Chỉ tiêu Điểm bình quân Mức
1. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành
thường xuyên 3,6 Khá
2. Các nội dung thanh tra, kiểm tra được tiến hành
toàn bộ 3,8 Khá
3. Việc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra
được đơn vị (cá nhân) chú trọng sửa chữa 3,9 Khá
4. Hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra tốt 3,8 Khá
Trung bình 3,8 Khá
Từ bảng số liệu khảo sát 3.8 ta thấy công tác thanh tra, kiểm tra được đánh giá ở tất cả các nội dung là khá, với mức điểm bình quân từ 3,6 đến 3,9 điểm. Đạt được điều này là do, Sở khoa học công nghệ Yên Bái luôn giám sát việc triển khai kinh phí thực hiện nghiên cứu đề tài, tiến hành thanh tra, kiểm tra các đề tài sử dụng ngân sách Nhà nước hàng năm. Các nội dung thanh tra, kiểm tra được tiến hành toàn bộ là khá với 3,8 điểm. Nội dung kiểm tra bao gồm: tiến độ thực hiện, nội dung nghiên cứu, các sản phẩm và việc sử dụng kinh phí của đề tài so với thuyết minh đã được phê duyệt và hợp đồng triển khai thực hiện đề tài đã ký. Chỉ cấp tiếp kinh phí cho giai đoạn tiếp theo với đề tài đã thực hiện báo cáo tiến độ và đã được kiểm tra tiến độ.
Trên thực tế, quả thực nghiệm điều tra, nghiên cứu, tác giả thấy rằng, mặc dù công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành một cách thường xuyên, nhưng hiệu quả lại không cao, chủ yếu là về mặt hình thức. Các nội dung thanh tra, kiểm tra mặc dù bao quát khá đầy đủ các vấn đề về tài chính trong hoạt động khoa học, công nghệ, nhưng lại thiếu tính chi tiết để có thể dễ dàng đo lường, đánh giá. Thành ra việc đánh giá mang tính phiến diện và chủ quan của người đánh giá. Việc sửa chữa sai sót sau đánh giá có thực hiện, nhưng chủ yếu làm cho có lệ, tính hiệu quả chưa cao. Nhìn chung công tác đánh giá là có thực hiện đầy đủ, song chất lượng còn tương đối thấp.
3.2.5. Phân tích một số hạn chế trong việc phân bổ dự toán NSNN cho hoạt động khoa học công nghệ
Một số hạn chế trong việc thực hiện khoán chi trong hoạt động KH&CN (Thông tư Liên bộ số 27/2015/TTLT/BTC-BKHCN ngày 30/12/2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước);
Về phương thức khoán chi, nhiệm vụ KH&CN được khoán chi theo một trong hai phương thức: Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng: áp dụng đối với các nhiệm vụ được xác định rõ tên sản phẩm cụ thể; chỉ tiêu chất lượng
chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được; số lượng quy mô sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng; có tổng dự toán các khoản chi sửa chữa, mua sắm tài sản, đoàn ra không quá 01 tỷ đồng; Khoán chi từng phần: áp dụng đối với các nhiệm vụ không đủ điều kiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Trong khoán chi từng phần, cơ bản các nội dung kinh phí được thực hiện khoán chi (tiền công, hội thảo, công tác trong nước, …); chỉ không khoán chi đối với các nội dung mua nguyên nhiên, vật liệu, phụ tùng chưa được ban hành định mức kinh tế kỹ thuật; sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, đoàn ra.
Trước đây, dù thực hiện theo hình thức khoán hay không khoán thì công tác thanh tra thường bám sát vào việc: Làm rõ các khoản chi không đúng trình tự; nội dung và thời gian thực hiện theo Thuyết minh được phê duyệt; Kiểm tra thủ tục, nội dung, định mức chi theo đúng Thuyết minh được phê duyệt; đồng thời đối chiếu với các quy định khác có liên quan; Kiểm tra chất lượng sản phẩm của các Hợp đồng thuê khoán chuyên môn (chuyên đề); Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ mua sắm (tài sản, nguyên, nhiên vật liệu). Từ đó trong công tác xây dựng đề cương tiến hành thanh tra cũng đưa ra 1 số biểu mẫu theo hướng bám sát nội dung và trình tự trong thuyết minh được phê duyệt (ví dụ: Biểu mẫu kê chi tiết nội dung công việc theo tiến độ cấp ngân sách; Biểu mẫu kê theo các nội dung TKCM: tên người thực hiện, địa chỉ, công tác chuyên môn, chuyên đề, hợp đồng, kinh phí tương ứng và thời gian thực hiện, …) để thuận lợi trong quá trình kiểm tra hồ sơ chứng từ trực tiếp tại cơ sở.
Với việc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thì công tác thanh tra cũng nên có một số thay đổi về phương pháp cho phù hợp như: Xác định các nội dung và phần công việc chính, có yếu tố và vai trò quyết định đến việc tạo ra sản phẩm cuối cùng; Tập trung kiểm tra chứng từ thực chi cho các nội dung và phần công việc nêu trên; Kiểm tra tính logic và phù hợp của quá trình triển
khai những công việc trong thực tế (có thay đổi hoặc không thay đổi so với thuyết minh) với việc tạo ra sản phẩm cuối cùng. Từ đó có những thay đổi trong việc xây dựng đề cương, biểu mẫu trước khi tiến hành thanh tra (ví dụ: Biểu mẫu kê những nội dung công việc thay đổi so với thuyết minh theo nội dung, kinh phí và người thực hiện; lập bảng kê danh sách những cá nhân tham gia thực hiện đề tài theo tổng ngày công thực hiện, nội dung tham gia, kinh phí, kết quả tương ứng; Biểu mẫu bảng kê những nội dung mua sắm được giao khoán….).
Đối với các nhiệm vụ KH&CN cụ thể thì khi thanh tra, có thể kiểm tra, rà soát việc đáp ứng các điều kiện để được khoán chi; các nội dung, định mức được giao khoán; việc tuân thủ các nguyên tắc, quy định về quản lý, sử dụng số kinh được giao khoán… Mục đích của công việc này là nhằm phát hiện, xử lý, chấn chỉnh các vi phạm với lỗi cố ý. Nhắc nhở hướng dẫn khắc phục những thiếu sót, tồn tại với lỗi vô ý, giúp cho các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN thực hiện đúng pháp luật, tránh để xảy ra những vi phạm, hậu quả không đáng có. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề đó đều phải thực sự vì khoa học, đúng với nguyên tắc của hoạt động thanh tra chuyên ngành KH&CN.
Điểm mới trong thanh toán, tạm ứng kinh phí theo Thông tư này là tạm ứng kinh phí được thực hiện theo tiến độ hợp đồng nghiên cứu và phát triển KH&CN; thanh toán tạm ứng được căn cứ vào bảng kê khối lượng công việc đã thực hiện; kho bạc nhà nước chỉ thực hiện kiểm soát chi theo bảng kê khối lượng công việc đã thực hiện thay cho việc kiểm soát trên các hóa đơn, chứng từ chi tiết. Bảng kê khối lượng công việc đã thực hiện do tổ chức chủ trì lập căn cứ vào thực tế khối lượng công việc đã triển khai thực hiện và được đơn vị quản lý kinh phí xác nhận.
Thông thường khoán tức là bỏ tiền ra thì nhận sản phẩm, sản phẩm được mô tả rất kỹ như hàng hóa… Nhưng sản phẩm khoa học lại không thể
nó là một quá trình tìm kiếm, thử nghiệm, nếu sai thì tiếp tục thử mới, tìm ra lời giải hay phương án khác. Với đặc trưng công việc như vậy làm sao có thể khoán được? Việc khoán chỉ phù hợp với những công trình rất cận với ứng dụng, những công trình, đề tài đã qua giai đoạn nghiên cứu chỉ cần hoàn thiện để đưa sản phẩm vào sử dụng. Việc giải trình từng phần trong đề tài nghiên cứu (cụ thể mức kinh phí) cho từng giai đoạn sẽ gây khó cho nhà khoa học bởi họ không phải là những nhà kinh doanh có thể tính toán chi tiết những khoản chi phí phải có trong công trình nghiên cứu khoa học của mình. Đồng thời còn phải cam kết hoàn thành đúng thời gian như đã đăng ký ban đầu là rất bất cập, bởi nghiên cứu khoa học hoàn toàn không phải là một công đoạn sản xuất, hay lắp ráp thuần túy nên có những quy chế linh hoạt hơn kèm theo Thông tư số 27, vì đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ thực hiện trong nhiều năm, tổ chức chủ trì có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo đơn vị quản lý kinh phí về số kinh phí thực nhận và thực chi trong năm để đơn vị quản lý kinh phí tổng hợp số kinh phí thực nhận, thực chi của nhiệm vụ vào quyết toán của đơn vị theo niên độ ngân sách. Cuối năm, số dư dự toán, số dư tạm ứng trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục thực hiện.
Một số hạn chế trong việc quy định định mức chi cho hoạt động khoa học công nghệ (Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh Yên Bái ban hành định mức xây dựng, phân bổ dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ Khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước tỉnh Yên Bái).
Quyết định này quy định các yếu tố đầu vào cấu thành dự toán, định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách Nhà nước; quy định các yếu tố đầu vào cấu thành dự toán, định mức xây dựng dự toán kinh phí nguồn vốn đối ứng có sử dụng ngân sách
sự nghiệp kho học của tỉnh đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia; các hoạt động phục vụ công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN của cơ quan có thẩm quyền; quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN; quy định chi công bố kết quả nghiên cứu và chi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Về thuê chuyên gia trong nước phối hợp nghiên cứu. Trong trường hợp nhiệm vụ KH&CN có nhu cầu thuê chuyên gia trong nước, tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN căn cứ nội dung yêu cầu công việc thuê chuyên gia thực hiện thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyết minh rõ cho hội đồng tư vấn đánh giá xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo hợp đồng khoán việc. Trường hợp thuê chuyên gia trong nước theo ngày công thì mức dự toán thuê chuyên gia trong nước không quá 20.000.000 đồng/người/tháng (22 ngày/1 tháng).
Tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia trong nước không quá 30% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Về dự toán chi chế độ công tác phí, hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu. Nội dung và định mức chi chế độ công tác phí, hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu được xây dựng và thực hiện theo các quy định hiện hành do UBND tỉnh Yên Bái và các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Ngoài ra, quy định mức xây dựng dự toán chi thù lao tham gia hội thảo đối với các nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh như sau: Người chủ trì: 500.000 đồng/buổi hội thảo; Thư ký hội thảo: 250.000 đồng/buổi hội thảo; Báo cáo viên trình bày tại hội thảo: 500.000 đồng/báo cáo; Thành viên tham gia hội thảo: 100.000 đồng/thành viên/buổi hội thảo.
Dự toán chi họp hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (nếu có): được xây dựng trên cơ sở số lượng thành viên hội đồng với mức chi không quá 50% mức chi cho hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ
Về dự toán kinh phí quản lý chung nhiệm vụ KH&CN không quá 4% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước và tối đa không quá 30 triệu đồng.
Tuy nhiên, một trong những bất cập lớn nhất là các định mức chi theo quyết định số 25/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái đều thấp hơn so với quy định chung của Thông tư Liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ KH&CN, có định mức chỉ bằng 1/3 so với quy định của Thông tư số 55/2015/TT- BKHCN-BTC. Với các định mức chi cho hoạt động KH&CN thấp như vậy chưa thực sự khuyến khích mạnh mẽ các nhà khoa học tham gia đóng góp vào hoạt động KH&CN của tỉnh đặc biệt với một tỉnh miền núi khó khăn lại cần có sự phát triển về Khoa học và Công nghệ.
3.2.6. Đánh giá một số vấn đề khác trong quản lý tài chính đối với hoạt động Khoa học và Công nghệ của tỉnh Yên Bái
Qua khảo sát lấy phiếu điều tra của 120 cá nhân thực hiện đề tài, dự án ứng dụng, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, qua xử lý và tổng hợp theo thang đánh giá Likert kết quả như sau:
Bảng 3.9. Đánh giá về phân cấp quản lý và sử dụng tài chính cho hoạt động KH&CN
Chỉ tiêu Điểm bình quân Mức ý nghĩa
1. Phân cấp quản lý đảm bảo được hiệu quả
sử dụng tài chính cho hoạt động KH&CN 2,7 Trung bình 2. Người ra quyết định mỗi cấp có trách
nhiệm đối với nhiệm vụ của họ 3,5 Khá
3. Nguồn tài chính được sử dụng đúng mục
đích, hiệu quả. 2,6 Trung bình
4. Công khai, minh bạch 3,2 Trung bình
Trung bình 3,0 Trung bình
Đánh giá về phân cấp quản lý và sử dụng tài chính cho hoạt động KH&CN với điểm số bình quân là 3,0 (mức trung bình), Điểm cao nhất là người ra quyết định mỗi cấp có trách nhiệm đối với nhiệm vụ của họ với 3,5 (mức khá), thấp nhất là chỉ tiêu nguồn tài chính được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả chỉ đạt điểm 2,6 (mức trung bình). Bởi vì nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động khoa học công nghệ còn hạn hẹp, đầu tư dàn trải, không đúng mục đích dẫn đến hoạt động khoa học công nghệ của tỉnh Yên Bái chưa được hiệu quả. Ngoài ra, phần lớn còn có tâm lý ỷ lại trông chờ vào nguồn kinh phí NSNN. Qua điều tra và phân tích, tác giả nhận thấy người ra quyết định mỗi cấp có trách nhiệm đối với nhiệm vụ của họ và các nhu cầu đầu tư cho KH&CN cấp thiết của các đơn vị mình thì được ưu tiên, vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho trong việc cung cấp tài chính cho hoạt động nghiên cứu KH&CN.