5. Bố cục của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam nói chung [3]
Gần đây chúng ta đã nhận thức được một điểm yếu cần khắc phục ở Việt Nam là đầu tư của khu vực tư nhân cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D) còn ít. Theo Viện Chiến lược và Chính sách (KH&CN), khu vực tư nhân ở Việt Nam mới chỉ đầu tư bằng khoảng 1/2 đầu tư của Nhà nước cho R&D. Bởi vậy, Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp (DN) đầu tư cho R&D, điển hình là quy định tại Luật KH&CN và Luật Thuế Thu nhập DN cho phép DN trích tối đa 10% trên thu nhập tính thuế để lập Quỹ Phát triển KH&CN. Mặc dù vậy, chi cho R&D của các DN Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với các nước trên thế giới.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, NSNN chỉ đầu tư vào những lĩnh vực thuộc R&D mà khu vực tư nhân không cung cấp hoặc không thể cung cấp. Chẳng hạn như Cộng hòa Ireland đặt tiêu chí sử dụng ngân sách cho R&D là hoạt động cần thiết để tạo ra nền tảng cho sự phát triển của một ngành nào đó hoặc hoạt động nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của một chức năng quản lý xã hội.
Như vậy, có thể thấy, đối với những lĩnh vực R&D mà có thể trực tiếp tạo ra hàng hóa, dịch vụ cá nhân, chẳng hạn như việc nghiên cứu chế tạo máy móc, chế tạo công nghệ sản xuất mới, chế tạo vật liệu mới… là lĩnh vực đầu tư của khu vực tư nhân, Nhà nước không nên đầu tư, bởi vì việc đầu tư của các DN vào R&D là lẽ sống còn trong điều kiện nền kinh tế tri thức. Chúng tôi cho rằng, thị trường đã phát tín hiệu và các DN cũng đã nhận được tín hiệu về sự cần thiết phải tăng cường đầu tư cho R&D.
Nhà nước chỉ trực tiếp chi ngân sách cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu tạo nền tảng phát triển cho các ngành kinh tế và nghiên cứu nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước và những lĩnh vực thuộc R&D đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn mà khu vực tư nhân không thể đầu tư. Ở Việt Nam, hiện nay do đối tượng thực hiện các hoạt động R&D quá rộng, từ các cơ quan trung ương đến cơ quan địa phương, dẫn đến tình trạng dù tỷ trọng chi ngân sách cho nghiên cứu khoa học không thấp song bị "rải mành mành" nên không thể thực hiện đến nơi đến chốn những hoạt động nghiên cứu quan trọng.
Cách thức phân bổ NSNN cho hoạt động khoa học và công nghệ: Hiện
nay, Việt Nam thực hiện phân cấp quyết định cụ thể các khoản chi R&D cho nhiều cấp, bởi vậy, chi cho nghiên cứu khoa học không tập trung, không trọng điểm. Thêm vào đó, việc các địa phương được quyết định sử dụng ngân sách cho nghiên cứu khoa học dẫn đến cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về KH&CN cũng không nắm bắt được các khoản chi này có thực sự sử dụng đúng mục đích hay không. Bộ KH&CN được Nhà nước giao quản lý chung hoạt động KH&CN của toàn ngành nhưng thực tế đã phân cấp nhiều cho các ngành và địa phương.
Kinh nghiệm một số nước cho thấy nên tập trung chi NSNN cho R&D ở trung ương. Một số nước hình thành quỹ (Foundation) hoặc hội đồng khoa học quốc gia để xem xét trình chính phủ quyết định các chương trình, dự án chi ngân sách cho R&D. Điển hình cho cách làm này là Mỹ, Đan Mạch, Phần Lan, Anh, New Zealand, Australia. Đây là cách làm mà Việt Nam cũng cần nghiên cứu học hỏi và áp dụng.
Về tiêu chí phân bổ: Cho đến nay, trên thế giới có hai hệ tiêu chí phân bổ
ngân sách nói chung, trong đó có phân bổ NSNN cho KH&CN, đó là các tiêu chí phân bổ ngân sách theo đầu vào và các tiêu chí phân bổ ngân sách theo đầu ra, kết quả.
Về thời kỳ phân bổ: Hiện nay Việt Nam chủ yếu phân bổ ngân sách
hàng năm, chưa áp dụng phân bổ ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Trong khi đó, những chương trình hoặc dự án lớn về nghiên cứu thường đòi hỏi thời kỳ nghiên cứu dài. Kinh nghiệm một số nước như Ireland, Anh, Đài Loan, Australia… cho thấy xác định kỳ phân bổ ngân sách cho khoa học từ 3 đến 5 năm là hợp lý Cách thức kiểm soát chi NSNN cho hoạt động khoa
học và công nghệ: Thời gian vừa qua, một số nhà khoa học cho rằng họ phải mất quá nhiều thời gian để làm các chứng từ để đối phó với cơ quan tài chính nên không còn thời gian và tâm trí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ở mọi quốc gia trên thế giới khi chi tiền NSNN cho mọi hoạt động, trong đó có hoạt động nghiên cứu khoa học thì chính phủ đều phải kiểm soát chi, chỉ có điều cách thức kiểm soát. Ở Mỹ, tất cả các cơ quan có trách nhiệm của chính phủ và quốc hội có quyền kiểm tra chi tiêu, chống tham nhũng và lạm quyền, cũng như kiểm tra các cơ sở nghiên cứu khoa học tự quản có làm theo đúng nguyên tắc/chính sách mà họ đề ra hay không?
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính cho hoạt động Khoa học công nghệ một số tỉnh
1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc [4]
So với các tỉnh khác trong cả nước thì Vĩnh Phúc là một tỉnh có hoạt động khoa học và công nghệ thực sự mạnh mẽ và vượt trội. Để có được kết quả này, một trong những điểm dễ nhận thấy đầu tiên là lãnh đạo tỉnh đã có định hướng vô cùng rõ ràng, cơ chế ưu tiên đặc biệt và đầu tư bài bản vào hoạt động khoa học, công nghệ.
Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, trong thời gian qua, Sở KH&CN, UBND tỉnh đã ra quyết định phê duyệt gần 200 lượt đề tài, với tổng kinh phí 65.142,0 triệu đồng. Theo báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học năm 2016 do Sở KH&CN thực hiện, tỷ lệ hiệu quả ứng dụng vào thực tế của các đề tài thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2011-2013 đạt 68,39%. Các đề tài thực hiện trong những năm qua của tỉnh Vĩnh Phúc đã bám sát được định hướng phát triển của ngành KH&CN, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Sau nghiên cứu đã được ứng dụng nhân rộng trong sản xuất và đời sống ngày càng tăng.
Từ năm 2012 đến năm 2016, triển khai thực hiện 93 đề tài, dự án KH&CN thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới (chiếm 30,60% TSĐT). Nhiều đề tài được ứng dụng rộng rãi vào thực tế đời sống góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tuyển chọn, phục tráng, sản xuất các giống cây trồng như các giống đậu đỗ, các giống lúa lai có năng suất, chất lượng được vào cơ cấu giống lúa của tỉnh như: Đắc ưu 11, Thục Hưng 6, TH3-3, Đại dương 1; Syn 6; Xuyên hương 9838. Nhân giống khoai tây bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và xây dựng mô hình trồng thử nghiệm khoai tây nuôi cấy mô. Ngô lai chất lượng cao đang từng bước đưa vào gieo trồng trên địa bàn tỉnh;Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống, bảo tồn các loài cây, con dược liệu và sản xuất các dược chất, các sản phẩm thứ cấp có giá trị, như: Duy trì lưu giữ gen các giống hoa Lan, cây lô hội, cây dược liệu quý như sâm Ngọc linh, cây Ba Kích cây Trà hoa vàng....
Một số đề tài đã được triển khai, xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm tạo ra sản phẩm có thương hiệu, có sức quảng bá, tuyên truyền rộng rãi trên thị trường như: Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu Cá Thính, Thanh Long ruột đỏ Lập Thạch; BAKITAĐA (Ba kích Tam Đảo - Vĩnh Phúc); TRAVATAĐA (Trà vàng Tam Đảo - Vĩnh Phúc); Kết quả thực hiện các đề tài này đã hình thành nên một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, thâm canh với phương thức sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm và ổn định thị trường.
Hiện nay Sở KH&CN đang triển khai, thực hiện một số đề tài, dự án theo chuỗi khép kín. Các dự án thực hiện với mục đích xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất giống cây con, ứng dụng công nghệ cao, CNTT trong quy trình từ trồng cây đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản, đóng gói, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, thị trường...Với mục tiêu đặt sự nghiệp phát triển KH&CN ở vị trí quan trọng, coi đây là quốc sách hàng đầu, cho thấy tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm và coi KH&CN là một trong những động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Kiên Giang [5]
Tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển khoa học và công nghệ, phấn đấu trở thành trung tâm khoa học và công nghệ mạnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có 200 nghìn ha gieo trồng lúa/năm và 10 nghìn ha nuôi tôm công nghiệp/năm áp dụng theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và các tiến bộ kỹ thuật khác; hơn hai sản phẩm địa phương đạt tiêu chuẩn thuộc danh mục sản phẩm quốc gia, hơn 80% sản phẩm chủ lực của địa phương được xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể; xây dựng ba khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và Khu đô thị khoa học - công nghệ Cửa Cạn (huyện Phú Quốc). Bên cạnh đó, nguồn nhân lực nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được nâng cao cả về chất lượng và số lượng; đầu tư cho khoa học và công nghệ tối thiểu bằng 2% trên tổng chi ngân sách hằng năm của địa phương, phấn đấu huy động từ các nguồn khác bằng tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, dự kiến kinh phí đầu tư đến năm 2020 khoảng 598 tỷ đồng... Thông qua các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP), khoa học và công nghệ đóng góp khoảng 30% vào tăng trưởng kinh tế; trong đó, giá trị sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 20% tổng giá trị sản xuất.
Tỉnh Kiên Giang đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai năm chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương là: Chương trình khoa học xã hội và nhân văn, tập trung nghiên cứu các vấn đề thực tiễn của địa phương, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời dự báo kịp thời tình hình diễn biến, xu thế phát triển của thế giới và trong khu vực để nhận định những cơ hội và thách thức; Chương trình ứng dụng nghiên cứu công nghệ sinh học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình cải tiến, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất công nghiệp; Chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; Chương trình phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ (nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học và công nghệ, năng lực hoạt động).
1.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang [6]
Giống như Vĩnh Phúc, Bắc Giang cũng là một trong những tỉnh có sự phát triển hoạt động khoa học và công nghệ thực sự mạnh mẽ. Có được kết quả đầu, đầu tiên phải nói rằng lãnh đạo tỉnh đã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của KH&CN. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch nhằm triển khai đường lối, chủ trương của Đảng về KH&CN như: ứng dụng KH&CN vào các lĩnh vực sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chuyển giao công nghệ,… trong đó tỉnh đã đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ nghiên cứu, ứng dụng KH&CN với kinh phí gần 100 tỷ đồng. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội (GRDP) đạt 10,4%, cao nhất kể từ khi tái lập tỉnh, hoạt động thu hút đầu tư đạt kết quả khá với 112 dự án đầu tư trong nước, tổng số vốn đăng ký đạt 12.098 tỷ đồng; cấp mới và điều chỉnh 58 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đạt 966,6 triệu USD, đứng thứ 6 toàn quốc.
Nhờ đẩy mạnh KH&CN, tỉnh đã xây dựng kế hoạch và hình thành nên một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung; tạo ra sản phẩm đặc trưng riêng của
tỉnh, điều này không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đối với các sản phẩm chủ lực như: gà (tổng đàn gà 14,6 triệu con), vải thiều (trên 30.000 ha), cá (sản lượng 30.500 tấn/năm),… “Hầu hết các sản phẩm chủ lực của tỉnh Bắc Giang đều do KH&CN đi tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đặc biệt là các dự án cấp Quốc gia”. Giai đoạn 2014 - 2017, Bộ KH&CN hỗ trợ Bắc Giang 14 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia với tổng kinh phí 53 tỷ đồng thuộc các chương trình như: chương trình nông thôn miền núi; chương trình sở hữu trí tuệ (SHTT); đề tài, đề án độc lập cấp quốc gia,… Trong đó, có 05 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi với tổng kinh phí Trung ương hỗ trợ là hơn 15.000 tỷ đồng. Nhiều nội dung trong Chương trình hợp tác đã được thực hiện với kết quả tích cực rõ nét. Thông qua Chương trình phối hợp, UBND tỉnh Bắc Giang được sự ưu tiên về đầu tư kinh phí, thu hút các chuyên gia nghiên cứu khoa học. Đồng thời, những sản phẩm chủ lực của tỉnh Bắc Giang được bảo hộ tại một số Quốc gia đã nâng cao giá trị, chất lượng, giá thành sản phẩm, góp phần đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra về công tác quản lý tài chính cho hoạt động Khoa học công nghệ của tỉnh Yên Bái
Từ kinh nghiệm Việt Nam nói chung và một số địa phương nói riêng có thể vận dụng rút ra bài học kinh nghiệp cho sự nghiệp KH&CN tại tỉnh Yên Bái như sau:
- Tiếp tục gắn kết chặt chẽ với các cơ quan khoa học của trung ương, mở rộng quan hệ hợp tác để xác định, lựa chọn tiến bộ kỹ thuật chuyển giao ứng dụng cho phù hợp, phát huy hiệu quả với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
cầu phát triển. Các đề tài, dự án được xây dựng bám sát mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp và người dân trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN.
- Tiếp tục tham mưu cho tỉnh tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác khoa học cả về số lượng và chất lượng thông qua việc có chính sách động viên, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng tốt cán bộ trẻ có trình độ cao.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm KH&CN: các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra phải thật sự gắn bó chặt chẽ với yêu cầu thực tiễn của sản xuất - kinh doanh, để hoạt động khoa học trở thành động lực mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế, tránh lãng phí, tạo ra của cải vật chất mới, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển xã hội. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ để hoàn thiện kết quả KH&CN có khả năng thương mại hóa. Xây dựng hệ thống các tổ chức dịch vụ chuyển giao và truyền bá công nghệ làm cầu nối giữa khoa học với sản xuất, phục vụ việc tạo lập và phát triển thị trường KH&CN của tỉnh.
- Tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các thành tựu