Quan điểm, định hướng, mục tiêu trong đổi mới quản lý tài chính cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quản lý tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ tại tỉnh yên bái (Trang 112 - 113)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu trong đổi mới quản lý tài chính cho

hoạt động KH&CN tỉnh Yên Bái

4.1.1. Quan điểm

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng và Nhà nước đã sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với tiến trình phát triển ngành Công nghiệp nói riêng. Đổi mới công tác quản lý tài chính nói riêng và công tác quản lý hoạt động KH&CN nói chung đã được Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN theo hướng Nhà nước đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới, xây dựng tiềm lực KH&CN của một số lĩnh vực trọng điểm. Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho KH&CN, huy động các thành phần kinh tế tham gia hoạt động KH&CN. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Nâng cao chất lượng và khả năng thương mại của các sản phẩm KH&CN. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp”.

Đầu tư tài chính đối với hoạt động KH&CN là tạo động lực cho phát triển nền KH&CN ở nước ta là đầu tư cho phát triển KTXH của đất nước. Đầu tư cho khoa học, công nghệ phải được xem là đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho khoa học, công nghệ phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, phải đúng tầm và đến ngưỡng. Phải tích cực xã hội hoá hoạt động đầu tư cho khoa

học, công nghệ. Đổi mới cơ chế tài chính thực hiện nhiệm vụ KH&CN phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN.

Tiếp tục đảm bảo bố trí đủ nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN cho hoạt động KH&CN: Thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ tổ chức và hoạt động KH&CN để phấn đấu đảm bảo đạt mức đầu tư 2% tổng chi NSNN, đồng thời khắc phục tình trạng nhiều kết quả nghiên cứu không được ứng dụng như hiện nay; tăng cường chi phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao năng lực nghiên cứu của các tổ chức KH&CN.

4.1.2. Định hướng: Coi đầu tư tài chính cho Khoa học và công nghệ để Khoa

học và công nghệ thực sự là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Khoa học và công nghệ phải được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, sát với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, sản phẩm, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quản lý tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ tại tỉnh yên bái (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)