Sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 66 - 69)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo lớn

2.2.5. Sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt

* Mục đích

Nhằm tạo ra động cơ cho hoạt động của trẻ. Việc khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm khi kết thúc quá trình hoạt động sẽ giúp trẻ có sự nỗ lực, cố gắng hơn, từ đó tích cực hơn trong quá trình hoạt động.

* Ý nghĩa

Việc sử dụng sản phẩm của trẻ, do chính trẻ tạo ra giúp trẻ biết ứng dụng linh hoạt, sáng tạo hoạt động và kết quả hoạt động vào cuộc sống của mình. Nhờ vậy mà trẻ thấy được ý nghã của sản phẩm do mình làm ra và kích thích trẻ tích cực hơn trong hoạt động để tạo ra những sản phẩm đẹp.

* Cách tiến hành

Thứ nhất sử dụng sản phẩm của trẻ vào ngày lễ, ngày hội: Các ngày lễ, ngày hội góp phần không nhỏ trong việc giáo dục và làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ, yêu thương con người, yêu quê hương xứ sở của mình. Không khí tưng bừng của ngày hội, ngày lễ làm cho trẻ thêm phấn khởi, vui tươi, giúp trẻ thoải mái thêm yêu và gắn bó với thầy cô, bạn bè.

Sử dụng sản phẩm do chính trẻ tạo ra vào ngày hội, ngày lễ giúp cho trẻ có tâm trạng vui mừng, giúp trẻ cố gắng hoàn thành sản phẩm của mình để có thể tham gia trưng bày, trang trí cho ngày hội. Từ đó giúp trẻ tích cực hơn trong hoạt động cắt dán nói riêng và hoạt động tạo hình nói chung. Để việc này có ý nghĩa và tác dụng phát huy tính tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán giáo viên nên hướng trẻ đến ngày hội, ngày lễ, động viên, khuyến khích trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp. Đồng thời khi tổ chức giáo viên cho trẻ cùng tham gia vào việc trưng bày, trang trí cho ngày hội bằng những sản phẩm đẹp mà trẻ đã thể hiện.

Hai là trẻ làm ra sản phẩm để tặng người thân trong ngày hội: Theo mỗi chủ đề khác nhau đều gắn với những nội dung cụ thể của hoạt động cắt dán vì vậy giáo viên khuyến khích trẻ cắt dán tranh tặng ông bà, bố mẹ; Tặng mẹ, tặng cô, tặng các bạn gái nhân ngày 8/3; Tặng tranh cho các chú bộ đội nhân

ngày 22/12…Đó là cơ hội giúp trẻ thể hiện tình cảm của mình đồng thời giúp trẻ thấy được ý nghĩa cao đẹp của những bức tranh do mình tạo ra, nhờ đó trẻ sẽ tích cực hơn trong quá trình thể hiện.

Ba là tổ chức các hội thi “Bé khéo tay”, “Hoạ sỹ tí hon”…giúp trẻ có cơ hội thể hiện khả năng của mình. Qua các hội thi đó trẻ được học hỏi những kinh nghiệm bổ ích trong hoạt động cắt dán, được thưởng thức cái đẹp qua những bức tranh do các bạn khác tạo ra. Điều đó giúp trẻ thêm yêu hoạt động cắt dán hơn và biết quý trọng sản phẩm sáng tạo.

Kết luận chương 2

Tính tính tích cực và sự phát triển sáng tạo của trẻ trong hoạt động cắt dán phụ thuộc phần lớn vào cách thức tổ chức hoạt động và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp giảng dạy của giáo viên.

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất các biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cắt dán như sau:

Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ quan sát, tạo cảm xúc, hứng thú giúp trẻ ghi nhớ, tích lũy làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh.

Biện pháp 2: Bồi dưỡng cảm xúc, rèn luyện kỹ năng thể hiện và khơi gợi sự ham thích đối với hoạt động cắt dán.

Biện pháp 3: Đồng cảm với tâm hồn và khả năng cắt dán của trẻ - cá thể hóa hoạt động cắt dán

Biện pháp 4: Tạo điều kiện cho trẻ được cắt dán ở mọi lúc, mọi nơi, trong góc tạo hình, trong giờ chơi, cắt dán ngoài trời và tích hợp trong các hoạt động khác.

Biện pháp 5: Sử dụng sản phẩm của trẻ vào đời sống sinh hoạt

Các biện pháp đã đề xuất trên có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau nằm trong một thể thống nhất. Chúng dẫn dắt trẻ từng bước đi từ quá trình cảm thụ, tích luỹ biểu tượng về đối tượng miêu tả đến quá trình thể hiện tích cực, sáng tạo. Để các biện pháp này có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động cắt dán cần có sự kết hợp linh hoạt, mềm dẻo với các biện pháp khác.

CHƯƠNG 3

THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thử nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm về việc tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cắt dán. Do đó chúng tôi xác định mục đích thử nghiệm là: Xem xét tính khả thi của một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo lớn đã được đề xuất ở chương 2, nhằm chứng minh cho giả thiết khoa học đó đề ra và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo lớn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)