Một số tiêu chí và thang điểm đánh giá tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 69 - 74)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Một số tiêu chí và thang điểm đánh giá tính tích cực của trẻ mẫu giáo lớn

lớn trong hoạt động cắt dán

3.3.1. Các tiêu chí và thang điểm đánh giá

Như đã phân tích ở phần cơ sở lý luận của đề tài: Các chỉ số đánh giá tính tích cực hoạt động của trẻ không rời rạc, riêng rẽ mà chúng luôn tồn tại gắn quện với nhau, đan xen vào nhau trong một tổng thể thống nhất. Tính tích cực hoạt động của mỗi trẻ được thể hiện ở mức độ khác nhau trong hoạt động của chúng. Chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá tính tích cực hoạt động của trẻ qua các khâu của hoạt động cắt dán như sau:

- Lựa chọn nội dung hoạt động

3.3.1.1. Tiêu chí

Khả năng lựa chọn nội dung hoạt động (TC1)

Có hứng thú, nhu cầu muốn được tham gia vào hoạt động cắt dán. Thể hiện khả năng tự xác định và lựa chọn nội dung hoạt động. Biết chủ động, độc lập xây dựng ý tưởng tạo hình, linh hoạt trong việc lựa chọn các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến nội dung miêu tả để thể hiện trong tranh cắt dán

Khả năng thực hiện nội dung đã lựa chọn (TC2)

- Khả năng chủ động, độc lập trong việc tìm ra cách thức giải quyết nội dung hoạt động theo một trình tự hợp lý, thể hiện khả năng tập trung chú ý cao, quan sát nhanh nhạy, biết đắn đo suy nghĩ và có sự kiên trì, nỗ lực vượt khó khăn trong quá trình thể hiện nội dung miêu tả.

- Có khả năng nhận biết, phân biệt những thao tác kỹ thuật đúng, sai và tự biết điều chỉnh khi cần. Bộc lộ khả năng sáng tạo trong quá trình hoạt động. Biết giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè khi cần.

Khả năng hoàn chỉnh quá trình hoạt động (TC3)

- Có khả năng hoàn chỉnh tranh cắt dán trong khoảng thời gian hợp lý. - Tạo nên sản phẩm có tính sáng tạo và tính thẩm mỹ.

- Biểu lộ niềm vui, sự phấn khởi khi hoàn thành nhiệm vụ. Biểu hiện thái độ quan tâm, chú ý đến hoạt động nhận xét sản phẩm.

3.3.1.2. Thang điểm đánh giá

Thang đánh giá được chúnh tôi xác định theo 4 mức độ từ thấp đến cao dựa vào sự hứng thú, khả năng chủ động, độc lập, khả năng sáng tạo và bộc lộ thái độ tình cảm của trẻ qua các khâu: Lựa chọn nội dung, thực hiện nội dung đã lựa chọn và hàon chỉnh hoạt động. Với mỗi mức độ chúng tôi đưa ra các thang điểm cụ thể như sau:

* Mức độ cao (MĐ1): 4 điểm

* Mức độ tương đối cao (MĐ2): 3 điểm * Mức độ trung bình (MĐ3): 2 điểm * Mức độ thấp (MĐ4): 1 điểm

+ Khả năng lựa chọn nội dung hoạt động

- Mức độ cao (MĐ1): Trẻ có nhu cầu, mong muốn được tham gia hoạt động cắt dán. Trẻ chủ động, độc lập, linh hoạt tự tìm kiếm nội dung miêu tả, xây dựng ý tưởng cho tranh cắt dán của riêng mình.

- Mức độ tương đối cao (MĐ2): Trẻ có nhu cầu, hứng thú với hoạt động cắt dán. Trẻ tự lựa chọn và xác định nội dung miêu tả, hình thành dự định tạo hình theo sự gợi ý của giáo viên

- Mức độ trung bình (MĐ3): Có nhu cầu với hoạt động cắt dán nhưng chưa tự mình lựa chọn được nội dung miêu tả, chưa độc lập, chủ động hình thành dự định tạo hình mà phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên và mang tính bắt chước.

+ Khả năng thực hiện nội dung đã lựa chọn

- Mức độ cao (MĐ1): Có hứng thú bền vững với hoạt động. Chủ động, độc lập trong việc phát hiện tìm ra cách thể hiện nội dung miêu tả, biết tự mình thực hiện các thao tác của hoạt động cắt dán theo trình tự hợp lý. Biết sử dụng có hiệu quả các thao tác tư duy: So sánh, phân tích, tổng hợp…Nỗ lực vượt khó khăn trong quá trình thể hiện.

- Mức độ tương đối cao (MĐ2): Có hứng thú tương đối ổn định với hoạt động cắt dán. Có biểu hiện tập trung chú ý tương đối cao, tự phát hiện cách thể hiện nội dung miêu tả và thực hiện các thao tác theo trình tự hợp lý qua nghe và hiểu lời gợi ý, định hướng của giáo viên.

- Mức độ trung bình (MĐ3): Có hứng thú với nhiệm vụ hoạt động nhưng không thường xuyên hoặc hứng thú không bền vững. Không thực sự tập trung chú ý vào quá trình quan sát, không tự phát hiện ra cách thức thể hiện nội dung miêu tả chỉ thực hiện được các thao tác thể hiện nội dung miêu tả theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Mức độ thấp (MĐ4): Không thực sự hứng thú với hoạt động, không tập trung vào việc thể hiện nội dung miêu tả. Không có sự nỗ lực cố gắng vượt

khó khăn. Thiếu tự tin và gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác hoạt động ngay cả khi có sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên.

+ Khả năng hoàn chỉnh quá trình hoạt động

- Mức độ cao (MĐ1): Hoàn thành tranh cắt dán trong thời gian hợp lý. Tranh cắt dán thể hiện sự tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo cao. Có thái độ vui mừng, phấn khởi trước kết quả đạt được của bản thân và bạn bè.

- Mức độ tương đối cao (MĐ2): Hoàn thành tranh cắt dán trong khoảng thời gian hợp lý. Biết thêm bớt những hình ảnh, chi tiết tạo sự sáng tạo cho tranh cắt dán của mình.

- Mức độ trung bình (MĐ3): Hoàn thành tranh cắt dán trong khoảng thời gian dài hơn cho phép. Sản phẩm mang tính sao chép, ít có sự sáng tạo.

- Mức độ thấp (MĐ4): Trẻ không hoàn thành tranh cắt dán của mình.

3.3.2. Một số tiêu chí phân tích tranh cắt dán của trẻ

Tranh cắt dán của trẻ được phân tích để thấy được hiệu quả hoạt động của trẻ trong quá trình thể hiện. Để phân tích tranh cắt dán của trẻ căn cứ vào hai tiêu chí nội dung tranh cắt dán và hình thức thể hiện.

Nội dung

Bao gồm các mức độ thể hiện như sau:

- Thứ nhất: Chỉ biết lặp lại các nội dung đã học do cô giáo dạy ở các giờ hoạt động chung. Thường gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải được chỉ dẫn tỉ mỉ cách thức miêu tả.

- Thứ hai: Biết vận dụng các nội dung đã học, có thêm sự thêm, bớt vào nội dung đề tài mới những chi tiết khác nhưng còn ít và sơ sài.

- Thứ ba: Biết sửa đổi (thêm, bớt, thay đổi) các chi tiết, các hình ảnh khái quát để tạo nên các hình tượng có nội dung cụ thể, sinh động thể hiện các đặc điểm hấp dẫn của riêng đối tượng.

- Thứ tư: Biết độc lập tìm kiếm các phương tiện truyền cảm để xây dựng ý đồ tạo hình riêng (không bắt chước, không sao chép) thể hiện nội dung miêu tả với các phương án khác nhau.

Hình thức thể hiện

Trong hình thức thể hiện bao gồm các yếu tố: Bố cục, hình cắt dán, màu sắc. Mỗi yếu tố cũng được phân ra thành các mức độ thể hiện:

+ Bố cục:

- Thứ nhất: Bố cục lệch lạc, lộn xộn bởi những hình cắt dán trên bức tranh quá nhỏ hoặc qua to.

- Thứ hai: Sắp xếp các hình ảnh dàn trải trên toàn bộ tờ giấy hoặc trên đường nằm ngang.

- Thứ ba: Sắp xếp các hình tượng thể hiện được chiều sâu không gian (gần-to, gần-cao, xa-thấp…) bố cục cân đối, hài hoà, có nhịp điệu làm nổi bật được đối tượng miêu tả.

- Thứ tư: Bố cục cân đối, làm chủ không gian tờ giấy. Biết sắp xếp các chi tiết làm nổi bật ý tưởng trung tâm của bố cục. Thể hiện đối tượng miêu tả sinh động qua các tư thế và mối quan hệ với các hình tượng khác.

+ Hình cắt dán:

- Thứ nhất: Hình cắt dán trên bức tranh rời rạc, thô sơ, không diễn tả rõ được đối tượng.

- Thứ hai: Hình cắt dán trong bức tranh đã có các chi tiết kết dính với nhau song còn cứng nhắc và gần với hình học cơ bản. Tỷ lệ trong cấu trúc còn tiếu chính xác và khác xa với hiện thực.

- Thứ ba: Hình cắt dán trên tranh đã thể hiện được đặc điểm của đối tượng miêu tả. Biết phối hợp các dạng hình học để tạo ra đối tượng, trẻ bước đầu hiểu được các mối quan hệ về không gian.

- Thứ tư: Tạo dựng hình trên bức tranh với các hình dáng mạch lạc, mềm mại thể hiện cấu trúc nguyên vẹn, hợp lý của một chỉnh thể, bộc lộ rõ khả năng tưởng tượng, sáng tạo.

+ Màu sắc:

- Thứ nhất: Chưa có khả năng sử dụng nhiều màu sắc để miêu tả, kỹ năng phối màu còn yếu, dùng hình màu chưa có ý thức.

- Thứ hai: Biết sử dụng màu sắc, song màu sắc khuân mẫu mang tính bắt chước, dập khuôn chưa thể hiện khả năng tự lực sử dụng màu.

- Thứ ba: Biết sử dụng màu sắc một cách có ý thức theo nội dung và ý đồ miêu tả, vừa thể hiện màu sắc của vật có trong tự nhiên hay màu sắc tự tạo theo ý thích.

- Thứ tư: Sử dụng màu sắc phù hợp với nội dung của tranh cắt dán, thể hiện tình cảm với những gì được miêu tả. Biết phối hợp màu sắc để tạo nên những điểm nhấn cho bức tranh, biết thể hiện tính nhịp điệu trong việc phối hợp màu sắc.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)