7. Phương pháp nghiên cứu
3.4. Nội dung và phương pháp thử nghiệm
3.4.2. Tiến hành thử nghiệm
3.4.2.1. Nội dung
Trong quá trình thử nghiệm nhóm TN và nhóm ĐC cùng thực hiện các nội dung của hoạt động cắt dán cụ thể như sau:
+ Cắt dán theo mẫu “Con mèo”
+ Cắt dán trang trí “Trang trí hình vuông bằng hoa lá” + Cắt dán theo đề tài “Thuyền và biển”
+ Cắt dán theo cốt truyện “Giọt nước tí xíu”
* Tại nhóm ĐC: Quá trình tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ lớp ĐC
(Lớp 5tuổi A1 – Trường mầm non Lê Đồng) được tiến hành như bình thường do các giáo viên trong lớp trực tiếp tổ chức, không tác động bất cứ một biện pháp nào, không làm thay đổi thực trạng trong lớp.
* Tại nhóm TN (Lớp 5 tuổi A2 – Trường mầm non Lê Đồng) Tiến hành
tổ chức hoạt động cắt dán với nội dung đúng theo chương trình và theo chủ điểm cả tuần, tháng. Bên cạnh đó khi đi vào nội dung cụ thể, trình tự của các hoạt động, hình thức, phương pháp thực hiện thì có sự thay đổi theo mục đích nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình thử nghiệm tại nhóm TN đã tiến hành áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong việc tổ chức từng nội dung hoạt động:
Một là: Tổ chức cho trẻ quan sát, tạo cảm xúc, hứng thú giúp trẻ ghi nhớ, tích luỹ làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh.
Hai là: Bồi dưỡng cảm xúc, rèn luyện kỹ năng thể hiện và khơi gợi sự ham thích đối với hoạt động cắt dán.
Ba là: Đồng cảm với tâm hồn và khả năng cắt dán của trẻ - cá thể hoá trẻ trong hoạt động cắt dán.
Bốn là: Tạo điều kiện cho trẻ được cắt dán ở nọi lúc, mọi nơi, trong góc tạo hình, trong giờ chơi, cắt dán ngoài trời và tích hợp với các hoạt động khác.
Năm là: Sử dụng sản phẩm của trẻ và đời sống sinh hoạt.
* Xác định các hoạt động có liên quan tới từng nội dung cụ thể như sau:
Bảng 10: Nội dung thử nghiệm và các hoạt động có liên quan
Nội dung hoạt động cắt dán
Các hoạt động có liên quan đến nội dung thử nghiệm
Cắt dán theo mẫu “con mèo”
- Tổ chức cho trẻ quan sát tranh mẫu của con vật mà trẻ cần cắt dán, kết hợp với trò chuyện và đàm thoại
- Kể chuyện, đọc thơ, hát về nội dung con mèo, miêu tả về con mèo mà trẻ đã nhìn thấy. - Hoạt động góc: rèn luyện kỹ năng cắt dán theo mẫu
Cắt dán trang trí “Trang trí hình vuông bằng hoa
lá”
- Quan sát tranh ảnh về các loại hoa, tranh nghệ thuật về hoa, những đồ dùng bằng gốm, nhựa được trang trí bằng hoa…Tranh nghệ thuật trang trí hình vuông bằng hoa, lá
- Tổ chức cho trẻ tham quan vườn trường kết hợp với trò chuyện và đàm thoại
- Hoạt động góc: cắt dán các loại hoa mà trẻ yêu thích, tô màu tranh ảnh về các loại hoa.
Cắt dán theo đề tài “Thuyền và biển”
- Cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về các bãi biển và thuyền trên biển kết hợp với trò chuyện và đàm thoại.
- Tổ chức cho trẻ đi dã ngoại công viên, kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên về hoạt động theo đề tài của trẻ, giáo viên cho trẻ cắt dán ngoài trời.
- Kể chuyện, đọc thơ hát về thuyền và biển - Hoạt động góc: cắt dán theo ý thích Cắt dán theo cốt
truyện “giọt nước tí xíu”
- Trò chuyện về lợi ích của nước đối với đời sống con người, động vật, cây cối; mưa từ đâu mà có? Làm gì để giữ nguồn nước sạch và không bị ô nhiễm?....
- Hoạt động ngoài trời: Quan sát bầu trời và kết hợp với đàm thoại
- Làm quen với tác phẩm văn học câu chuyện “Giọt nước tí xíu”
- Hoạt động góc: Vẽ mây mưa, tô màu tranh các hiện tượng thời tiết.
3.4.3. Tiến hành đo sau thực nghiệm
3.4.3.1. Mức độ tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán
Chúng tôi tiến hành quan sát, ghi chép, tổng hợp và phân tích số liệu theo các tiêu chí đã đề ra ở 2 nhóm TN và ĐC song song với việc tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ theo các nội dung đã đề ra và kết quả cụ thể theo từng tiêu chí như sau:
* Tiêu chí 1: Lựa chọn nội dung hoạt động
Bảng 11: Mức độ khả năng lựa chọn nội dung hoạt động của trẻ sau thử nghiệm
Nhóm trẻ
Số lượng
Mức độ lựa chọn nội dung hoạt động (%) Điểm trung bình của
nhóm
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4
TN 25 36 40 24 0 3.1
ĐC 25 8 28 32 32 2.1
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy đã có sự chênh lệch khá lớn về năng lựa chọn nội dung thể hiện giữa hai nhóm TN và ĐC.
+ Ở nhóm TN: Có đến 36% trẻ biết tự mình lựa chọn nội dung miêu tả, độc lập hình thành dự định tạo hình với nội dung miêu tả phong phú. Ở MĐ2, nhóm TN cũng có tới 40% trẻ dựa vào những gợi ý của giáo viên cũng tự mình hình thành được ý tưởng cho tranh cắt dán, hầu hết trẻ ở hai nhóm TN đều có hứng thú bền vững với hoạt động cắt dán của trẻ. Ở MĐ3 chỉ có 24% trẻ phải dựa vào sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên để có thể lựa chọn nội dung miêu tả.
+ Ở nhóm ĐC: Đối với MĐ1 tỉ lệ trẻ có thể độc lập hình thành được ý tưởng tạo hình đạt 8%, mức độ này chưa cao và thấp hơn nhiều so với nhóm TN ở MĐ2 36%. Có 28% trẻ ở MĐ3 lựa chọn nội dung miêu tả tương đối độc lập qua sự gợi ý của giáo viên. Nhìn chung, trẻ ở nhóm ĐC hứng thú với hoạt động cắt dán không bền vững, trẻ gặp khó khăn trong việc lựa chọn nội dung miêu tả thể hiện ở MĐ3 và MĐ4 chiếm tới 32% trẻ.
Điẻm trung bình ccộng của nhóm TN là 3.1 điểm và của nhóm ĐC là 2.1 điểm. Như vậy, nhóm TN cao hơn nhó ĐC tới 1 điểm
* Tiêu chí 2: Thực hiện nội dung đã lựa chọn
Bảng 12: Mức độ khả năng thực hiện nội dung đã lựa chọn của trẻ sau thử nghiệm
Nhóm trẻ
Số lượng
Mức độ thực hiện nội dung đã lựa chọn (%) Điểm trung bình của
nhóm
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4
TN 25 24 48 20 8 2.8
ĐC 25 8 20 36 36 2.0
Qua bảng số liệu cho thấy sự khác biệt rõ rệt về khả năng thực hiện nội dung đã lựa chọn ở hai nhóm TN và ĐC. Cụ thể như sau:
+ Nhóm TN: Tỉ lệ trẻ chủ động, độc lập trong việc tìm ra cách thể hiện nội dung miêu tả và thực hiện các thao tác của hoạt động cắt dán tương đối cao đạt 24% trẻ. Với MĐ2 nhóm TN đạt tới 48% trẻ. Trẻ có hứng thú cao, có sự tập trung chú ý vào quá trình thể hiện. Với MĐ3 nhóm trẻ TN còn 20% trẻ cần có sự giúp đỡ tỉ mỉ của giáo viên khi thực hiện các thao tác cắt dán. MĐ4 chỉ còn 8% trẻ chưa biết cách thể hiện nội dung miêu tả và không tập trung chú ý khi thể hiện.
+ Nhóm ĐC: Số trẻ ở MĐ1 còn thấp là 8% trẻ, MĐ2 cũng chỉ đạt 20% trẻ. Chủ yếu trẻ nhóm ĐC khả năng đạt ở MĐ3 và MĐ4 và đều đạt tỉ lệ khá cao là 36% trẻ. Như vậy, hầu hết trẻ còn rất hạn chế trong việc thực hiện nội dung miêu tả, chưa có sự cố gắng nỗ lực.
Điểm trung bình của nhóm TN là 2.8% điểm, của nhóm ĐC là 2.0 điểm. Điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 0.8 điểm.
* Tiêu chí hoàn chỉnh quá trình hoạt động (TC3)
Bảng 13: Mức độ khả năng hoàn chỉnh quá trình hoạt động của trẻ sau thực nghiệm
Nhóm trẻ
Số lượng
Mức độ hoàn chỉnh quá trình hoạt động (%) Điểm trung bình của nhóm MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 TN 25 32 44 24 0 3.0 ĐC 25 8 20 32 40 1.9
Nhìn vào bảng số liệu ta rút ra nhận xét về khả năng hoàn thành quá trình hoạt động của trẻ ở hai nhóm như sau:
+ Nhóm TN: Ở MĐ1 32% trẻ hoàn thành tranh cắt dán trong thời gian hợp lý, tranh cắt dán mang tính sáng tạo, độc đáo thể hiện được ý tưởng riêng của trẻ. Ở MĐ2, 44% trẻ hoàn thành tranh cắt dán với thời gian hợp lý, biết thêm bớt hình ảnh, tạo sự sáng tạo cho bức tranh. Tất cả trẻ đều hoàn thành tranh cắt dán của mình, chỉ có 24% trẻ hoàn thành trong khoảng thời gian dài hơn, tranh ít có sự sáng tạo.
+ Nhóm ĐC: Tỉ lệ trẻ hoàn thành tranh tranh cắt dán trong thời gian hợp lý và có tính sáng tạo còn rất thấp chỉ đạt 8% trẻ. Ở MĐ2 chỉ đạt 20% trẻ. Hầu hết trẻ nhóm ĐC hoàn thành tranh cắt dán trong khoảng thời gian dài hơn, bức tranh cắt dán của trẻ mang tính rập khuân, máy móc biểu hiện ở MĐ3 là 32% trẻ và MĐ4 là 40% trẻ.
Điểm trung bình của nhóm TN (3.0 điểm) cao hơn nhóm ĐC (1.9 điểm) là 1.1 điểm. Như vậy cho thấy khả năng hoàn chỉnh hoạt động của TN cao hơn nhóm ĐC khá rõ rệt.
Qua quá trình quan sát chúng tôi còn nhận thấy sự khác biệt trong hoạt động của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC như sau:
- Ở cả hai nhóm TN và ĐC trẻ đều tỏ ra rất hứng thú với hoạt động cắt dán cả hoạt động có chủ đích và các hoạt động có liên quan. Tuy nhiên hứng
thú của trẻ ở nhóm ĐC chỉ tập trung vào hoạt động quan sát tranh mẫu và giai đoạn đầu của quá trình thể hiện, hứng thú đó không bền vững và không kéo dài đến hết quá trình thể hiện do đó trẻ không tập trung chú ý, không có sự cố gắng để hoàn thành tranh cắt dán của mình. Với trẻ ở nhóm TN nhờ được tích lũy đầy đủ những hình ảnh, biểu tượng và nắm vững những kĩ năng cắt dán nên trẻ rất hào hứng và có nhu cầu được thể hiện những kinh nghiệm của bản thân thông qua hoạt động cắt dán. Hứng thú của trẻ không chỉ tập trung vào quá trình quan sát tranh mẫu mà nó tồn tại bền vững giúp trẻ tập trung chú ý và có sự nỗ lực, cố gắng cao để vượt qua khó khăn để hoàn thành tranh cắt dán của mình.
- Trong hoạt động có chủ đích ở bốn nội dung thử nghiệm chúng tôi nhận thấy: Trẻ ở nhóm TN rất tích cực, hăng hái tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên khi tham gia đàm thoại tranh mẫu, trả lời được hầu hết những câu hỏi mang tính chất so sánh, liên tưởng và thấy được hình ảnh nổi bật của bức tranh. Mặt khác hầu hết trẻ ở nhóm TN đã độc, chủ động xây dựng ý tưởng cho tranh cắt dán của mình mà không cần có sự gợi ý của giáo viên hoặc từ những câu hỏi gợi mở của giáo viên trẻ hình dung được cách thể hiện bố cục tranh cắt dán, phối hợp màu sắc sao cho hợp lý. Còn trẻ ở nhóm ĐC do vốn biểu tượng còn nghèo nàn và kĩ năng thể hiện không được rèn luyện thường xuyên nên trẻ rất nhút nhát trong việc nêu ý tưởng của mình. Hầu hết trẻ trông chờ sự gợi ý của giáo viên, bắt chước ý tưởng của bạn hoặc sao chép giống như tranh mẫu.
- Khi nhận xét tranh cắt dán của bạn trẻ ở nhóm TN rất mạnh dạn và tự nhiên. Cháu nào được hỏi cũng nêu được bức tranh mà mình thích, vì sao thích bức tranh đó và nêu được ý tưởng trong tranh cắt dán của mình. Từ đó thấy được cảm xúc thẩm mỹ của trẻ đã được bồi dưỡng và phát triển mạnh. Các cháu nêu được mình thích bức tranh nào nhưng lại không nêu được vì sao mình lại thích bức tranh đó.
* Kết quả đo sau thử nghiệm được tổng hợp theo bảng dưới đây:
Bảng 14: Mức độ tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán ở 2 nhóm TN và ĐC sau thử nghiệm
Nhóm trẻ
Số lượng
Mức độ tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán theo từng tiêu chí (Tính theo điểm trung bình cộng)
Tổng điểm trung bình cộng (∑X)
X1 X2 X3
TN 25 3.1 2.8 3.0 8.9
ĐC 25 2.1 2.0 1.9 6.0
Biểu đồ 2: So sánh mức độ tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán ở 2 nhóm TN và ĐC sau thử nghiệm theo từng tiêu chí
- Kết quả bảng 14 và biểu đồ 2 cho thấy mức độ tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán của nhóm TN cao hơn hẳn nhóm ĐC. Tổng điểm trung bình cộng của nhóm TN là 8.9 điểm, của nhóm ĐC là 6.0 điểm. Sự chênh lệch giữa hai nhóm là 2.9. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 TC1 TC2 TC3 Đối chứng Thử ngiệm
- Sự chênh lệch về mức độ tích cực của trẻ với hoạt động xé dá diễn ra ở các tiêu chí. Chênh lệch thấp nhất là tiêu chí về khả năng thực hiện nội dung miêu tả là 0.8 điểm, với tiêu chí lựa chọn nội dung hoạt động chênh lệch là 0.1 điểm và chênh lệch cao nhất là tiêu chí hoàn chỉnh quá trình hoạt động là 1.1 điểm.
- Mặc dù mức độ tích cực của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC đều tăng, nhưng mức độ hứng thú của trẻ nhóm TN tăng cao hơn nhóm ĐC, cụ thể:
+ Trước thử nghiệm:
* Tổng điểm trung bình cộng của nhóm TN là 5.3 điểm * Tổng điểm trung bình cộng của nhóm ĐC là 5.6 điểm Điểm chênh lệch là: 3.0 điểm
+ Sau thử nghiệm:
* Tổng điểm trung bình cộng nhóm TN là 8.9 điểm * Tổng điểm trung bình cộng nhóm ĐC là 6.0 điểm Điểm chênh lệch là 2.9 điểm
- Mức độ hứng thú của trẻ nhóm TN với hoạt động cắt dán trước thử nghiệm và sau thử nghiệm tăng lên đáng kể. Kết quả được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 15: Mức độ tích cực của trẻ nhóm TN với hoạt động cắt dán trước thử nghiệm và sau thử nghiệm
Nhóm trẻ
Số lượng
Mức độ tích cực của trẻ nhóm TN với hoạt động cắt dán theo từng tiêu
chí (Từng theo điểm trung bình cộng) Tổng điểm trung bình cộng (∑X) X1 X2 X3 Trước TN 25 1.8 1.9 1.6 5.3 Sau TN 25 3.1 2.8 3.0 8.9
Biểu đồ 3: So sánh mức độ tích cực của trẻ nhóm TN với hoạt động cắt dán trước thử nghiệm và sau thử nghiệm
Kết quả thể hiện ở bảng 15 và biểu đồ 3 cho thấy:
Tổng điểm trung bình cộng của nhóm TN trước thử nghiệm là 5.3 điểm Tổng điểm trung bình cộng của nhóm TN sau thử nghiệm là 8.9 điểm
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 TC1 TC2 TC3 Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm
Sự chênh lệch về điểm trung bình cộng giữa trước và sau thử nghiệm ở các tiêu chí cũng tăng lên rõ rệt, sự chênh lệch diễn ra cao nhất ở tiêu chí hoàn chỉnh quá trình hoạt động là 1.4 điểm và chênh lệch thấp nhất ở tiêu chí thực hiện nội dung đã lựa chọn, với điểm chênh lệch là 0.9 điểm. Điều này cho thấy việc áp dụng các biện pháp đã đề xuất giúp trẻ hoàn thành sản phẩm có hiệu quả và tính sáng tạo cao hơn nhiều.
Xét từng tiêu chí của trẻ ở nhóm trước và sau thử nghiệm thấy có sự chênh lệch khá rõ rệt:
+ Tiêu chí lựa chọn nội dung hoạt động:
Trước TN là 1.8 điểm, sau TN là 3.1 điểm tăng lên 1.3 điểm. + Tiêu chí thực hiện nội dung đã lựa chọn:
Trước TN là 1.9 điểm, sau TN là 2.8 điểm tăng 0.9 điểm + Tiêu chí hoàn chỉnh quá trình hoạt động:
Trước TN là 1.8 điểm, sau TN là 3.0 điểm tăng 1.4 điểm.
Như vậy ta thấy hiệu quả các khâu của hoạt động cắt dán ở nhóm TN đều tăng lên rõ rệt sau khi tiến hành thử nghiệm. Khi trẻ tích cực lựa chọn nội dung hoạt động, tích cực thể hiện nội dung đã lựa chọn thì trẻ hoàn thành sản phẩm của mình trong thời gian hợp lý và có tính sáng tạo cao.
Kết luận chương 3
Sau thời gian thử nghiệm chúng tôi nhận thấy:
Trẻ ở nhóm TN đã có sự tiến bộ vượt bậc về mức độ tích cực với các nội