7. Phương pháp nghiên cứu
3.4. Nội dung và phương pháp thử nghiệm
3.4.1. Tiến hành đo trước thử nghiệm
3.4.1.1. Nội dung
- Chúng tôi tiến hành đo trước thử nghiệm nhằm tìm hiểu mức độ tích cực, khả năng, trình độ cắt dán của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC trước khi tiến hành thử nghiệm.
- Nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tích cực, hứng thú và khả năng sáng tạo của trẻ khi tham gia hoạt động cắt dán với các nội dung khác nhau ở hai nhóm TN và ĐC. Chúng tôi khảo sát chất lượng hoạt động cắt dán của trẻ bằng các bài tập sau:
+ Cắt dán theo mẫu “Con mèo”
+ Cắt dán theo đề tài “Thuyền và biển” + Cắt dán theo cốt truyện “Cây khế”
3.4.1.2. Kết quả
* Mức độ tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán
Chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát và tổng hợp số liệu theo các tiêu chí và các mức độ đánh giá tính tích cực của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC qua từng
nội dung. Trong quá trình chúng tôi tiến hành để kết quả thu được mang tính chính xác nhất, chúng tôi đã tạo mọi điều kiện để trẻ hoạt động tự nhiên, hoạt động có chủ đích diễn ra bình thường do giáo viên đứng lớp tổ chức.
Qua quan sát, thống kê số liệu chúng tôi thu được kết quả cụ thể của từng tiêu chí đánh giá tính tích cực hoạt động của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC trước thử nghiệm với cả ba nội dung như sau:
* Tiêu chí 1: Lựa chọn nội dung hoạt động
Bảng 6: Mức độ khả năng lựa chọn nội dung hoạt động của trẻ trước thử nghiệm
Nhóm trẻ
Số lượng Mức độ lựa chọn nội dung hoạt động (%) Điểm trung bình của nhóm
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4
TN 25 8 20 32 40 1.9
ĐC 25 8 24 32 36 2.0
Dựa vào bảng 6 ta thấy khả năng tự lựa chọn nội dung cho hoạt động của trẻ ở cả hai nhóm TN và ĐC có nét tương đồng và kết quả đạt chưa cao. Cụ thể như sau:
- Ở MĐ1 nhóm TN và ĐC đều chỉ đạt 8% trẻ nghĩa là trẻ độc lập tìm kiếm nội dung miêu tả, xây dựng ý tưởng tạo hình cho riêng bản thân mình và có hứng thú ổn định, kéo dài trong qua trình thể hiện.
- Ở MĐ2 nhóm TN có 20% trẻ và nhóm ĐC đạt 24% trẻ có nhu cầu, hứng thú với hoạt động cắt dán, với sự gợi ý của giáo viên trẻ có thể xây dựng ý tưởng cho tranh cắt dán của mình.
- Ở MĐ3 nhóm TN và ĐC cũng có tỷ lệ bằng nhau là 32% trẻ. Những trẻ này có nhu cầu với hoạt động cắt dán tuy nhiên trẻ rất khó khăn và lúng túng khi lựa chọn ý tưởng cho tranh cắt dán của mình, trẻ trông chờ vào sự hướng dẫn của giáo viên.
- Ở MĐ4 nhóm TN đạt 40% trẻ còn nhóm ĐC đạt 36% trẻ. Những trẻ này hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên, nội dung của bức tranh mang tính khuôn mẫu, sao chép.
Điểm trung bình cộng của nhóm trẻ TN là 1.9 điểm và nhóm ĐC là 2.0 điểm. Qua đó cho ta thấy được mức độ tích cực của trẻ ở cả hai nhóm là tương đương nhau, giá trị chênh lệch nhau không đáng kể.
* Tiêu chí 2: Thực hiện nội dung đã lựa chọn
Bảng 7: Mức độ khả năng thực hiện nội dung đã lựa chọn của trẻ trước thử nghiệm
Nhóm trẻ
Số lượng Mức độ (%) Điểm trung
bình của nhóm
MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4
TN 25 4 16 36 44 1.8
ĐC 25 8 16 36 40 1.9
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy khả năng thực hiện nội dung đã lựa chọn của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC theo các mức độ như sau:
- MĐ1: Nhóm TN chỉ đạt 4% trẻ và nhóm ĐC đạt 8% trẻ. Những trẻ này có hứng thú rất bền vững với hoạt động thể hiện, thực hiện được các thao tác của hoạt động cắt dán thành thạo, có sự nỗ lực vượt khó khăn hoàn thành tốt sản phẩm. Tỉ lệ này vẫn còn rất thấp.
- MĐ2: Nhóm TN và nhóm ĐC đều đạt tỉ lệ cùng là 16% trẻ, cho thấy trẻ có sự tập trung chú ý cao, thực hiện các thao tác của hoạt động cắt dán theo trình tự hợp lý qua nghe và hiểu lời gợi ý của giáo viên.
- MĐ3: Nhóm TN và ĐC cùng đạt 36% trẻ, trre ở mức độ này không biết cách thể hiện nội dung miêu tả mà chỉ thực hiện các thao tác khi giáo viên hướng dẫn, hứng thú của trẻ không bền vững.
- MĐ4: Nhóm TN đạt tới 44% trẻ và nhóm ĐC đạt 40% trẻ. Trẻ không có hứng thú với hoạt động cắt dán, trẻ khó khăn khi thực hiện các thao tác hoạt động ngay cả khi có sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên.
Điểm trung bình của nhóm TN là 1.8 điểm và của nhóm ĐC là 1.9 điểm cho thấy hai nhóm đạt kất quả tương đương nhau. Như vậy khả năng thực hiện nội dung đã lựa chọn của hai nhóm TN và ĐC là ngang nhau.
* Tiêu chí 3: Hoàn chỉnh quá trình hoạt động (TC3)
Bảng 8: Mức độ khả năng hoàn chỉnh quá trình hoạt động của trẻ trước thử nghiệm.
Nhóm trẻ
Số lượng
Mức độ hoàn chỉnh quá trình hoạt động (%) Điểm trung bình của nhóm MĐ1 MĐ2 MĐ3 MĐ4 TN 25 8 12 32 48 1.8 ĐC 24 4 12 36 48 1.7
Qua bảng số liệu cho ta thấy:
- Tỉ lệ hoàn thành tranh cắt dán của trẻ ở mức độ cao (MĐ1) vẫn còn rất thấp. Nhóm TN đạt 8% trẻ, nhóm ĐC đạt 4% trẻ.
- Ở MĐ2 cả hai nhóm TN và ĐC đều đạt tỉ lệ là 12% trẻ. Những trẻ này đều hoàn thành tranh cắt dán của mình trong thời gian hợp lý và có tính sáng tạo khi biết thêm, bớt một số hình ảnh mới mẻ, độc đáo.
- Ở MĐ3 nhóm TN đạt là 32% trẻ còn nhóm ĐC là 36% trẻ. Ở mức độ này số trẻ hoàn thành tranh cắt dán trong thời gian dài hơn, tranh cắt dán của trẻ ít có tính sáng tạo, mang tính rập khuân, sao chép theo mẫu.
- Ở MĐ4 chiếm tỉ lệ lớn nhất, cả hai nhóm cùng đạt tỉ lệ là 48% trẻ. Những trẻ này đều không hoàn thành được bức tranh cắt dán của mình.
Điểm trung bình cộng của hai nhóm có sự chênh lệch không đáng kể, giá trị gần tương đương nhau. Nhóm TN là 1.8 điểm, nhóm ĐC là 1.7 điểm.
Qua quá trình đo trước thử nghiệm ở hai nhóm TN và ĐC kết quả tổng hợp chúng tôi thu được những biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 9: Mức độ tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán ở hai nhóm TN và ĐC trước thử nghiệm
Nhóm trẻ
Số lượng
Mức độ tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán theo từng tiêu chí (Tính theo
điểm trung bình cộng) Tổng điểm trung bình (∑X) X1 X2 X3 TN 25 1.9 1.8 1.8 5.5 ĐC 25 2.0 1.9 1.7 5.6
Biểu đồ 1: So sánh mức độ tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán ở 2 nhóm TN và ĐC theo từng tiêu chí
Như vậy qua quan sát bảng 9 và biểu đồ trên ta thấy trước thử nghiệm: Mức độ tích cực của trẻ mẫu giáo lớn với hoạt động cắt dán ở 2 nhóm TN và ĐC là tương đồng nhau và đều chưa đạt kết quả cao. Như vậy cho thấy các
0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC1 TC2 TC3 TN ĐC
biện pháp mà giáo viên áp dụng vào tổ chức và hướng dẫn hoạt động cắt dán cho trẻ chưa đem lại hiệu quả cao, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán do đó làm hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ.
Tóm lại, do trẻ chưa tích cực khi tham gia hoạt động cắt dán mà hiệu quả tranh cắt dán của trẻ không cao, đồng thời cũng không phát huy được hết khả năng sáng tạo của trẻ. Cả hai nnhóm TN và ĐC ngoài một số bài cắt dán tương đối đạt chất lượng thì hầu hết các bức tranh của trẻ đều yếu kém về cách thể hiện nội dung và hình thức thể hiện đối tượng miêu tả.