Tạo điều kiện cho trẻ được cắt dá nở mọi lúc, mọi nơi, trong góc tạo hình,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 62 - 66)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo lớn

2.2.4. Tạo điều kiện cho trẻ được cắt dá nở mọi lúc, mọi nơi, trong góc tạo hình,

hình, trong giờ chơi, cắt dán ngoài trời và tích hợp trong các hoạt động khác.

* Mục đích

Trên cơ sở trẻ đã có vốn biểu tượng phong phú, các kỹ năng tạo hình được rèn luyện và củng cố bằng nhiều biện pháp khác nhau giáo viên cần cho trẻ tự tổ chức khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức khác nhau thường xuyên nhằm phát triển kỹ năng cắt dán của trẻ. Nhờ đó, kích thích trẻ vận dụng vốn biểu tượng có trong trí nhớ vào hoạt động thực hiện, tự vận dụng cái lĩnh hội được nhiệm vụ nhận thức, chủ động và sáng tạo trong quá trình khám phá.

* Ý nghĩa

Việc tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với quỹ thời gian eo hẹp không chỉ dành riêng cho hoạt động tạo hình mà trẻ mẫu giáo lớn còn phải dành thời gian cho các hoạt động khác như: làm quen với tác phẩm văn học, làm quen với toán, khám phá khoa học, làm quen với chữ viết…để chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản vào học lớp một. Vì thế việc tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi giúp cho giáo viên tận dụng thời gian giúp trẻ hoạt động được nhiều

hơn nhờ vậy rèn luyện kỹ năng, củng cố tri thức và bồi dưỡng cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Biện pháp này không chỉ có tác dụng giúp trẻ đến với hoạt động cắt dán một cách thường xuyên, liên tục mà còn giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự nhiên khi thể hiện. Nhờ vậy mà trẻ sẽ hứng thú hơn, tích cực và sáng tạo hơn trong hoạt động cắt dán.

* Cách tiến hành

- Điều kiện để phát huy tính tích cực trong hoat động góc đóng vai trò hết sức quan trọng. Tổ chức góc hoạt động là điểm tựa để định hướng hoạt động cho trẻ. Đây chính là điều kiện làm nảy sinh mục đích chơi.

- Tổ chức hoạt động góc: Việc tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ ở góc tạo hình vừa có tác dụng bồi dưỡng năng khiếu cho những trẻ có khả năng nghệ thuật, vừa có tác dụng rèn luyện, bổ trợ cho những trẻ còn gặp khó khăn về kỹ năng cũng như cách thức thể hiện tranh cắt dán. Để góc tạo hình hoạt động có hiệu quả giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:

+ Luôn tạo những tình huống mới mẻ, hấp dẫn thu hút trẻ trong góc tạo hình. Giáo viên có thể đưa ra những đề tài cho trẻ tự chọn hoặc trẻ đưa ra những đề tài khác nhau và tự chọn. Mặt khác cần hướng dẫn trẻ hoạt động đặt ra mục tiêu cho trẻ thực hiện và trong quá trình trẻ thể hiện cô luôn động viên, khuyến khích trẻ hoàn thành tranh cắt dán của mình.

+ Cần bố trí góc tạo hình hợp lý với các góc hoạt động khác đảm bảo trẻ không bị phân tán khi thực hiện. Trang trí góc tạo hình theo chủ đề và đề tài mà trẻ đang thể hiện cũng giúp trẻ cảm thấy hứng thú khi hoạt động ở góc tạo hình.

+ Xây dựng góc tạo hình thật đa dạng, phong phú hấp dẫn với đặc trưng riêng của từng góc có tác dụng làm nảy sinh nhu cầu hoạt động kích thích tính tò mò của trẻ, tạo cho trẻ dễ tiếp cận với môi trường góc với các vật liệu, tài liệu khác nhau. Phân bố góc tạo hình hợp lý, trang trí góc hấp dẫn sẽ kích thích hứng thú cho trẻ, trẻ không chỉ thoả sức được thể hiện hết khả năng cũng như ý tưởng của chính mình vào các sản phẩm tạo hình.

+ Giáo viên cần chú ý để tất cả trẻ đều được tham gia vào góc tạo hình, số lượng trẻ có thể luôn phiên theo các ngày trong tuần sao cho hợp lý với các góc chơi khác. Tuỳ vào khả năng của trẻ mà sắp xếp trẻ hoạt động với nhau. Trẻ có cùng năng lực và khả năng tạo hình, cô giáo đưa ra nội dung, yêu cầu cũng cần phù hợp với nhóm trẻ.

+ Kết thúc hoạt động góc tạo hình cô giáo cần đưa ra nhận xét, những lời động viên, khích lệ giúp trẻ có cố gắng hơn những lần sau.

- Tổ chức hoạt động cắt dán ngoài trời: cắt dán ngoài trời cũng là hình thức tổ chức hoạt động cắt dán có hiệu quả. Trẻ được hoà mình vào môi trường tự nhiên được thấy những gì sinh động và hấp dẫn nhất của thế giới xung quanh điều đó đã tạo cho trẻ hứng thú và nhu cầu muốn được thể hiện những gì trẻ thấy vào trong tranh cắt dán.

Để tổ chức được hoạt động cắt dán ngoài trời có hiệu quả nhằm tăng tính tích cực của trẻ với hoạt động cắt dán giáo viên cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng về nội dung, hình thức tổ chức hoạt động. Trước hết cần tạo được hứng thú cho trẻ trước khi bước vào hoạt động. Có thể chỉ đơn giản là quan sát một sự vật hiện tượng nào đó mà giáo viên đã xác định trong nội dung kế hoạch, giúp trẻ thấy được vẻ đẹp, những ấn tượng về màu sắc, hình dáng, và các đặc điểm khác của đối tượng miêu tả để trẻ thấy được cái hay, cái đẹp của đối tượng. Nhờ đó khi bắt tay vào quá trình thể hiện sẽ hứng thú, tích cực và sáng tạo hơn rất nhiều. Giáo viên không nên đặt ra nhiều nội dung và yêu cầu cần đạt trong hoạt động này vì hoạt động cắt dán ngoài trời có tác dụng lớn nhất là tạo cho trẻ niềm say mê, hứng thú với hoạt động cắt dán và rèn luyện cho trẻ khả năng quan sát, cảm nhận đối tượng miêu tả trong thiên nhiên, để từ đó tiến hành trong giờ học có hiệu quả hơn. Nội dung hoạt động có thể chỉ là những kỹ năng cơ bản, những đường cắt đơn giản như: cắt mây, cắt dán ô tô, cắt ông mặt trời, cắt dán bông hoa…Đặc biệt giáo viên không nên có tư tưởng thả lỏng trẻ trong khi hoạt động vì như vậy sẽ làm cho trẻ thấy chán nản, cắt

dán không có mục đích do đó trẻ sẽ không tích cực cắt dán ngay cả khi được giao nhiệm vụ.

- Hoạt động cắt dán được tích hợp trong các hoạt động khác. Đây chính là biện pháp dựa trên quan điểm đổi mới giáo dục mầm non. Dạy học tích hợp nói chung giúp cho trẻ đón nhận tri thức một cách tự nhiên, tổng thể, còn đối với hoạt động cắt dán nói riêng thì việc tích hợp trong các hoạt động khác giúp cho nội dung trọng tâm được củng cố đồng thời tạo hứng thú và rèn luyện kỹ năng cắt dán cho trẻ.

Để tích hợp có hiệu quả giáo viên cần biết cách lựa chọn nội dung tích hợp sao cho khéo léo và lồng ghép, đan xen một cách tự nhiên. Thông thường những hoạt động có thể tích hợp bao gồm: Làm quen văn học, làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với toán. Hai hoạt động này có tính mềm dẻo và nhẹ nhàng về mặt kiến thức, đặc biệt với hoạt động làm quen với văn học trẻ được tiếp xúc với nhựng hình tượng đầy tính thẩm mỹ qua những tác phẩm thơ, truyện do đó hình thành trong trí nhớ và tưởng tượng của trẻ hình tượng về đối tượng miêu tả khá rõ ràng theo sự nhận thức và tình cảm khác nhau của trẻ. Khi được giáo viên hướng dẫn và gợi ý thể hiện những hình tượng đó qua tranh cắt dán trẻ sẽ vô cùng hứng thú và thoả sức thể hiện theo tưởng tượng và sáng tạo của mình tạo nên những bức tranh muôn màu muôn vẻ.

Mặt khác thông qua những hoạt động khác tuy trẻ không được trực tiếp cầm kéo thể hiện trên giấy, nhưng những tri thức, những ấn tượng và vẻ đẹp của đối tượng được giáo viên nhắc đến dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ giúp trẻ tích luỹ những kinh nghiệm, những ấn tượng về đối tượng miêu tả phục vụ cho quá trình thể hiện của trẻ sau này.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)