Tổ chức cho trẻ quan sát, tạo cảm xúc, hứng thú giúp trẻ ghi nhớ, tích luỹ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 53 - 56)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo lớn

2.2.1. Tổ chức cho trẻ quan sát, tạo cảm xúc, hứng thú giúp trẻ ghi nhớ, tích luỹ

tích luỹ làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh.

* Mục đích:

Qua quá trình quan sát các sự vật hiện tượng trong môi trường tự nhiên sẽ giúp trẻ phát triển năng lực tri giác cái đẹp, hiểu cái đẹp theo phong cách. Đồng thời giúp trẻ tích luỹ những biểu tượng phong phú, đa dạng về đối tượng miêu tả. Với trẻ mẫu giáo lớn, đặc điểm của tình cảm thẩm mỹ là niềm vô tư, là cảm xúc tâm hồn trong sáng vì vậy quá trình quan sát giữ vai trò rất to lớn trong việc giúp trẻ bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ để bước đầu rèn luyện thị hiếu sau này cho trẻ.

* Ý nghĩa:

Để kích thích trẻ tích cực trong hoạt động cắt dán đối tượng phải phản ánh thích đáng trong nhận thức và tình cảm của trẻ, khi đó nó biến thành nhu cầu muốn được thể hiện của trẻ.

Cảm xúc, nhu cầu và hứng thú có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động cắt dán nói riêng. Những cảm xúc, những ấn tượng mạnh mẽ mà trẻ có được từ thế giới xung quanh, cùng với việc lĩnh hội các kĩ năng và kinh nghiệm cắt dán làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu thể hiện những hiểu biết của mình bằng cách thức thể hiện cắt dán dưới nhiều hình thức khác nhau một cách đầy hứng thú.

Hầu hết trẻ thơ đều có một tâm hồn nhạy cảm. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ thơ thường tỏ ra dễ xúc cảm đối với người và cảnh vật xung quanh. Tình hình thế

giới đang phát triển mạnh mẽ hầu như chi phối mọi hoạt động tự lập của trẻ. Đối với hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động cắt dán nói riêng của trẻ mẫu giáo lớn tuân theo những kích thích nào có tính chất xúc cảm mạnh mẽ nhất và rõ rệt nhất. Trẻ rất hào hứng, kiên trì và khẩn trương khi cắt dán những sự vật hiện tượng mang lại cho trẻ những cảm xúc mạnh và cảm thấy hài lòng khi trẻ tạo ra những hoạt động hao hao giống hiện thực. Tuy nhiên đối với những hoạt động mà trẻ không thích thì trẻ sẽ làm qua loa cho xong mà không hề có chút hứng thú nào hết, đó chỉ là sự bắt buộc mà thôi.

Như vậy, tạo cho trẻ cảm xúc, nhu cầu và hứng thú là một nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình tổ chức hướng dẫn hoạt động cắt dán. Song song với nhiệm vụ trên, việc tích luỹ những biểu tượng tạo hình cũng là một nhiệm vụ có vai trò quyết định đến hiệu quả của hoạt động cắt dán của trẻ. Nếu không có những biểu tượng chính xác, rõ ràng và phong phú thì đó sẽ là rào cản tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong khi cắt dán. Trẻ sẽ cắt dán một cách máy móc theo ý đồ của giáo viên mà không thể hiện những nét độc đáo riêng của mình.

* Cách tiến hành

Việc tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ cần được tiến hành đồng thời với việc tích luỹ có hệ thống những biểu tượng tạo hình và được thực hiện theo nhiều cách khác nhau:

Một là: tăng cường cho trẻ tiếp xúc, quan sát miêu tả đối tượng trong môi trường tự nhiên.

Trẻ mẫu giáo rất thích thú khi được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh. Đối với trẻ nhỏ thì sự vật, hiện tượng của thiên nhiên thật hấp dẫn và lý thú. Việc tổ chức cho trẻ quan sát và ghi nhớ đối tượng miêu tả trong môi trường tự nhiên chính là việc cho trẻ tiếp xúc với sự thật, sinh động, hấp dẫn trong các buổi tham quan vườn bách thú, quan sát vườn cây, tham quan đường phố, công viên, vườn hoa, cây cảnh, hoạt động ngoài trời (quan sát mây, ông mặt trời, nước chảy…). Đáng chú ý là cần hướng dẫn

trẻ cách tiếp xúc với đối tượng đó một cách hiệu quả nhất. Giáo viên giúp trẻ hình thành thói quen biết cách quan khi đứng trước một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên nhờ đó trẻ sẽ nhanh chóng phát hiện và ghi nhớ những đặc điểm nổi bật của chúng.

Khi cho trẻ quan sát, tiếp xúc với đối tượng miêu tả trong thiên nhiên cần lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ và nội dung yêu cầu của hoạt động cắt dán. Các đối tượng đó phải đảm bảo tính giáo dục, thẩm mỹ, sinh động, không gây nguy hiểm hay sự sợ hãi cho trẻ.

Tổ chức cho trẻ tham quan, dạo chơi phải thực hiện có kế hoạch và kết hợp khéo léo với các hoạt động khác nhằm tạo cho cảm giác thoả mái, vui tươi. Trong quá trình thực hiện giáo viên nên phối hợp thực hiện các hoạt động: Hát, đọc thơ, kể chuyện, câu đố làm sâu sắc thêm cảm xúc thẩm mỹ, giúp trẻ phát hiện ra mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, góp phần phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo của trẻ trong khi cắt dán.

Hai là: Tăng cường dùng lời nói sinh động, giàu hình ảnh để bồi dưỡng khả năng tưởng tượng và cảm thụ cái đẹp ở đối tượng quan sát, nhờ đó giúp trẻ hứng thú hơn và tò mò hơn trước đối tượng miêu tả, chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ bay cao, bay xa.

Đồng thời sau khi quan sát giáo viên sử dụng hệ thống những câu hỏi để trẻ miêu tả lại những gì trẻ đã được cảm nhận bằng ngôn ngữ của mình. Giáo viên đặt những câu hỏi theo hệ thống, phù hợp với khả năng của trẻ buộc trẻ phải có sự hồi tưởng, suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, so sánh để trả lời. Đồng thời giáo viên cần khuyến khích những sáng kiến, những phát hiện mới và giải đáp kịp thời những câu hỏi của trẻ trong quá trình hoạt động có ý nghĩa và tác dụng to lớn giúp trẻ tìm ra những đặc điểm của sự vật, hiện tượng, những tư thế trạng thái của chúng ở những thời điểm khác nhau, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của chúng. Qua đó giúp trẻ xác định được những cơ sở chung để cắt dán các sự vật, hiện tượng một cách sinh động, chính xác làm cho vốn biểu tượng của trẻ thêm phong phú, đa dạng. Trong

phươg pháp tổ chức hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo, việc cho trẻ quan sát, tích luỹ biểu tượng đầy đủ, chính sác là rất cần thiết. Nó cung cấp” Cái vốn” là tiền đề giúp trẻ hoạt động tích cực. Nhưng nó không có nghĩa là trong quá trình thực hiện lại bắt trẻ miêu tả, sao chép đúng sự thật. Như vậy sẽ làm trẻ gặp khó khăn trong quá trình thể hiện, mất đi tính tích cực, hứng thú và làm thui chột khả năng sáng tạo của trẻ. Việc kết hợp quan sát, tiếp xúc với sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên với sự mô tả bằng từ ngữ có tính nghệ thuật không những giúp trẻ tích cực hơn trong hoạt động cắt dán, tạo cảm xúc, phát triển tình cảm thẩm mỹ, mà còn giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động cắt dán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Trang 53 - 56)