7. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo
1.2.4. Phân tích kết quả tìm hiểu thực trạng
1.2.4.1. Phân tích kết quả điều tra
Thông qua quá trình tìm hiểu việc tổ chức các tiết học cắt dán và các hoạt động có liên quan ở trường mầm non Lê Đồng thị xã Phú Thọ, thông qua các phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của giáo viên kết quả tìm hiểu thực trạng thu được như sau:
- Tìm hiểu về các loại tiết học cắt dán được tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn thì tất cả các phiếu điều tra đều cho thấy cả bốn loại tiết học: Cắt dán tranh theo mẫu, cắt dán tranh trang trí, cắt dán tranh theo đề tài, cắt dán tranh theo ý thích đều được tổ chức thường xuyên theo sự phân phối của chương trình. Tuy nhiên mức độ đầu tư cho từng loại tiết dạy có sự khác nhau. Tiếp xúc với giáo viên và qua kết quả phiếu điều tra chúng tôi thấy phần đông giáo viên đều chuẩn bị công phu, chu đáo cho giờ cắt dán theo mẫu. Các giáo viên cho rằng đây là loại khó, đòi hỏi những kỹ năng chuẩn mực của cô và trẻ vì vậy cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ. Tuy vậy những vật mẫu mà giáo viên chuẩn bị cho trẻ còn ít, chưa đảm bảo thẩm mỹ và thường lặp lại ở những hoạt động khác. Vì thế mà làm cho trẻ thấy nhàm chán do đó không kích thích được tính tích cực của trẻ trong quá trình thực hiện.
- Các loại tiết dạy cắt dán như cắt dán tranh theo đề tài, cắt dán tranh theo ý thích và cắt dán tranh trang trí cũng thường được tổ chức song hình thức còn sơ sài, các giáo viên thường có tư tưởng thả lỏng cho trẻ tự do thực hiện. Giáo viên chưa chú ý đến việc cung cấp cho trẻ vốn sống, vốn biểu tượng về đề tài thể hiện. Tranh cắt dán đưa ra cho trẻ quan sát thường sơ sài, biểu tượng không rõ nét, các câu hỏi, lời giải thích, hướng dẫn của giáo viên còn mang tính chất chung chung chưa nhấn mạnh vào nội dung từng loại chủ đề nên chưa giúp trẻ hình thành dự định tạo hình cho bản thân, do đó trẻ chưa thực sự tích cực trong những giờ cắt dán.
Bảng 1: Điều tra mức độ thường xuyên sử dụng một số mẫu cho trẻ quan sát trong giờ cắt dán
STT Số phiếu Loại mẫu quan sát Số ý kiến
(%)
1 20 Cắt dán mẫu trên bảng 88
2 20 Vật thật 38
3 20 Đồ chơi 70
4 20 Tranh minh họa 45
5 20 Tranh hội hoạ 2
6 20 Sản phẩm nghệ thuật và thủ
công mỹ nghệ
1
7 20 Sản phẩm tạo hình 35
Khi tìm hiểu những loại đối tượng thường xuyên được giáo viên sử dụng làm mẫu cho trẻ quan sát nhằm giải quyết nhiệm vụ của giờ cắt dán (bảng 1), chúng tôi nhận thấy giáo viên thường sử dụng các hình cắt dán mẫu do chính cô giáo tạo ra (88%). Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ mất đi tính chủ động, độc lập và khả năng sáng tạo trong khi cắt dán.
Không phải giáo viên nào cũng có trình độ, khả năng và năng khiếu cắt dán vì vậy ngoài những hình mẫu mang tính thẩm mỹ và tương đối chuẩn thì còn có những hình mẫu cắt dán mang tính sơ đồ, sao chép khuân mẫu, nội dung đơn điệu, nghèo nàn, thường được lặp lại ở các loại tiết cắt dán. Các hình cắt dán này thường được cắt dán sẵn sau đó dán lên bảng, trẻ không được quan sát trình tự các thao tác, không thấy được sự phối hợp linh hoạt và uyển chuyển của các đường nét, hình dạng. Do đó trẻ gặp khó khăn trong khi thể hiện làm giảm hứng thú và tính tích cực của trẻ trong quá trình thể hiện.
Giáo viên đã biết tận dụng đồ chơi trong lớp, tranh minh hoạ các câu chuyện (45%), hay những vật thật (38%) để trẻ quan sát. Tuy nhiên giáo viên chưa chú ý khai thác những đặc điểm thẩm mỹ, nét hấp dẫn, độc đáo riêng của
các sự vật cụ thể mà trẻ cần nắm và truyền đạt trong tranh cắt dán. Đây là điều hết sức quan trọng trong nghệ thuật tạo hình nói chung và trong hoạt động cắt dán nói riêng, nghệ thuật của các đường nét, hình dáng, màu sắc và bố cục.
Các tác phẩm nghệ thuật hầu như không được quan tâm trong các giờ học cắt dán. Giáo viên cho rằng, việc đưa các tác phẩm nghệ thuật của các hoạ sĩ cho trẻ quan sát thì trẻ sẽ rất khó cắt dán theo vì nội dung bố cục của tranh xa lạ với tầm hiểu biết của trẻ. Giáo viên không thấy được rằng nếu lựa chọn những tác phẩm phù hợp sẽ tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với cái đẹp, bồi dưỡng khả năng cảm thụ thẩm mỹ, tạo hứng thú, có nhu cầu tạo ra cái đẹp và hoạt động tích cực hơn trong quá trình tạo ra sản phẩm của riêng mình.
Bảng 2: Điều tra về mức độ thường xuyên sử dụng các hình thức tạo hình ngoài tiết học
STT Số phiếu
Các hình thức tổ chức tạo hình ngoài tiết học
Thường sử dụng (%) Ít sử dụng (%) Không sử dụng (%)
1 20 Dạo chơi, quan sát 20 57 23
2 20 Cắt dán ngoài trời 45 50 5
3 20 Xem tranh, đàm thoại 70 28 2
4 20 Nhóm chơi tạo hình (hoạt động góc) 50 50 0 5 20 Tham quan 5 80 15 6 20 Triển lãm tranh và sản phẩm của trẻ 15 55 30
7 20 Thức hiện trên các tiết học khác
40 50 10
Từ bảng 2, chúng ta nhận thấy có một số hình thức tạo hình ngoài tiết học thường xuyên được tổ chức nhằm giúp trẻ tích luỹ và tăng cường vốn biểu tượng theo đề tài chuẩn bị cho hoạt động thể hiện của trẻ: cắt dán ngoài trời, xem tranh đàm thoại khác như tham quan, dạo chơi quan sát, triển lãm
tranh…tuy không được chú trọng nhưng các giáo viên cũng có ý thức đưa những hình thức này vào việc tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ.
Các hình thức tổ chức hoạt động cắt dán ngoài tiết học có tác dụng rất lớn đối với việc cung cấp biểu tượng, tạo hứng thú, làm giàu kinh nghiệm cho trẻ bởi trẻ rất thích được hoạt động trong môi trường thiên nhiên với nhiều đối tượng mới mẻ, hấp dẫn. Nếu như trong những lúc tổ chức cho trẻ dạo chơi, tham quan, xem tranh…giáo viên kết hợp được những câu hỏi gợi mở định hướng trẻ vào đối tượng quan sát và những lời giải thích hấp dẫn trong những tình huống có vấn đề sẽ tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với nhau khi tham gia các hoạt động qua đó giúp trẻ hứng thú, tích cực hơn, vốn biểu tượng phong phú hơn rất nhiều. Đồng thời nếu giáo viên phối hợp các hình thức trên một cách linh hoạt sẽ giúp các em tự khám phá mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng giúp trẻ độc lập và chủ động hơn nhờ vậy phát huy hết các khả năng sáng tạo của trẻ.
Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy các cô chưa có sự định hướng rõ ràng khi tổ chức các hoạt động trên, việc chuẩn bị cho các hoạt động chưa có hệ thống và dự kiến rõ ràng, thường “thả lỏng” cho trẻ tự hoạt động, chưa ý thức hết được tầm quan trọng của các hình thức trên do đó hiệu quả của các hình thức tạo hình ngoài tiết học chưa cao. Chính điều này đã dẫn đến việc vốn biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ trở nên mờ nhạt, ngèo nàn, sản phẩm tạo hình không cao, không phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ.
Bảng 3: Điều tra về khâu được chú trọng trong quá trình tổ chức hoạt động cắt dán
STT Số
phiếu
Các khâu trong quá trình tổ chức hoạt động cắt dán
Số ý kiến (%)
1 20 Tạo hứng thú cho trẻ 87
2 20 Tổ chức cho trẻ quan sát mẫu 85
3 20 Củng cố và gợi nhớ hình ảnh đã quan sát 30 4 20 Hướng dẫn trẻ thực hiện theo quy trình 90
5 20 Cho trẻ hoạt động thể hiện 50
Qua phiếu điều tra cho thấy, giáo viên rất chú trọng tới việc tạo hứng thú cho trẻ. Đây là điểm tiến bộ là một biện pháp rất có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực hoạt động cho trẻ. Khâu tổ chức cho trẻ quan sát mẫu và hướng dẫn quy trình cũng được giáo viên đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó việc củng cố, gợi nhớ hình ảnh đã quan sát bằng hệ thống các câu hỏi đàm thoại và quá trình cho trẻ hoạt động thể hiện thì ít được chú ý tới mà điều này rất quan trọng trong quá trình hoạt động của trẻ. Việc củng cố lại những hình ảnh đã quan sát trong quá trình trẻ quan sát mẫu hay trong quá trình tích luỹ biểu tượng từ thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ khắc sâu những hình ảnh, hình thành những biểu tượng sinh động mà trẻ sẽ phải thể hiện trong tranh cắt dán của mình. Nếu như giáo viên chỉ chú ý đến việc cho trẻ sao chép nguyên mẫu và thực hiện tiết học đúng theo quy trình mà không chú trọng tới những biện pháp nhằm củng cố vốn biểu tượng đã quan sát được cho trẻ thì hoạt động của trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi tái hiện lại biểu tượng đó trở nên sai lệch đặc biệt là những giờ cắt dán theo đề tài và cắt dán theo ý thích. Và khi trẻ gặp khó khăn trẻ sẽ mất đi hứng thú, mất đi tính độc lập, chủ động vì thế mà tính tích cực trong hoạt động cũng không còn nữa.
Bảng 4: ý kiến của giáo viên về những khó khăn thường gặp khi tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ
STT Số phiếu Những khó khăn thường gặp Số ý kiến (%)
1 20 Cơ sở vật chất 30
2 20 Số lượng trẻ quá đông 90
3 20 Thời gian eo hẹp 85
4 20 Diện tích phòng học, sân trường, vườn trường
75
Nhìn vào bảng 4 ta thấy giáo viên thường gặp các khó khăn khi tổ chức hoạt động cắt dán: số lượng trẻ đông (35 - 40 trẻ/ lớp) vì thế trong quá trình chỉ dẫn giáo viên gặp rất nhiều khó khăn vì không hướng dẫn được từng trẻ. Hơn nữa diện tích phòng học, sân trường, vườn trường rất hẹp đặc biệt là trường Lê Đồng, vì thế trẻ chủ yếu hoạt động trong phòng rất ít khi được “hoà mình” với môi trường thiên nhiên do đó hạn chế tính tích cực hoạt động của trẻ trong hoạt động cắt dán ở cả hai hình thức trong tiết học và ngoài tiết học. Một khó khăn nữa của giáo viên là không có thời gian để tự mình trau dồi kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động và tiến hành hoạt động cắt dán (với hình thức ngoài tiết học). Thực tế ở trường Mầm non giáo viên luôn có rất nhiều công việc từ dạy dỗ đến chăm sóc ăn, ngủ cho trẻ, tham gia thi đua, các phong trào, hội thi…Vì vậy giáo viên luôn bận rộn suốt ngày.
Các giáo viên trong trường đều đã nắm được nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục mầm non mới. Tuy nhiên việc phối hợp các biện pháp, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động cắt dán theo chủ đề và theo quan điểm tích hợp vẫn chưa thực sự linh hoạt, mềm dẻo do đó chất lượng hoạt động cắt dán chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ.
Bảng 5: Đánh giá mức độ sử dụng các biện pháp tổ chức nhằm phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động cắt dán
STT Số phiếu Các biện pháp Thường sử dụng (%) Ít sử dụng (%) Không sử dụng (%) 1 20
Tăng cường cho trẻ tiếp xúc - quan sát sự vật sinh động trong môi trường xung quanh.
72 28 0
2 20 Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo tạo hình.
40 60 0
3 20
Tạo cho trẻ hứng thú, nhu cầu hoạt động đối tượng miêu tả.
4 20
Sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm gợi nhớ, hướng dẫn, giải thích giúp trẻ hồi tưởng lại suy nghĩ, so sánh.
40 60 0
5 20
Sử dụng các hình thức ngoài tiết học: cắt dán ngoài trời, tham quan, dạo chơi, hoạt động góc…
50 46 4
6 20
Tổ chức môi trường cho hoạt động cắt dán (hình ảnh trực quan, đồ dùng góc hoạt động…) 30 50 20 7 20 Tổ chức cho trẻ quan sát, miêu tả, nhận xét và sử dụng sản phẩm tạo hình của mình. 40 60 0
Theo số liệu bảng 5, hầu hết các giáo viên đều đã chú trọng đến các biện pháp tổ chức hoạt động cắt dán nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Phần lớn các giáo viên cho rằng cần tăng cường tổ chức cho trẻ tiếp xúc – quan sát sự vật sinh động trong môi trường xung quanh để cung cấp cho trẻ những hiểu biết, ấn tượng về sự vật, hiện tượng. Đồng thời giáo viên cũng đề cao biện pháp tạo hứng thú cho trẻ hoạt động với đối tượng miêu tả. Đây là hai biện pháp có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực của trẻ vì khi có được vốn biểu tượng phong phú, cùng với hứng thú với đối tượng miêu tả sẽ giúp trẻ tích cực hơn trong quá trình thể hiện. Tuy nhiên một biện pháp rất quan trọng để tập cho trẻ nhớ lại các hình ảnh vừa quan sát về đối tượng chưa thực sự được giáo viên quan tâm thích đáng, đó là việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong quá trình cho trẻ quan sát bởi những câu hỏi này đòi hỏi trẻ phải nhớ lại, đào sâu suy nghĩ để trả lời và sau khi trả lời được câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
thì sẽ khắc sâu được những hình ảnh đã quan sát được vào trí nhớ, vốn biểu tượng bền vững giúp trẻ độc lập, sáng tạo trong khi trẻ cắt dán.
Vì tập trung vào các biện pháp quan sát và tạo hứng thú cho trẻ mà giáo viên ít quan tâm tới việc bồi dưỡng cho trẻ những kỹ năng, kỹ xảo cơ bản (40%). Giáo viên chỉ tập chung vào các kỹ năng mang tính kỹ thuật, cách sử dụng công cụ, chất liệu chưa chú ý đến việc bồi dưỡng cho trẻ kỹ năng điều chỉnh hành động giữa mắt và tay, kỹ năng hình thành bố cục, tạo đường nét. Mặt khác việc tổ chức môi trường cho hoạt động cắt dán cũng chưa được chú trọng như: Trang trí góc tạo hình theo đề tài, tạo ra tình huống có vấn đề trong hoạt động góc, cắt dán ngoài trời…Giáo viên đã sử dụng thơ, truyện, câu đố…trong quá trình tổ chức hoạt động cắt dán. Tuy nhiên giáo viên vẫn chưa thấy được đây là biện pháp giúp trẻ củng cố hình ảnh về các biểu tượng đã được tích luỹ. Hầu hết giáo viên chỉ dùng với mục đích gây hứng thú đầu tiết học mà chưa tổ chức cho trẻ tri giác, miêu tả theo các tác phẩm âm nhạc và văn học.
Tóm lại, kết quả điều tra đã cho chúng ta thấy giáo viên đã cố gắng lớn trong việc khắc phục những khó khăn tìm ra và sử dụng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động cắt dán. Tuy vậy phần đông giáo viên vẫn chưa chú trọng đến các biện pháp tăng cường tích luỹ vốn biểu tượng, củng cố các hình ảnh đã có trong trí nhớ, kích thích trẻ tích cực trong quá trình thể hiện mà quan tâm tới việc thực hiện tiết học theo đúng quy trình và nội dung của hoạt động cắt dán. Các hình thức tổ chức ngoài tiết học, các biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động cắt dán đã được sử dụng nhưng nhìn chung vẫn chưa phát huy hết tác dụng của mỗi hình thức như mong muốn. Đối với mỗi loại tiết dạy cắt dán giáo viên thường gặp khó khăn khi phối hợp các phương pháp – biện pháp, chưa lựa chọn được biện pháp có hiệu quả để gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ hoạt động tích cực và có sáng tạo.
1.2.4.2. Phân tích kết quả quan sát
Để có một cách nhìn toàn diện về việc tổ chức hoạt động cắt dán ở trường mầm non, chúng tôi tham dự 14 hoạt động bao gồm các hoạt động