Bồi dưỡng cảm xúc, rèn luyện kĩ năng thể hiện và khơi gợi sự ham thích

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 56)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo lớn

2.2.2. Bồi dưỡng cảm xúc, rèn luyện kĩ năng thể hiện và khơi gợi sự ham thích

thích với hoạt động cắt dán.

* Mục đích

Biện pháp này nhằm bồi dưỡng cho trẻ cách cảm nhận vẻ đẹp của đối tượng miêu tả qua các hoạt động: Dạo chơi, thăm quan, thơ truyện, bài hát, câu đố. Qua đó hình thành ở trẻ cảm xúc, tình cảm với đối tượng miêu tả. Đồng thời rèn luyện cho trẻ kĩ năng tạo hình giúp trẻ linh hoạt, độc lập, tự tin trong quá trình thể hiện đối tượng miêu tả.

*Ý nghĩa

Cắt dán là một hoạt động mang tính nghệ thuật vì vậy nó có sự chi phối rất nhiều của cảm xúc – tình cảm cá nhân trẻ không thể tham gia hoạt động cắt dán một cách tích cực và có sáng tạo nếu như trẻ không có cảm xúc, tình yêu với đối tượng miêu tả. Vì vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến việc tạo cảm xúc cho trẻ, giúp trẻ thấy được vẻ đẹp của đối tượng miêu tả và nảy xinh nhu cầu muốn thể hiện lại đối tượng đó qua tranh cắt dán. Để trẻ có được cảm xúc, tình cảm đối với đối tượng miêu tả trong thiên nhiên qua thơ, truyện, qua các tác phẩm hội hoạ đồng thời được hoạt động với chính đối tượng đó nhờ vậy mà trẻ thấy được cái hay, cái đẹp của đối tượng hình thành sự thích thú, say mê.

Cảm xúc của trẻ, suy nghĩ, thái độ của trẻ sẽ được thể hiện thông qua các kĩ năng tạo hình. Như vậy một mặt các kĩ năng tạo hình thường được trẻ thao tác khi có cảm xúc tích cực, mặt khác việc thành thạo, linh hoạt trong việc thể hiện kĩ năng tạo hình sẽ giúp trẻ tự tin hơn, chủ động, độc lập hơn khi thể hiện đối tượng từ đó làm xuất hiện những hứng thú tiếp theo. Kĩ năng trong hoạt cắt dán được coi là phương tiện giúp trẻ biểu lộ những tình cảm, mong muốn do đó việc rèn luyện kĩ năng thực hành của trẻ là biện pháp quan trọng và có hiệu quả giúp trẻ tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong hoạt động cắt dán.

* Cách tiến hành

- Trước hết, giáo viên cần tự trau dồi và rèn luyện cho bản thân những hiểu biết về kĩ năng trong hoạt động cắt dán như: cách thể hiện màu sắc, cách trình bày bố cục, cách thể hiện các sự vật, hiện tượng…

- Trẻ mẫu giáo phát triển phụ thuộc nhiều vào hình mẫu người lớn. Kỹ năng thể hiện các hành vi mẫu mực là một tiêu chí quan trọng của người giáo viên mầm non. Điều này phụ thuộc vào trình độ nắm chuẩn mực của bản thân người giáo viên. Vì vậy, trên cơ sở những hiểu biết của mình giáo viên cần hướng viên cần hướng dẫn trẻ một cách tỉ mỉ, chính xác. Giáo viên cần có sự kiên trì, bền bỉ khi hướng dẫn trẻ và nắm được khả năng nhận thức của từng trẻ để có biện pháp hướng dẫn trẻ một cách tỉ mỉ, chính xác nhất. Giáo viên cần có sự kiên trì bền bỉ khi hướng dẫn trẻ và nắm được khả năng nhận thức của từng trẻ để có biện pháp hướng dẫn sao cho phù hợp và có hiệu quả. Trong quá trình hướng dẫn giáo viên cần kết hợp giữa lời nói ngắn gọn, sinh động và hành động trực quan (làm mẫu) giúp trẻ có thể hình dung cách thể hiện đối tượng miêu tả một cách rõ ràng nhất.

- Thông qua quá trình quan sát, so sánh các đặc điểm của sự vật hiện tượng. Giáo viên cần giúp trẻ nắm được kĩ năng khái quát nhất khi thể hiện các sự vật, hiện tượng theo từng nhóm (con vật, nhà, cây cối, hoa lá, mây, mặt trời…). Mặt khác giúp trẻ nắm được cách phối hợp các dạng hình học, hiện tượng cần miêu tả.

- Trẻ mẫu giáo lớn ham học hỏi, thích khám phá và tìm hiểu môi trường xung quanh. Chúng thực sự là những chủ thể với những năng lực riêng, có khả nămg tư duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi người. Họat động tạo hình tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, giúp trẻ có thể hoàn thiện và phat triển ngay chính bản thân mình. Giáo viên mầm non với vai trò là “điểm tựa”, “thang đỡ” là bạn chơi của trẻ có thể sử dụng các nhóm biện pháp tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm giúp trẻ tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới và hình thành cho trẻ thế giói quan, phát triển năng lực nhận thức của chúng.

- Giờ học cắt dán là một trong những hình thức tổ chức quan trọng của hoạt động cắt dán nói chung. Trong giờ học trẻ được thực hành dựa trên cơ sở những hiểu biết, những ấn tượng của trẻ về đối tượng miêu tả thông qua những kĩ năng tạo hình. Để trẻ hoạt động tích cực trong giờ học giáo viên cần gây được sự hứng thú cho trẻ, bằng những biện pháp sử dung thơ, chuyện, câu đố, bài hát, quan sát tranh ảnh, vật thật thì giáo viên cần quan tâm đến môi trường hoạt động cắt dán bao gồm: cách bố trí chỗ ngồi, chuẩn bị nguyên vật liệu cho trẻ. Giáo viên giúp trẻ tái hiện lại những ấn tượng miêu tả có trong trí nhớ qua hệ thống các câu hỏi tập trung vào những đặc điểm nổi bật, những ấn tượng về sự vật hiện tượng thông qua việc cho trẻ nêu lên nhận xét khi quan sát và việc nói lên dự định tạo hình của mình. Nhờ vậy giáo viên có thể thấy được những gì trẻ còn chưa nắm được để bổ sung cho trẻ hình thành ý định tạo hình rõ nét nhất. Trong giờ học cần tránh tình trạng gò ép trẻ, biến giờ học thành giờ sao chép buồn tẻ. Giáo viên không nên nôn nóng đòi hỏi trẻ phải có sản phẩm ngay vì như vậy sẽ đem lại cho trẻ cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, mất đi hào hứng khi thực hiện. Để duy trì hứng thú cho trẻ đến hết giờ học giáo viên không làm thay trẻ, không thường xuyên nhắc nhở, phê bình trẻ mà động viên, khuyến khích, khên ngợi trẻ và giúp trẻ biết cách thể hiện thêm những chi tiết cho bức tranh của mình thêm sinh động và hấp dẫn.

Thực tế để có thể tiến hành một giờ học cắt dán là một quá trình chuẩn bị cho trẻ cả về kỹ năng lẫn tri thức, những ấn tượng về đối tượng miêu tả. Vì thế giáo viên cần có kế hoạch rõ ràng, cụ thể sao cho hợp lý. Cần xác định nội dung của hoạt động cắt dán chuẩn bị tích hợp, đan xen trong các hoạt động khác, xác định các thời điểm rèn luyện cho trẻ sao cho không đem lại cảm giác căng thẳng nhàm chán cho trẻ. Quá trình chuẩn bị tốt sẽ giúp trẻ nắm được kỹ năng cắt dán và hình thành được dự định tạo hình cho riêng mình trong giờ học cắt dán.

2.2.3 Đồng cảm với tâm hồn và khả năng cắt dán của trẻ - cá thể hoá trẻ trong hoạt động cắt dán.

* Mục đích

Tổ chức hoạt động cắt dán trên cơ sở nắm vững khả năng, hứng thú và nhu cầu của trẻ. Qua đó xác định những biện pháp hướng dẫn phù hợp với trẻ nhằm nâng cao tính tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán.

* Ý nghĩa:

Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá được hình thành và phát triển ở trẻ trên cơ sở biểu tượng rõ ràng về đối tượng tạo hình, về mục đích, phương thức thể hiện. Với phương châm dạy học lấy trẻ làm trung tâm, hướng vào hoạt động của trẻ, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ cho phép chúng ta có thể tiến hành hướng dẫn trẻ dần dần biết tự kiểm tra đánh giá.

Ngoài ra, khi tổ chức cho trẻ cắt dán, trẻ không cảm thấy “bị chơi”, chúng được tự do tham gia, tự do lựa chọn cắt dán theo hứng thú, theo nhu cầu của bản thân, được trao đổi, nhận xét, tự lựa chọn các giải pháp trong quá trình dán. Từ đó trẻ trở nên năng động hơn dần dần có kỹ năng nhận xét đánh giá và tự đánh giá bản thân, giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ với các bạn cùng lớp. Tạo cho trẻ cơ hội cùng cộng tác với cô và với bạn cùng nhóm, biết giúp đỡ, đàm phán, thoả thuận để cùng nhau cắt dán đạt hiệu quả cao. Đặc biệt xem lại các sản phẩm của mình cùng nhận xét của cô và bạn giúp cho hoạt động cắt dán của trẻ trở nên có mục đích hơn.

Trẻ không những quan tâm đến những quan tâm đến quá trình thực hiện mà còn quan tâm đến kết quả đạt được, góp phần chuyển dần hoạt động ca dán mang tính vui chơi sang hoạt động cắt dán mang tính sáng tạo. Đồng thời giáo viên dần dần hướng dẫn trẻ biết đưa ra ý kiến nhận xét sản phẩm của mình và của bận một cách khách quan.

Qua nhận xét đánh giá kết quả của giáo viên nắm được khả năng tình độ phát triển của từng trẻ từ đó có những biện pháp hướng dẫn cho từng trẻ.

* Cách tiến hành

- Khi nhận xét sản phẩm cắt dán của trẻ, giáo viên không thể lấy tiêu chuẩn cái đẹp của người lớn để đánh giá kết quả cắt dán của trẻ. Trước hết giáo viên cho trẻ được tự nhận xét đánh giá, kiểm tra kết quả cắt dán của bạn, của bản thân. Giáo viên phải dựa vào ý đồ của trẻ, đồng điệu với tâm hồn và khả năng của trẻ. Trẻ rất thích thú với quá trình được sử dụng bút với nhiều màu sắc khác nhau để thoả mãn nhu cầu chơi, song trẻ lại rất mong chờ lời khen của cô giáo. Sự khuyến khích, khen ngợi, ủng hộ những cố gắng của trẻ và những thành tích thực tế mà trẻ đạt được bao giờ cũng có tác dụng kích thích lớn đến tính tích cực của trẻ. Những lời chê trách có ảnh hưởng không tốt tới tính tích cực và sự tự tin ở trẻ, những lời nhận xét đó sẽ làm trẻ buồn rầu và không hài lòng, không muốn thực hiện nữa.

- Những lời khen ngợi, động viên khuyến khích của giáo viên đối với những sáng kiến, câu hỏi và lời đề nghị hợp lý của trẻ trong khi cắt dán giúp trẻ hào hứng tham gia hoạt động, nỗ lực vượt qua một số khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu mà hoạt động tạo hình đòi hỏi.

- Nhận xét sản phẩm của trẻ phải kết hợp với lời nói hóm hỉnh, vui tươi ngay cả những sản chưa đạt. Nó giúp trẻ cảm thấy nỗ lực của mình đã có kết quả nhất định được cô giáo và các bạn công nhận đó là động lực giúp trẻ tích cực thể hiện trong những lần sau.

- Khi đánh giá sản phẩm của trẻ phải chú ý đến bố cục tổng thể của bức tranh. Bức tranh đẹp là sự kết hợp hài hoà của nhiều phương diện: Đường nét,

hình vẽ, màu sắc, sự cân đối của bố cục…chứ không phải dừng lại ở một vài điểm đơn lẻ, từ đó dần dần hình thành ở trẻ thị hiếu thẩm mỹ. Tuy nhiên trẻ không nắm được kỹ xảo vận động tinh vi trong việc thể hiện sự vật hiện tượng theo một trình tự nhất định, trong tranh cắt dán trẻ thể hiện tình cảm của mình mà bất chấp quy luật khách quan. Vì vậy sản phẩm của trẻ không giống mẫu của cô, không giống thật cũng là điều dễ hiểu. Nhưng ở đây cái đẹp, cái đúng trong tranh cắt dán của trẻ là sự rung động trước đối tượng cắt dán, đem lại cho trẻ một hình tượng đầy sống động phù hợp với tâm hồn trẻ thơ. Giáo viên phải nắm được đặc điểm đó và thông cảm với trẻ, đặt mình vào vị trí của trẻ để cùng đồng cảm và tưởng tượng với trẻ. Với những gì chưa đạt trong tranh cắt dán của trẻ giáo viên nên sử dụng lời nói hóm hỉnh mang tính hình tượng ngộ nghĩnh, vừa giúp trẻ nhận ra thiếu xót lại mang đến sự thoải mái cho trẻ.

- Trưng bày sản phẩm cũng là một hình thức rất có hiệu quả làm tăng hứng thú, tính tích cực của trẻ. Trẻ rất vui mừng khi được khoe với cha mẹ những gì mình đã làm được lời động viên của ông bà, cha mẹ cúng là nguồn động viên lớn giúp trẻ tự tin vào chính mình.

Hoạt động cắt dán mang tính nghệ thuật vì thế khả năng thể hiện của trẻ trong khi cắt dán là không giống nhau. Để trẻ có được hứng thú và tính tích cực trong khi thể hiện đối tượng miêu tả giáo viên cần phải cá thể hoá nhu cầu, cá thể hoá hứng thú và năng lực của trẻ.

- Trong quá trình tri giác sự vật, hiện tượng nào đó giáo viên nên khuyến khích trẻ tự do biểu lộ những cảm xúc đối với đối tượng bằng lời, cử chỉ. Chính nhờ những cách biểu lộ tình cảm khác nhau đó sẽ giúp trẻ có được cái riêng trong quá trình thể hiện.

- Trong quá trình giúp trẻ hình thành dự định tạo hình của riêng mình, giáo viên cần tôn trọng những ý tưởng của trẻ, khen ngợi động viên trẻ thể hiện theo dự định của mình, đồng thời giúp trẻ bổ sung những hạn chế cho ý tưởng thêm phong phú, sinh động. Chú ý rằng không để những gợi ý của cô biến thành những điều bắt buộc trẻ phải thể hiện trong khi trẻ không muốn.

- Trong khi hướng dẫn trẻ thực hiện cô giáo cần chú ý đến nhu cầu và năng lực, tố chất bên trong của trẻ. Lựa chọn những gì có thể hướng dẫn đồng

loạt, những gì cần hướng dẫn riêng cho từng trẻ. Đối với những trẻ có khả năng thực hiện tốt thì giáo viên nên gợi ý để trẻ sáng tạo được bức tranh đẹp, sinh động với nhiều chi tiết mới mẻ, hấp dẫn, nhưng với trẻ kém thì giáo viên chỉ yêu cầu trẻ nhớ lại mẫu và thể hiện sáng tạo và thể hiện sáng tạo thêm một vài hình ảnh, đối tượng từ những gì đã quan sát được từ mẫu. Cùng với việc hướng dẫn cá nhân trẻ thì giáo viên cần chú ý phải bao quát lớp, thường xuyên khuyến khích động viên cả lớp thực hiện.

- Tổ chức góc tạo hình một cách hợp lý và có hiệu quả, một mặt góc tạo hình sẽ bồi dưỡng năng lực cho trẻ khá, mặt khác giúp trẻ yếu kém rèn luyện các kỹ năng sao cho thành thạo. Việc tổ chức cho trẻ hoạt động ở góc tạo hình cần luân phiên nhau tạo điều kiện cho mọi trẻ đều được tham gia từ đó góp phần rèn luyện, bồi dưỡng, tạo niềm say mê, ham thích với hoạt động cắt dán.

2.2.4. Tạo điều kiện cho trẻ được cắt dán ở mọi lúc, mọi nơi, trong góc tạo hình, trong giờ chơi, cắt dán ngoài trời và tích hợp trong các hoạt động hình, trong giờ chơi, cắt dán ngoài trời và tích hợp trong các hoạt động khác.

* Mục đích

Trên cơ sở trẻ đã có vốn biểu tượng phong phú, các kỹ năng tạo hình được rèn luyện và củng cố bằng nhiều biện pháp khác nhau giáo viên cần cho trẻ tự tổ chức khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức khác nhau thường xuyên nhằm phát triển kỹ năng cắt dán của trẻ. Nhờ đó, kích thích trẻ vận dụng vốn biểu tượng có trong trí nhớ vào hoạt động thực hiện, tự vận dụng cái lĩnh hội được nhiệm vụ nhận thức, chủ động và sáng tạo trong quá trình khám phá.

* Ý nghĩa

Việc tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với quỹ thời gian eo hẹp không chỉ dành riêng cho hoạt động tạo hình mà trẻ mẫu giáo lớn còn phải dành thời gian cho các hoạt động khác như: làm quen với tác phẩm văn học, làm quen với toán, khám phá khoa học, làm quen với chữ viết…để chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản vào học lớp một. Vì thế việc tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi giúp cho giáo viên tận dụng thời gian giúp trẻ hoạt động được nhiều

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 56)