5. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau. Số liệu điều tra được phân tổ và xử lý trên máy tính bằng chương trình Excel để tổng hợp và hệ thống hóa những tiêu thức cần thiết cùng với việc sử dụng các con số tuyệt đối, tương đối và bình quân để phản ánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả. Là phương pháp nghiên cứu tài chính cho Khoa học và Công nghệ bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương. Thông qua so sánh thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, thông qua các số liệu thứ cấp tiến hành phân tích những hạn chế trong quản lý, sử dụng kinh phí cho Khoa học và Công nghệ.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh...
Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này ta rút ra được các kết luận về cơ cấu vốn sự nghiệp khoa học.
Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu thuộc địa bàn nghiên cứu
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về vốn đầu tư cho KH&CN
- Tổng số vốn đầu tư từ NSNN cho KH&CN: Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
- Tổng kinh phí chi đầu tư phát triển. - Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học
- Tỷ lệ (%) đầu tư cho KH&CN so với tổng chi NSNN - Tỷ lệ (%) đầu tư cho KH&CN so với GDP
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN
- Tổng chi ngân sách địa phương: là toàn bộ các khoản chi của chính quyền địa phương được thực hiện trong một thời kỳ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nêu lên hiện trạng chi tiêu của chính quyền địa phương, phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả chi tiêu của chính quyền địa phương. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước địa phương phản ánh quy mô của từng khoản chi trong tổng chi ngân sách nhà nước địa phương.
- Tổng số chi thường xuyên: Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội.
- Tổng số vốn chi sự nghiệp KH&CN.
- Tỷ lệ (%) chi sự nghiệp KH&CN so với GDP của tỉnh. - Tỷ lệ (%) chi sự nghiệp KH&CN so với tổng chi NSNN.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH YÊN BÁI
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.
Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình; thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ, với 180 xã, phường, thị trấn.
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội… không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.
Địa hình: Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Khí hậu: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 - 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Dân số, lao động
Theo số liệu thống kê dân số trung bình năm 2015 tỉnh Yên Bái có 792.710 người, trong đó nam 395.330 người, nữ 397.380 người. Dân số thành thị 161.650 người chiếm 20,39%, dân số khu vực nông thôn 631.060 người chiếm 79,61% dân số toàn tỉnh. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2015 là 114 người/km2, cao nhất là thị xã Nghĩa Lộ 974 người/km2, thấp nhất là huyện Trạm Tấu 40 người/km2.
Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi đa dân tộc với bề dày lịch sử và văn hóa, trong đó có 12 dân tộc bản địa cùng sinh sống lâu đời gồm: Kinh (chiếm 54%), Tày (chiếm 17%), Dao (chiếm 9,1%), Mông (8,1%), Thái (6,1%), Mường, Nùng, Sán Chay, Giáy, Khơ Mú, Hoa, Phù Lá. Sự phân bố dân cư các dân tộc ở Yên Bái không có lãnh thổ tộc người rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau. Tuy vậy, mỗi dân tộc đều có những vùng quần tụ đông đảo của mình. Tại các vùng này dân số dân tộc đó chiếm tỷ lệ cao hơn so với dân tộc khác cùng cư trú. Tiêu biểu là người Mông cư trú tập trung ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; người Thái, người Mường ở huyện Văn Chấn; người Dao ở hai huyện Văn Yên, Văn Chấn; người Sán Chay ở huyện Yên Bình; người Kinh ở thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ; người Tày, người Nùng ở huyện Lục Yên; người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn; người Phù Lá ở xã Châu Quế Thượng huyện Văn Yên...
Hiện tại, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 45%, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 30%. Mỗi năm, tỉnh có hàng ngàn lao động sau khi học nghề được các doanh nghiệp trong tỉnh tuyển dụng.
3.1.2.2 Cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 11,33%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 24,54% xuống còn 22,92%; dịch vụ tăng từ 42,88% lên 45,07%. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 25 triệu đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2010. Ngoài chính sách hỗ trợ của T.Ư, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách và hằng năm bố trí hơn 40 tỷ đồng để tập trung đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tổng sản lượng lương thực đạt hơn 270.000 tấn/năm, bảo đảm an ninh lương thực; đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung, các mô hình sản xuất có hiệu quả, đặc biệt là bước đầu đã xây dựng được mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, vùng nguyên liệu (chè, quế, cây công nghiệp) gắn với cơ sở chế biến. Công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng được đẩy mạnh, tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 62%. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại, giá trị gia tăng bình quân 1,5%/năm. Chương trình nông thôn mới được chỉ đạo toàn diện, đã huy động được hơn 5.550 tỷ đồng đầu tư cho chương trình, đến nay, có năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, 37 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng bình quân 10,7%; thương mại, dịch vụ, du lịch tăng trưởng khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân tăng 16,1%/năm; giá trị xuất khẩu bình quân 5 năm tăng 14,21%; các dịch vụ y tế, giáo dục, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, vận tải... phát triển khá nhanh.
3.1.2.3 Giáo dục và đào tạo
Sau khi triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đầu năm học 2016 - 2017, đến nay toàn tỉnh có 434 cơ sở
giáo dục và dạy nghề. Tỷ lệ học sinh hoàn thành khóa học tiếp tục tăng; tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 65%với mức tăng khá cao năm học trước.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở mầm non tiếp tục giảm, tỷ lệ học sinh phổ thông xếp loại học lực khá, giỏi tăng từ 0,5 đến 1%, loại yếu, kém giảm từ 0,5 đến 1,5% ở các cấp học; tỷ lệ học sinh hoàn thành khóa học tiếp tục tăng; tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 65% với mức tăng khá cao năm học trước. Đặc biệt, năm 2016, Yên Bái tiếp tục có học sinh đạt thủ khoa Học viện Cảnh sát nhân dân và là năm thứ 5 liên tiếp, Yên Bái có học sinh đỗ thủ khoa đại học.
Năm học 2016 - 2017, toàn tỉnh có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú, 2.952 học sinh; trong đó, có 7 trường trung học cơ sở, 64 lớp, 2.124 học sinh; 2 trường trung học phổ thông, 24 lớp, 828 học sinh; 47 trường phổ thông dân tộc bán trú, 817 lớp và 69 trường có học sinh bán trú, 878 lớp với tổng số 20.687 học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP.
3.2. Thực trạng công tác tài chính đối với hoạt động Khoa học và Công nghệ của tỉnh Yên Bái nghệ của tỉnh Yên Bái
3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ tại tỉnh Yên Bái
Các tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn có 4 trường cao đẳng, 01 Trung tâm Thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (trực thuộc sở KH&CN), 01 Liên Hiệp Các Hội Khoa Học & Kỹ Thuật, trong những năm qua tỉnh đã tập trung quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này, nhưng nhìn chung so với yêu cầu phát triển còn nhiều bất cập.
Bảng 3.1: Thống kê các tổ chức KH&CN Đơn vị tính: Số tổ chức Tổ chứa KH&CN trực thuộc Tổng Số
Theo lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ Theo loại hình kinh tế KHTN KHKT và CN Khoa học y, dược KH Nông nghiệp KHXH KHNV Nhà nước Ngoài nhà nước Có vốn đầu tư nước ngoài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Cơ quan QLNN 2 1 1 2 Trường học các cấp (đại học, cao đẳng, dạy nghề, phổ thông các cấp) 4 1 1 2 4 Các trung tâm khuyến nông, trung tâm thông tin...
1 1 1
Các tổ chức sự
nghiệp khác 4 2 1 1 3 1
Doanh nghiệp 1 1 1
(Nguồn:Sở khoa học công nghệ Yên Bái)
Số cán bộ nghiên cứu và phát triển công nghệ phân theo trình độ được đào tạo và lĩnh vực hoạt động: Tỉnh đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhân lực khoa học và công nghệ theo hướng bảo đảm chất lượng, đồng bộ, đủ về số lượng và cơ cấu ngành nghề chuyên môn đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó chú trọng đào tạo nguồn lực cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành; bồi dưỡng nhân tài, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề cho các lĩnh vực khoa học và công nghệ và các ngành thuộc ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh đã được tăng cường và phát triển,
học công nghệ của tỉnh vẫn ít về số lượng và thiếu hụt các nhà khoa học đầu ngành, đặc biệt là nhà khoa học trẻ...
Bảng 3.2: Thống kê số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Đơn vị tính: Số người
Số cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc Tổng số
Chia theo trình độ Chức danh
TSKH và TS Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Khác Giáo sư Phó Giáo sư Cơ quan QLNN 47 2 25 20 Trường học các cấp (đại học, cao đẳng, dạy nghề, phổ thông các cấp) 313 63 250 Các trung tâm khuyến nông, trung tâm thông tin...
27 1 3 18 5
Các tổ chức sự
nghiệp khác 57 50 7 Doanh nghiệp 3 3
(Nguồn:Sở khoa học công nghệ Yên Bái)
Bảng 3.3: Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh Yên Bái
Đơn vị tính: Số người
TT Nguồn nhân lực Số lượng người Ghi chú Tổng số Tiến sĩ, sau tiến sĩ (PGS, GS) Thạc sĩ Đại học Cao đẳng
1 Nguồn nhân lực khoa học
và công nghệ 2.680 03 267 2.340 70
2
Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
447 03 91 341 12
Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật. Sở Khoa học và Công nghệ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Về cơ cấu tổ chức: Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và phòng chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ: Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Quản lý khoa học; Phòng Quản lý công nghệ và chuyên ngành; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Ở cấp huyện, thị xã, thành phố, chức năng quản lý nhà nước về KH&CN được giao cho phòng kinh tế/ Phòng Hạ tầng - Kinh tế. Cho đến thời điểm này, tất cả các huyện của Yên Bái chưa có cán bộ chuyên trách làm