KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 82)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu là làm sao đạt được hiệu quả cao nhất, điều này cần tìm ra các giải pháp và đánh giá mọi hoạt động cụ thể. Chính vì vậy trong thời gian thực hiện luận văn vừa qua, được sự giúp đỡ của nhà trường và các ban ngành, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Giáo sư - Tiến sỹ Trần Ngọc Ngoạn, tôi đã hoàn thành đề tài:

"Giải pháp phát triển chè Shan tuyết tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu". Kết

quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được là:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cây chè, giá trị kinh tế của cây chè, kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả kinh tế cây chè của hộ nông dân tại địa bàn tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, tác giả rút ra được 5 bài học kinh nghiệm cho phát triển cây chè tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu.

- Đề tài đã phân tích thực trạng phát triển cây chè Shan tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, đánh giá hiệu quả kinh tế trồng chè tại Sìn Hồ tỉnh Lai Châu thông qua kết quả điều tra một hộ nông dân tác giả phân tích thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển cây chề Shan tuyết trên địa bàn.

- Đã đề xuất được các giải pháp phát triển cây chè Shan tuyết trên cơ sở phân tích một cách khoa học các căn cứ và mục tiêu phát triển cây chè trong thời gian tới. Luận văn cũng đã kiến nghị đối với Tỉnh, huyện và các hộ nông dân để tạo điều kiện triển khai được hệ thống các giải pháp nói trên.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Sìn Hồ. Vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần phải đầu tư phát triển cây chè bằng

những giải pháp nêu trên để cây chè thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện góp phần đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

4.2. Kiến nghị

a) Đối với Nhà nước

- Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách, đặc biệt là các chính sách đối với nông nghiệp, đồng thời thực thi giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách đó ở các cơ sở như: chính sách đất đai, chính sách thuế, miễn thuế nông nghiệp, công tác khuyến nông, công tác đào tạo cán bộ…

- Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của từng vùng;

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ chè, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức trong việc chế biến xuất khẩu chè, mở rộng hơn nữa các thị trường hiện có và thị trường tiềm năng.

- Đầu tư xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến chè ở các địa phương. Có chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất này.

b) Đối với tỉnh

- Cần có chính sách đặc thù (như hỗ trợ phân bón trong 03 năm đầu, hỗ trợ cây trồng dặm, hỗ trợ giống cây trồng xen) đối với người dân thực hiện trồng chè tại những nơi mới triển khai thực hiện trồng cây chè như huyện Sìn Hồ.

- Nâng định mức hỗ trợ trồng cây chè từ 16.000.000/ha (như hiện nay) lên 20.000.000/ha để tạo thêm động lực cho người dân tham gia trồng cây chè.

c) Với UBND huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan - Với UBND huyện:

+ Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn huyện và cấp ủy, chính quyền các xã Xà Dề Phìn, Hồng Thu, Phìn Hồ tổ chức khảo sát, lập quy hoạch cụ thể riêng biệt cho các vùng trồng cây chè tránh tình trạng quy

hoạch khu vực trồng chè trên diện tích không phù hợp làm ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn.

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ quan chuyên môn huyện và cấp ủy chính quyền các xã trong việc triển khai thực hiện dự án.

+ Cân đối, bố trí lồng ghép các nguồn vốn sao cho phù hợp để giúp người dân thực hiện trồng xen trên diện tích cây chè đã trồng (hiện nay không còn chính sách hỗ trợ giống cho người dân trồng xen trên diện tích chè).

- Với Phòng NN&PTNT, Trạm KN-KL huyện:

+ Cử cán bộ chuyên môn xuống bám, nắm cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật, cách chăm sóc, bảo vệ số diện tích cây chè đã trồng; đồng thời hỗ trợ phân bón, giống cây cho người dân đảm bảo kịp thời, đúng thời gian.

+ Đẩy nhanh tiến độ triển khai làm đường đồng mức trong khu vực trồng chè để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và vận chuyển cây giống, phân bón.

+ Phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã trong việc vận động nhân dân phát dọn thực bì, đào đường băng, đào hố và thực hiện trồng chè đảm bảo đúng thời gian, tránh tình trạng trồng cây chè vào mùa khô làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè.

d) Với Cấp ủy, chính quyền 03 xã Sà Dề Phìn, Hồng Thu, Phìn Hồ

- Tích cực vận động, tuyên truyền về lợi ích của việc trồng chè sâu rộng đến từng bản, hộ gia đình để người dân biết và tham gia thực hiện dự án.

- Thường xuyên cử cán bộ xã, bản kiểm tra, đôn đốc người dân trong việc phát dọn, nhặt cỏ, bảo vệ, chăm sóc số lượng cây đã trồng; đồng thời bổ sung số lượng cây để thực hiện trồng dặm thay thế những cây đã chết.

- Quán triệt sâu rộng đến mọi người dân biết và thực hiện nghiêm túc việc nuôi nhốt, chăn thả gia súc nhất là trong những vùng trồng cây chè nhằm bảo vệ tốt số diện tích cây chè đã trồng.

Cần mạnh dạn hơn đưa ra những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cấp thiết với các cấp chính quyền. Phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất, chế biến theo đúng quy trình kỹ thuật đã được cán bộ khuyến nông hướng dẫn. Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật tới mức tối thiểu và chỉ dung khi chè thực sự có sâu bệnh theo đúng liều lượng quy định. Kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để đôi bên cùng có lợi.

Trên đây là toàn bộ nội dung của luận văn nghiên cứu về " Giải pháp phát triển chè Shan tuyết tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu". Do hạn chế về

thời gian cũng như kiến thức nên nội dung đề tài chưa được sâu sắc và còn nhiều sai sót, kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kinh tế xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2017. 2. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào

thếkỷ XXI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đặng Hạnh Khôi (1993), Chè và công dụng của chè, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

4. Đỗ Ngọc Quý và Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè miền Bắc Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đoàn Hùng Tiến (1998), Thị trường sản phẩm chè thế giới, tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đỗ Văn Ngọc (2000), Giống chè, kỹ thuật trồng và chăm sóc, Viện nghiên cứu Chè.

8. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000), Giáo trình cây chè sản xuất chế biến và tiêu thụ, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Đỗ Ngọc Quý, Nguyễn Tất Khương (2000), Cây chè: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Đỗ Văn Ngọc (2006), “Cây chè Shan vùng cao một cây trồng có lợi thế phát triển ở vùng núi cao miền bắc Việt Nam”, Hội thảo nghiên cứu phát triển chè Shan, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hà Nội.

11. Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (2008), Kỹ thuật trồng và chế biến chè năng suất cao-chất lượng tốt, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Lê Doãn Diên (2003), Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu của điều, chè và cà phê Việt Nam, Nxb. Lao động - Xã hội.

13. Ngô Xuân Cường, Nguyễn Văn Tạo (2004), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chè xanh đặc sản”, Nxb. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (10/2004), Hà Nội.

14. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Giáo trình Thống kê nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Hữu La (2006), Giới thiệu giống chè, Viện Khoa học kỹ thuật chè và Viện kỹ thuật nông nghiệp miền núi phía Bắc.

17. Phùng Văn Chấn (1999), Xu hướng phát triển thị trường chè các tỉnh miềnnúi phía Bắc, Viện KTNN, Bộ NN&PTNT.

18. Phạm Văn Việt Hà (2007), “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái nguyên”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

19. Phạm Thăng (2012), “Kinh nghiệm của một số địa phương của nước ta về phát triển cây chè an toàn”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 2 (12), 82-88, tháng 1-2/2012.

20. Phạm Thị Thanh Nga, Phát triển sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp.

21. Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Toàn (1994), "Hiện trạng phân bố giống chè miền Bắc Việt Nam và vai trò của một số giống chè chọn lọc trong sản xuất", Kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về cây chè (1989 - 1993), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Tống Văn Hằng (1998), Cơ sở sinh hóa và kỹ thuật chế biến trà, Nxb. TPHCM.

23. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (2000), Tư duy mới về phát triểncho thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Trịnh Xuân Ngọ (2007), Cây chè kỹ thuật chế biến, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

25. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (2016), Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh chè và thực hiện dự án phát triển chè năm 2020, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện năm 2016

26. UBND Lào Cai (2016), Dự án rà soát bổ xung quy hoạch phát triển vùng chè trên địa bàn huyện Thanh Ba giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn 2020.

27. UBND tỉnh Yên Bái (2014-2016), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất chè huyện Yên Bái (2014-2016).

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC I: BẢNG HỎI

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CHỪ SHAN TUYẾT CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI HUYỆN SÌN HỒ TỈNH LAI CHÂU

Xin Ông/ Bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (Hãy trả lời hoặc đánh dấu  vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của Ông/ Bà)

I. Thông tin chung

1.Họ và tên chủ hộ:………Tuổi:……… 2.Dân tộc:…….. Giới tính:……… Trình độ văn hóa:……… 3.Địa chỉ:

4.Số nhân khẩu:………. ... 5. Số lao động chính: ………...

II. Tình hình phát triển kinh tế của hộ

Biểu 01: Giới tính, tuổi, trình độ văn hoá, chuyên môn các thành viên trong gia đình STT Họ tên Giới tính Tuổi Trình độ Nghề nghiệp Tình trạng làm việc 1 2 3 4 Ghi rõ:

- Trình độ văn hóa: cấp 1, cấp 2, cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học.

- Tình trạng làm việc: 1. Có việc làm thường xuyên; 2. Có việc làm thời vụ; 3. Không việc làm; 4. Đang đi học

Biểu 02: Tài sản, vốn sản xuất của hộ Chỉ tiêu Đơn vị tính số lượng Chia ra Số lượng Giá trị (1.000đ)

I. Súc vật cày kéo, sinh sản con

- Trâu Con

- Bò Con

- Lợn nái Con

II. Máy móc công cụ Cái

-Máy bơm nước Cái

- Bộ bình phun thuốc sâu Bộ

- Xe máy Cái

III.Vốn sản xuất (lưu động) 1.000đ

- Tiền mặt 1.000đ

- Vật tư khác 1.000đ

Chia theo nguồn vốn 1.000đ

- Vốn tự có 1.000đ

- Vốn vay 1.000đ

- Nguồn khác 1.000đ

Tổng

3.Diện tích đất sản xuất của các hộ

Đất đai Số mảnh Diện tích (m2) Đất trồng lúa Đất trồng chè Đất trồng ngô Đất lâm nghiệp Đất khác Tổng

III. Tình hình trồng chè của hộ

Câu hỏi 1: Ông bà có thích trồng chè không?  Có  Không

Câu hỏi 2: Gia đình đã tham gia trồng chè từ những năm nào? Có  từ năm nào……… Chưa 

Câu hỏi 3: Ông (bà) có biết những chủ trương, chính sách của NN và huyện Sìn Hồ về việc phát triển trồng chè tại huyện không?

Có  Không 

Câu hỏi 4: Ông (bà) hãy cho biết những lợi ích về sức khoẻ người lao động, lợi ích về môi trường sản xuất, lợi ích về xã hội... khi trồng chè so với khi sản xuất các cây trồng khác?...

Câu hỏi 5: Từ khi trồng chè thu nhập của gia đình có tăng không?  Có  Không

Biểu 06: Chi phí sản xuất cho 1ha chè

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) A. Chi phí I. Giai đoạn KTCB 1.Giống Cây 2. Phân chuồng M3 3. Phân hóa học kg 4. Thuốc trừ sâu Lần 5. Công làm đất Công

6. Công phun thuốc sâu Công 7. Công bón phân Công 8. Công vận chuyển phân

Tổng chi phí năm 2017 1000đ II.Thu

IV. Khoa học kỹ thuật

Câu 1: Ông (bà) có được phổ biến quy trình kỹ thuật trồng chè từ các cán bộ kỹ thuật không?

Có  Không  Nếu có thì thông qua hình thức nào?

 Thông qua các lớp tập huấn………lần/năm  Thông qua đài phát thanh………..lần/năm  Thông qua tài liệu hướng dẫn………lần/năm

Câu hỏi 2: Ông (bà) đã được thăm quan mô hình sản xuất chè yrước khi bắt đầu trồng không?

 Có  Không

Ở đâu?...năm nào……… Câu hỏi 3: ông/bà có được tham gia lớp tập huấn nào về cách phòng trừ sâu bệnh hại cho cây chè hay không?

 Có  Không

V. Những thuận lợi khó khăn và mong muốn

Câu hỏi 1: Theo ông/bà có những thuận lợi gì để trồng cây chè?

Biểu 08: Những thuận lợi trong quá trình trồng cây chè tại xã

Dễ kiếm giống Tốn ít chi phí đầu tư

Khí hậu phù hợp Tốn ít công chăm sóc

Đất phù hợp Tận dụng đất đai

Sản phẩm làm ra dễ bán Ít bị hao hụt

Thương lái tới mua tận vườn Được hỗ trợ vay vốn

Câu hỏi 2: Theo ông (bà) vấn đề khó khăn nhất trong việc trồng cây chè là gì?

Biểu 09: Những khó khăn trong việc trồng cây chè

Thiếu giống Thời tiết khắc nghiệt

Đất sản xuất ít Thiếu vốn

Đât nghèo dinh dưỡng, đất dốc Giao thông đi lại khó khan

Thiếu nước Thiếu kỹ thuật

Không đủ phân bón Chính sách hỗ trợ người dân chưa nhiều

Thiếu sức lao động Sâu bệnh

Câu hỏi 3: Theo ông (bà) để giải quyết những khó khăn trên thì phải có những giải pháp gì ?

... ... Câu hỏi 4: Xin ông\bà vui lòng cho ý kiến trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè của địa phương ?

... ... ...

Ngày...tháng...năm 2018

XÁC NHẬN CỦA CHỦ HỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)