Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Tài liệu thu thập để phục vụ quá trình nghiên cứu, được sử dụng thông qua phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.
Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố chính thức trên các tài liệu, sách báo, các ấn phẩm, các báo cáo của các cơ quan quản lý các cấp. Những tư liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu đã công bố gồm: Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trước đó, thông tin số liệu liên quan đến tình hình quản lý tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ. Cụ thể là thu thập thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Thống kế, Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái, Sở Tài chính Yên Bái,
Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái, Cục Thống kê Yên Bái, một số tổ chức KH&CN trong và ngoài tỉnh và các ngành chức năng khác có liên quan.
Tài liệu thu thập được gồm:
- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái..
- Các tài liệu thống kê có liên quan đến công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm toán công tác tài chính cho hoạt động Khoa học công nghệ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014-2016.
- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý. Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác tài chính cho hoạt động Khoa học công nghệ của tỉnh Yên Bái, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác quản lý tài chính hoàn thiện tốt hơn.
- Thu thập thông tin sơ cấp:
Để có được số liệu mới, tôi sẽ thông qua việc điều tra, khảo sát thông qua phiếu điều tra các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí sự nghiệp Khoa học và Công nghệ theo nội dung đã chuẩn bị sẵn trong phiếu điều tra:
+ Thiết kế phiếu điều tra: Tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra đối tượng là tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí sự nghiệp Khoa học.
+ Mẫu điều tra: Do thời gian và khả năng tài chính có hạn, nên tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khả dụng (Convenience sampling). Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều tra thống kê dành cho các trường hợp tổng thể quá lớn và hạn chế về mặt tiếp cận. Theo đó, tác giả lựa chọn điều tra 120 tổ chức, cá nhân (bao gồm các tổ chức, cơ
và Công nghệ: Phòng Hạ tầng - Kinh tế/ Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án).
+ Nội dung của mẫu phiếu điều tra gồm: các tiêu chí và các chỉ tiêu liên quan đến thông tin cơ bản của người được phỏng vấn; những ý kiến của họ trong việc phân cấp quản lý, hệ thống cơ sở pháp lý, nguồn tài chính…liên quan đến công tác tài chính cho Khoa học và Công nghệ.
+ Phương pháp điều tra: điều tra ngẫu nhiên các cá nhân và tổ chức trên địa bàn nghiên cứu với tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu.
- Xử lý kết quả khảo sát bằng toán thống kê: Chúng tôi tiến hành xử lý kết quả khảo sát bằng toán thống kê SPSS. SPSS là phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng.
+ Chúng tôi tập hợp ý kiến đánh giá, sau đó tổng hợp kết quả đánh giá cho điểm bình quân và nhận xét, đánh giá so với thang điểm xây dựng.
Mỗi biến số sẽ được ghi điểm theo quy ước sau:
Bảng 2.1: Bảng ý nghĩa của điểm số các biến
Điểm 1 2 3 4 5 Ý nghĩa Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
(Nguồn: Phiếu điều tra của tác giả)
Tổng hợp điểm số bình quân sẽ phản ánh với 5 mức đánh giá theo thang điểm như sau:
Bảng 2.2: Ý nghĩa của điểm số bình quân
Mức Khoảng Ý nghĩa 1 4.20 - 5.00 Tốt 2 3.40 - 4.19 Khá 3 2.60 - 3.39 Trung bình 4 1.80 - 2.59 Kém 5 1.00 - 1.79 Yếu
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau. Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý trên máy tính bằng chương trình Excel để tổng hợp và hệ thống hóa những tiêu thức cần thiết cùng với việc sử dụng các con số tuyệt đối, tương đối và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả. Là phương pháp nghiên cứu tài chính cho Khoa học và Công nghệ bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương. Thông qua so sánh thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, thông qua các số liệu thứ cấp tiến hành phân tích những hạn chế trong quản lý, sử dụng kinh phí cho Khoa học và Công nghệ.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh...
Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này ta rút ra được các kết luận về cơ cấu vốn sự nghiệp khoa học.
Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được.