Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 31)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển sản xuất chè tại Việt Nam

1.2.1.1. Kinh nghiệm sản xuất chè tại tỉnh Phú Thọ

Hiện nay cây chè đã được trồng ở 90% số xã, thị trấn, tập trung nhiều ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hòa…Đến hết năm 2016 diện tích chè toàn tỉnh là 15.650 ha, chiếm khoảng 12% diện tích chè và xếp thứ 4 cả nước với năng suất bình quân gần 84 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi trên 117 ngàn tấn. Phú Thọ là tỉnh đứng thứ 4 về diện tích, thứ 3 về sản lượng chè trong cả nước với tổng diện tích năm 2015 đạt 16,5 nghìn ha. Diện tích chè cho sản phẩm là trên 15.000 ha với năng suất bình quân hơn 101 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi ước đạt 154,7 nghìn tấn. Diện tích chè giống mới, chè chất lượng cao khoảng 71,5% tổng diện tích, cơ cấu giống khá đa dạng. Tổng diện tích chè được chứng nhận an toàn đạt 4.000 ha gồm các chứng nhận VietGAP, Rainforest Alliance, UTZ… Hàng năm, khoảng 8.000 tấn chè khô các loại của tỉnh xuất khẩu, còn lại là bán qua các doanh nghiệp trong nước [24].

Trong điều kiện hội nhập sâu rộng, sản phẩm chè xuất khẩu ngày càng đòi hỏi yêu cầu gắt gao về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, việc triển khai mô hình trồng chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là đòi hỏi tất yếu. Ở Phú Thọ các mô hình sản xuất chè an toàn thuộc Dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp” (QSEAP) đạt hiệu quả cao đang xuất hiện ngày càng nhiều tại khắp các vùng trọng điểm sản xuất chè của tỉnh như Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn...

Tại huyện Đoan Hùng, nhiều năm qua địa phương triển khai đồng bộ giải pháp phát triển vùng chè an toàn và bền vững. Huyện áp dụng kỹ thuật thâm

canh tạo ra sản phẩm nguyên liệu an toàn gắn liền vùng sản xuất với tiêu thụ để từng bước nâng cao sản lượng, giá trị và hiệu quả cây chè. Đồng thời, ngành công nghiệp hướng dẫn nông dân trồng mới và thay thế diện tích chè cũ kém năng suất bằng các giống chất lượng cao; đẩy mạnh bón phân thâm canh và áp dụng đốn, hái, bảo vệ thực vật theo kỹ thuật tiên tiến. Huyện đã tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng mới, thâm canh, phòng trừ dịch bệnh trên chè; kỹ thuật sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ; đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa, đưa các thiết bị công nghệ hiện đại vào chế biến. Tính đến năm 2015, diện tích chè giống mới có năng suất, chất lượng cao như LDP1, PH11, LDP2 tăng 30% so với năm 2010. Giá trị cho sản phẩm chè cũng theo đó được nâng lên. Hơn nữa khi áp dụng quy trình sản xuất chè an toàn, giá trị sản phẩm tăng từ 10 - 15% so với chè sản xuất thông thường tại địa phương. Các thành viên tham gia các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cũng chủ động sản xuất chè theo quy trình sản xuất an toàn. Nhờ vậy, đầu ra cũng đảm bảo hơn do khách hàng tin tưởng bởi sản phẩm có truy xuất nguồn gốc [19].

Từ sản xuất chè theo hướng an toàn, năng suất, chất lượng, giá trị chè của tỉnh Phú Thọ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

1.2.1.2. Kinh nghiệm sản xuất chè tại tỉnh Yên Bái

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương. hiện nay, ở Yên Bái đang đẩy mạnh phát triển chè an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện toàn tỉnh có khoảng trên 12.000 ha chè [27].

Những năm qua, cây chè shan tuyết đã trở thành cây công nghiệp chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái). Ðến nay, toàn huyện có hơn 5.000 ha trồng chè, với sản lượng đạt khoảng 45 nghìn tấn/năm. Trong đó, đã hình

thành được nhiều vùng nguyên liệu chè tập trung từ 20 đến 30 ha, cho năng suất từ 20 đến 25 tấn/ha, góp phần tạo nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm chất lượng cho các cơ sở chế biến trên địa bàn. Ðặc biệt, nguyên liệu chè đã đáp ứng việc đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Riêng giai đoạn 2012 - 2016, huyện Văn Chấn thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm chè búp tươi, như hình thành vùng sản xuất chè hơn 2.000 ha, với 143 tổ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tập trung ở các xã: Nậm Búng, Gia Hội, Sơn Thịnh, Cát Thịnh, Ðồng Khê, Tân Thịnh… Ngoài ra, một số cơ sở chế biến chè trên địa bàn cũng hình thành được vùng chè sản xuất an toàn, nhằm tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cao tại các xã Bình Thuận, Thượng Bằng La và Suối Giàng [27].

Qua thống kê, bình quân mỗi ha chè cho thu hoạch khoảng 8 tấn, giá trị đạt khoảng 50 triệu đồng/ha. Nếu so với ngô, lúa, trồng chè cho hiệu quả kinh tế cao hơn, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu cho nhiều hộ dân.

1.2.1.3. Kinh nghiệm sản xuất chè tại tỉnh Lào Cai

Tại tỉnh Lào Cai, cây chè được trồng từ những năm 70 thế kỷ trước, theo mô hình nông trường và hợp tác xã trên vùng đất dốc, nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Toàn tỉnh có 5.150 ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh là 3.659 ha, chè chất lượng cao là 550 ha. Do tổng diện tích chè tuy lớn nhưng phân tán, lại do các hộ nông dân sở hữu, mỗi hộ có diện tích nhỏ, cho nên việc đánh số trên lô thửa để sản xuất theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP gặp nhiều khó khăn. Ðể khắc phục những hạn chế trên và nâng cao giá trị kinh tế cây chè, tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án "Xây dựng vùng sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP tại huyện Mường Khương"[26].

Vùng chè VietGap Mường Khương rộng hơn 1.000 ha, với hơn hai nghìn hộ nông dân tham gia trồng và cung ứng nguyên liệu đầu vào cho Công ty TNHH một thành viên chè Thanh Bình bảo đảm chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu chè đến năm 2020 đạt 7.000 ha; năng

suất chè kinh doanh đạt từ sáu đến tám tấn, các diện tích chè kinh doanh được quản lý theo một trong các tiêu chuẩn chất lượng (VietGap, Global Gap, chè hữu cơ); xây dựng và phát triển vùng chè ứng dụng công nghệ cao với diện tích 1.000 ha, phục vụ chế biến các sản phẩm chè chất lượng cao.

Ðể có nguồn chè sạch, đạt tiêu chuẩn cung ứng ra thị trường, các công ty sản xuất chè cần tuân thủ các yêu cầu, quy trình hết sức nghiêm ngặt. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đã lấy 100 mẫu đất, 32 mẫu nước, 44 mẫu chè tươi và 44 mẫu chè khô thành phẩm tại bốn xã: Lùng Vai, Thanh Bình, Bản Lầu và Bản Xen để phân tích, bảo đảm các chỉ tiêu, yêu cầu đặt ra để quy hoạch vùng chè VietGAP, xây dựng 60 bể thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật tại các đồi chè. Bên cạnh đó, tổ chức 39 lớp tập huấn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và cấp chứng chỉ cho hơn 2.000 hộ nông dân; cấp hơn 2.000 sổ "Nhật ký đồng ruộng" cho nông dân trong vùng dự án để ghi chép chi tiết các hoạt động sản xuất, phục vụ việc giám sát, kiểm tra nội bộ về chất lượng sản phẩm chè đầu vào. Ðến nay, Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cấp giấy chứng nhận cho 1.000 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại Lào Cai [26].

1.2.1.4. Kinh nghiệm sản xuất chè của huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang

Huyện Na Hang là huyện trồng và chế biến chè lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, diện tích trồng chè lên tới hơn 500 ha, tạo việc làm cho 1000 lao động, hiện có 5 doanh nghiệp và hơn 20 hộ kinh doanh, trồng và chế biến chè…

Cây chè được xác định là cây trồng thế mạnh của huyện Na HaNG, công tác nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành chè rất được chú trọng. Trong những năm qua thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, theo chủ trương của tỉnh, đẩy mạnh việc trồng các giống chè cành cao sản: TB 14, LĐ 97, LDP 1 và các giống chè cành chất lượng cao như: Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc, Olong được chú trọng phát triển. Bên cạnh các chương trình trợ giá giống cây trồng, chính sách hỗ trợ

của nhà nước sự phát triển nhanh diện tích các giống chè cành cao sản, các giống chè cành chất lượng cao trong những năm qua có sự đóng góp của quá trình chuyển giao và ứng dụng kỹ thuật; đặc biệt là kỹ thuật nhân giống chè cành, chè ghép.

1.2.2. Bài h c kinh nghi m cho s n xu t chè c a huy n Sìn H , t nh Lai Châu

Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất chè a tại một số tỉnh tại Việt Nam. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho sản xuất chè an toàn tại huyện Sìn Hồ như sau:

+ Đối với người trồng chè cần thực hiện bảo hộ có điều kiện, cũng như các hỗ trợ ở tầm vĩ mô của chính phủ có tính đến các yếu tố luật lệ của tổ chức thương mại thế giới. Bảo hộ hàng nông sản vẫn là xu hướng của nhiều nước, kể cả khi có các sức ép của các công ước quốc tế trong tổ chức thương mại thế giới.

+ Cần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm thông qua cải tạo, trồng thay thế giống mới, đổi mới điều kiện canh tác, tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài ra, sản xuất chè sạch được coi là xu hướng mới phù hợp với nhu cầu và tâm lý người tiêu dùng hiện nay trên thế giới.

+ Không ngừng cải tiến tiếp thị và phát triển thương hiệu hàng hoá để thâm nhập thị trường. Nhiều doanh nghiệp chè trên thế giới rất mạnh dạn và sáng tạo trong hoạt động tiếp thị với chi phí rất lớn nhờ vào tiềm lực tài chính mạnh của mình. Thương hiệu và quảng cáo như là một nghệ thuật trong kinh doanh.

+ Phát triển sâu rộng hơn nữa là có sự liên kết giữa nhà sản xuất với nhà khoa học, giữa nhà sản xuất với các nhà máy chế biến nhằm chuyển giao

quy trình công nghệ từ chọn giống đến canh tác, chăm bón, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất chè. - Hoạt động sản xuất chè của huyện Sìn Hồ

- Hoạt động sản xuất chè của hộ điều tra.

- Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất chè của hộ.

- Giải pháp phát triển sản xuất chè huyện Sìn Hồ, giai đoạn 2020-2025

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Là thu thập các tài liệu thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang website của chính phủ và các bộ ngành…, các số liệu và các báo cáo tổng kết của xã đang nghiên cứu để có được các số liệu thống kê.

Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho ta bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà người dân gặp phải.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thu thập thông tin từ phỏng vấn từ người sản xuất chè tại huyện Sìn Hồ

a. Mẫu điều tra

Số liệu sơ cấp được tác giả tiến hành điều tra thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân tham gia sản xuất chè.

Số lượng mẫu điều tra được xác định như sau:

Bước 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức slovin: n = N

(1 + N*e2) Trong đó:

- N là kích thước của tổng thể .N = 348 (tổng số hộ sản xuất chè Shan tuyết tại 3 xã Sà Phề, Hồng Thu và Phìn Hồ).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e =0,05. Ta có:

n = 348 = 186,09 quy mô mẫu = 190 mẫu (1 + 348 * 0,052)

Bước 2: Chọn ngẫu nhiên các hộ để điều tra theo danh sách hộ trong khu dân cư do Trưởng khu cung cấp (Danh sách này sẽ loại trừ các hộ không có liên quan đến sản xuất nông nghiệp). Các hộ được chọn bao gồm cả các hộ khá, trung bình và nghèo trong khu. (Tiêu chí phân loại hộ khá, trung bình và nghèo dựa trên Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo theo tiếp cận đa chiều trong giai đoạn 2016-2020)

Bước 3: Sau khi phân tầng, trong từng tổ ta dùng cách chọn ngẫu nhiên đơn giản để chọn các mẫu sẽ điều tra.

- Xây dựng phiếu điều tra:

Phiếu điều tra là một tập hợp các biểu mẫu, được xây dựng phục vụ cho quá trình thu thập số liệu, thông tin cần thiết cho luận văn gồm một số nội dung sau:

Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất chè; chi phí sản xuất chè; thu nhập của người sản xuất chè; tình hình thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất chè; các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất chè… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

+ Phương pháp điều tra:

Phương pháp PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rual Appraisal) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA là một hình thái

đặc biệt của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng [13].

Trực tiếp tiếp xúc với người dân trong xã, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại với họ để thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất, đời sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu… của các hộ nông dân.

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để thống kê cơ cấu diện tích các giống chè, hiệu quả kinh tế từ cây chè và sự tác động tới thu nhập, đời sống người dân. Xu hướng phát triển cây chè trong tương lai.

2.2.4. Phương pháp thống kê so sánh

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung.

Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)