công ty kinh doanh

nhiều ngành nghề, nguồn lực phân tán 2. Nợ vay lớn, chỉ tiêu hiệu

quả sinh lời, đầu tư thấp so với trung bình ngành 3. Chưa có chiến lược kinh

doanh rõ ràng; sản phẩm thiếu sự khác biệt; công tác thị trường yếu

Cơ hội (O)

1. Lãi suất thấp, nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp 2. Tốc độ đô thị hóa cao,

nhu cầu nhà ở, cơ sở hạ tầng cao

3. Nhân lực trong nước giá rẻ

Các chiến lược SO

Tận dụng thế mạnh của doanh nghiệp để khai thác các cơ hội trong môi trường kinh doanh bên ngoài

1. S1-O1

2. S3-O2

Các chiến lược OW

Tận dụng các cơ hội bên ngoài để khắc phục điểm yếu bên trong doanh nghiệp

1. O2-W1

2. O1-W2

1. Chính sách thắt chặt kinh tế vĩ mô khiến nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư thua lỗ, phá sản; đầu tư công trong xây lắp giảm mạnh.

2. Khả năng thoái vốn tại 1 số doanh nghiệp thành viên khó khăn, ảnh hưởng tới quá trình tái cấu trúc

3. Cạnh tranh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ

Tận dụng điểm mạnh bên trong doanh nghiệp nhằm giảm bớt tác động của các nguy cơ bên ngoài

1. S1-T1

2. S1-T2

Các chiến lược mang tính “phòng thủ”, cố gắng khắc phục điểm yếu và giảm tác động (hoặc tránh) nguy cơ bên ngoài

1. T1-W1

2. T2-W2

4.2.2.2. Các phương án chiến lược kết hợp

Dựa vào ma trận SWOT như trên, ta xây dựng được các phương án kết hợp các cặp được xem là hợp lý như sau:

a. Phương án 1: theo các cặp phối hợp S1O1; O2W1; S1T1; T1W1. - Nội dung kết hợp của các cặp phối hợp:

+ Kết hợp ưu thế nguồn vốn, tài sản công ty lớn, các cổ đông có tiềm lực tài chính lớn để tận dụng tối đa nguồn vốn vay lãi suất thấp và các hỗ trợ khác của nhà nước.

+ Tận dụng sự tăng trưởng về nhu cầu nhà ở và đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công ty cần tập trung ngành nghề kinh doanh chính của công ty vào lĩnh vực thi công xây lắp dân dụng, cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động sản. Đây cũng là các lĩnh vực có lợi nhuận biên lớn hơn so với các lĩnh vực khác.

+ Sử dụng ưu thế của nguồn vốn doanh nghiệp lớn, các cổ đông có tiềm lực tài chính để làm năng lực đối ứng tham gia triển khai các dự án PPP, đặc biệt là các dự án BOT của lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giảm dần sự phụ thuộc vào các dự án có sử dụng vốn ngân sách.

+ Công ty cần tập trung nguồn lực để tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh tập trung, chủ động tiếp cận các lĩnh vực kinh doanh không phụ thuộc vào nguồn vốn công.

- Hạn chế của các cặp phối hợp:

+ Không cải thiện được tình trạng yếu kém, thụ động của công ty trong việc sản phẩm kém cạnh tranh, công tác thị trường yếu.

+ Không giải quyết được tình hình thoái vốn chậm ở các doanh nghiệp thành viên khó khăn, ảnh hưởng tới quá trình tái cấu trúc tổng công ty.

- Biện pháp khắc phục

+ Tập trung nâng cao chất lượng, hàm lượng công nghệ sử dụng trong thi công xây dựng công trình. Xây dựng bộ phận thị trường chuyên nghiệp để quảng bá hình ảnh và tiếp thị với khách hàng.

b. Phương án 2: theo các cặp phối hợp S3O2; O1W2; S1T2; T2W2. - Nội dung kết hợp của các cặp phối hợp:

+ Trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm sẵn có, sự minh bạch về tài chính, Vinaconex tìm kiếm và thiết lập nguồn nhân công giá rẻ, đảm bảo chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực thi công xây lắp.

+ Tranh thủ các nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi để triển khai các dự án đầu tư mới, qua đó cấu trúc lại và giảm các khoản vay hiện tại của công ty, cải thiện tình hình tài chính và hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp.

+ Tận dụng tiềm lực tài chính mạnh mẽ của các cổ đông lớn qua đó tìm ra phương án tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp thành

viên dự kiến thoái vốn. Qua đó sẽ tạo thuận lợi hơn cho công tác tái cấu trúc tổng thể tổng công ty.

+ Với phương án này, Vinaconex cần xác định tập trung ưu tiên nguồn lực vào việc giảm các khoản nợ vay và thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp thành viên.

- Hạn chế của các cặp phối hợp:

+ Không có giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực chính còn lại như kinh doanh bất động sản. Ngoài ra giải pháp tăng khả năng cạnh tranh bằng nguồn nhân công giá rẻ thường không đem lại nhiều hiệu quả.

+ Không cải thiện được tình trạng yếu kém, thụ động của công ty trong việc sản phẩm kém cạnh tranh, công tác thị trường yếu.

- Biện pháp khắc phục

+ Tập trung nâng cao chất lượng, hàm lượng công nghệ sử dụng trong thi công xây dựng công trình. Xây dựng bộ phận thị trường chuyên nghiệp để quảng bá hình ảnh và tiếp thị với khách hàng.

c. Tổng hợp

Tóm lại qua phân tích ma trận SWOT tại tổng công ty Vinaconex, chúng ta có được 2 phương án chiến lược kết hợp cơ bản trên cơ sở phối hợp các điểm mạnh, yếu và các cơ hội, nguy cơ đã nêu trên. Các cặp kết hợp này là cơ sở cho việc xây dựng phương án cụ thể ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng việt nam (VINACONEX) (Trang 84 - 87)