5. Bố cục của luận văn
3.3. Đánh giá chung về thực trạng tài chính cho hoạt động khoa học và
công nghệ tỉnh Yên Bái
3.3.1. Kết quả đạt được
* Kết quả chung:
Bám sát chủ trương, chỉ đạo của tỉnh và yêu cầu của thực tiễn, hàng năm trên cơ sở kinh phí sự nghiệp khoa học được giao, sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí cho các đơn vị thông qua việc chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Riêng kinh phí dành cho công tác nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ khoa học chiếm gần 70% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm. Giai đoạn 2014-2016, trên địa bàn tỉnh Yên Bái triển khai 133 đề tài, dự án (ĐTDA), mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp. Các đề tài, dự án được triển khai đúng trình tự và nội dung đã được phê duyệt, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị...trên địa bàn tỉnh.
Kết quả triển khai thực hiện các đề tài, dự án trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp đã góp phần lựa chọn được những tiến bộ kỹ thuật mới, giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, có thương hiệu, góp phần tác động tích cực, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân trên địa bàn. Trong những năm qua, chương trình KH&CN tuy chưa xây dựng thành chương trình riêng phục vụ xây dựng nông thôn mới nhưng việc lựa chọn các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và kinh phí sự nghiệp khoa học đã dành 55% - 65% phục vụ chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông, lâm nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông, lâm sản và thực hiện trên địa bàn nông thôn trong tỉnh đã gián tiếp góp phần xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông lâm nghiệp nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, tỉnh đã chỉ đạo triển khai xây dựng và bảo hộ một số nhãn hiệu nông sản đặc thù của địa phương như "Chỉ dẫn địa lý Văn Yên cho sản phẩm Quế của huyện Văn Yên", Nhãn hiệu chứng nhận Chè Suối Giàng, Cam Văn Chấn, Bưởi Đại Minh, Cam Lục Yên, Sơn Tra Mù Cang Chải, Miến đao Giới Phiên....nhằm phát huy lợi thế của những sản phẩm này, phát triển thương hiệu nông sản địa phương, quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Một số đề tài, dự án đạt kết quả khả quan và đang được nhân rộng như: "Phát triển trồng cây Thanh long ruột đỏ tại huyện Yên Bình, Trấn Yên và Văn Chấn", "Xây dựng mô hình trồng ngô nếp lai đơn Fancy 111 tại thị xã Nghĩa Lộ", "Xây dựng mô hình nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Yên Bái", "Chọn lọc, bảo tồn, phát triển giống lúa nếp Tú Lệ tại xã Tú Lệ huyện Văn Chấn", "Sử dụng hệ thống tưới phun mưa cố định và áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng chè Bát Tiên trên
địa bàn huyện Trấn Yên", "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh và kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững", Nghiên cứu cải tạo đàn Trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, "Xây dựng Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lai tạo bê lai giữa bò đực BBB và bò cái nền lai Zebu trên địa bàn tỉnh Yên Bái", Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi các Nheo trong lồng trên hồ Thác Bà, "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thâm canh cá Chép lai V1 thương phẩm trong ao đất tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái"...
* Đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn:
Lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn cùng với hoạt động điều tra cơ bản, tổng kết, đánh giá, bước đầu đã cung cấp luận cứ khoa học cho tỉnh hoạch định các chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung vào nghiên cứu đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số; nghiên cứu về lịch sử truyền thống của tỉnh, bản sắc văn hoá và các phong tục tập quán của các dân tộc tỉnh Yên Bái; Bảo vệ, bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá gắn với phát triển văn hoá du lịch. Nghiên cứu xây dựng một số mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.... Một số đề tài triển khai đạt kết quả nổi bật như: "Nghiên cứu biên soạn tập Bài tập tình huống và kỹ năng hoạt động cho cán bộ Đảng - Chính quyền - Đoàn thể cấp xã tỉnh Yên Bái", "Thực trạng và giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong Đảng đối với các huyện, thị, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc", "Nghiên cứu giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Yên Bái thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa", "Nghiên cứu bảo tồn, lưu truyền 06 điệu xòe cổ của đồng bào dân tộc Thái vùng Nghĩa Lộ - Mường Lò", "Nghiên cứu các giải pháp củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém và yếu kém từng mặt ở Đảng bộ tỉnh Yên Bái"....
* Đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng:
Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông: Tập trung đổi mới thiết bị công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến; đưa thiết bị công nghệ hiện đại vào một số lĩnh vực sản xuất mà tỉnh có lợi thế để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó chủ yếu hướng vào công nghệ chế biến nông, lâm sản (đổi mới thiết bị công nghệ chế biến chè, chế biến gỗ rừng trồng, chế biến sắn, chế biến khoảng sản...); cùng với đó, nghiên cứu, ứng dụng và tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn; nghiên cứu công nghệ mới, vật liệu mới phục vụ xây dựng, giao thông....một số đề tài nổi bật như: "Xây dựng mô hình nhân rộng lò sấy miến dong và nấm bằng phương pháp gián tiếp tại thành phố Yên Bái", "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh bơm nước không dùng nhiên liệu áp dụng cho vùng cao tại Yên Bái", "Nghiên cứu, chế tạo hệ thống sấy nông sản quy mô hộ gia đình, sử dụng nhiên liệu sẵn có ở địa phương tại huyện Mù Cang Chải"....
* Đối với lĩnh vực công nghệ - thông tin:
Trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin: Triển khai các dự án đầu tư cho việc áp dụng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên ngành vào trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, đến nay nhiều cơ quan đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc: quản lý văn bản đi đến phục vụ hiệu quả cho công tác điều hành; xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ công tác kế hoạch hoá vi mô tại các trường học, cơ sở y tế...; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đất đai, số hoá bản đồ để lưu trữ, quản lý trên máy vi tính, ứng dụng kỹ thuật số để xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ qui hoạch....một số đề tài, dự án nổi bât như: "Nghiên cứu, thiết lập và xây dựng mạng Thông tin liên lạc bộ đàm Trung tâm Thông tin Chỉ huy Công an
tỉnh Yên Bái phục vụ công tác đảm bảo an ninh chính trị, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, trên địa bàn tỉnh Yên Bái", "Ứng dụng hệ thống thống tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất ở đô thị trong công tác quản lý về giá và thị trường trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái", "Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng phần mềm quản lý chương trình phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh Yên Bái"....
Giai đoạn từ năm 2014-2016, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ, thiết bị và xác lập quyền sở hữu công nghiệp, nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng, mạnh dạn trong đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và xác lập quyền sở hữu công nghiệp để phát triển sản xuất theo định hướng của tỉnh phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sử dụng công nghệ tiên tiến tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, năng lượng. Trong 3 năm qua, từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ cân đối hàng năm tỉnh đã hỗ trợ cho 16 đơn vị có hoạt động đổi mới công nghệ, thiết bị trong sản xuất, kinh doanh với tổng số tiền 2.888 triệu đồng (năm 2014 hỗ trợ 5 đơn vị với số tiền 1.000 triệu đồng; năm 2015 hỗ trợ 6 đơn vị với số tiền 918 triệu đồng; năm 2016 hỗ trợ 5 đơn vị với số tiền 970 triệu đồng). Thông qua việc làm này đã phần nào thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn, tích cực đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giúp các doanh nghiệp tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường cũng như bảo vệ tài sản trí tuệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
* Đối với ứng dụng khoa học và công nghệ:
Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp: Việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh trong thời gian qua thể hiện ở một số mặt sau:
- Ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã chú trọng áp dụng khoa học công nghệ, đặc
biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung nghiên cứu chuyển giao các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước và phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản: Các nhiệm vụ đã tập trung vào chuyển giao, hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi, tiếp tục nghiên cứu đưa các giống con mới nhằm đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao; nghiên cứu thụ tinh nhân tạo trâu, bò để chủ động nguồn giống vật nuôi....
- Ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp: Các nhiệm vụ Khoa học và công nghệ đã góp phần tăng giá trị kinh tế ngành lâm nghiệp qua việc nghiên cứu bộ giống cây mơi, phù hợp với khí hậu, đất đai, qua đó tăng năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao sinh kế cho người dân miền núi, đặc biệt là các nhóm dân tộc ít người. Đề tài nổi bật như "Điều tra, khảo sát tập đoàn cây bản địa có khả năng chịu lửa để xây dựng đường băng xanh cản lửa tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái". Kết quả của đề tài đã lựa chọn được tập đoàn cây bản địa có khả năng chịu lửa để xây dựng đường băng xanh cản lửa để giảm bớt nguy cơ cháy rừng và sự lây lan của đám cháy tại huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái là: Vối thuốc, Nhội và Thẩu tấu.
3.3.2. Những hạn chế của công tác quản lý tài chính
Thứ nhất: Đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học, công nghệ từ ngân sách còn thấp so với yêu cầu; Chưa có nhiều dự án, mô hình có quy mô lớn
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) năm 1996 đưa ra là phấn đấu đạt mức 2% tổng chi NSNN cho hoạt động KH&CN của quốc gia. Mặc dù những năm qua Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc tăng đầu tư cho KH&CN nhưng tỷ lệ đầu tư còn rất khiêm tốn, mới đạt được gần 2% chi NSNN. So với nhiều nước khác trên thế giới thì tỷ lệ đầu tư từ NSNN cho KH&CN như thế là thấp. Tỷ lệ chi cho KH&CN trong chi NSNN giảm liên tục từ 1,85% năm 2006 xuống 1,36% năm 2014. Tính theo tỷ trọng đầu tư cho KH&CN/GDP từ NSNN của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 cũng giảm từ 0,51% xuống còn 0,41%.
Đối với tỉnh Yên Bái, Tổng mức đầu tư xã hội cho hoạt động KH&CN hàng năm mới đạt 0,1% GDP và 0,45% tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn, một tỷ lệ rất thấp so với đầu tư của quốc gia và so với thực tế nhu cầu phát triển KH&CN của tỉnh. Giai đoạn 2014-2016, thực hiện 133 đề tài dự án với tổng kinh phí thực hiện là 32.927 triệu đồng, tính trung bình mỗi đề tài có kinh phí khoảng 250 triệu đồng, quá thấp đối với 1 sản phẩm khoa học. Vì vậy, các đề xuất nhiệm vụ trong thời gian vừa qua của các tổ chức, cá nhân đều có chất lượng không cao, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, chưa có tính đột phá; các đề xuất chưa nắm bắt được nhu cầu bức thiết từ đời sống xã hội, sản xuất, kinh doanh. Hàng năm, cơ quan quản lý tiếp nhận khoảng từ 130 - 150 đề xuất nhiệm vụ, tuy nhiên chỉ khoảng 30 - 40 đề xuất trong đó có thể đưa vào thực hiện và trong số này cũng rất ít đề xuất có chất lượng cao.
Thứ hai: Quy định về định mức chi, nội dung chi, thủ tục chi cho hoạt động KH&CN còn thấp rất nhiều so với quy định chung
Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang áp dụng quyết định số 25/2015/QĐ- UBND ngày 30/12/2015 Quy định định mức xây dựng và phân bổ dự toán
kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng NSNN tỉnh Yên Bái. Quyết định này được xây dựng trên cơ sở Thông tư Liên tịch số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN ngày 22/4/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách Nhà nước. Định mức chi đối với các hoạt động thực hiện đề tài, dự án KH&CN theo quyết định này thấp hơn nhiều so với quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN.
Bảng 3.13: So sánh định mức chi giữa Thông tư 55/2015/TTLT/BTC- BKHCN và Quyết định 25/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT Nội dung công việc Đơn vị
tính TT55/2015/TT- BKHCN-BTC QĐ 25/2015/QĐ- UBND
1 Chi tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN
a Chi họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ
KH&CN Hội đồng
Chủ tịch hội đồng 1.000 500 Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng 800 300 Thư ký hành chính 300 150 Đại biểu được mời tham dự 200 100
b Chi nhận xét đánh giá 01 phiếu nhận xét đánh giá -
Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng 300 - Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong