Phương pháp ma trận SWTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 39)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

2.2.5. Phương pháp ma trận SWTO

Ma trận SWTO một mô hình bắt nguồn từ 4 chữ viết tắt Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).

Dùng phương pháp ma trận SWTO để ra chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển cây chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu.

2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:

- Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu được trong lần đi thực tế.

- Thực hiện nhập số liệu đã tổng hợp vào máy tính, và xử lý bằng phương pháp toán học thông thường.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất

- Số tuyệt đối: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Shan tuyết từ năm (2015-2017) của huyện Sìn Hồ.

- Số tương đối: So sánh cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng chè Shan tuyết qua các năm.

- Số bình quân: Thu nhập bình quân chung của hộ, thu nhập bình quân từ chè Shan tuyết.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh

- Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross Output): Là toàn bộ giá trị của cải

vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ i Qi là sản phẩm thứ i

Trong nông nghiệp giá trị sản xuất ngành trồng trọt là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích trong 1 năm. Đối với các nông hộ sản xuất chè Shan tuyết giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm (chính và phụ) của sản xuất chè Shan tuyết thu được trong 1 năm.

- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi

phí vật chất (trừ phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.

Trong đó: Ci: Khoản chi phí thứ i

Trong nông nghiệp chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí: nguyên, nhiên vật liệu, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, các dịch vụ làm đất,

bảo vệ thực vật, cung cấp nước…

- Giá trị gia tăng (VA-Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của người

lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích, nó được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và giá trị trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Nó chính là phần giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp MI (Mix Income): Là phần thu nhập thuần thúy

của người sản xuất bao gồm cả công lao động và phần lợi nhuận mà hộ hoặc chủ trang trại có thể nhận được trong 1 năm.

MI = VA - (A + L) - T(nếu có) Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định.

L lao động thuê ngoài

T là các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước

2.3.3. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất chè Shan tuyết

* Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí: (T GO)

Là chỉ số biểu hiện mối tương quan giữa giá trị sản xuất (GO) với chi phí trung gian (IC) tích trong một quy mô diện tích, trong một chu kỳ sản xuất.

- Công thức tính:

TGO = GO/IC (lần)

Nó thể hiện hiệu quả kinh tế trong đầu tư, biểu hiện ở việc đầu tư một lượng là bao nhiêu để thu được một kết quả nào đó.

* Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí: (TVA)

Là tỷ suất biểu hiện mối tương quan giữa giá trị gia tăng (VA) và lượng chi phí bỏ ra (IC) tích trên một quy mô diện tích trong một chu kỳ sản xuất

TVA = VA/IC (lần)

Ngoài ra IC, VA lần lượt tính trên 1 kg chè được thu. GO, VA lần lượt tính trên 1kg chè. Bên cạnh đó còn một số chỉ tiêu khác như:

- Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ 1 đơn vị diện tích: Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/ha)

Giá trị gia tăng/ha (VA/ha) - Chỉ tiêu hiệu quả vốn

Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC)

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km về phía Tây. Toạ độ địa lý trong khoảng từ 22002' đến 22037' vĩ độ Bắc và từ 102056’ đến 103024’ kinh độ Đông. Phía Đông Bắc giáp huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu); phía Đông giáp thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường; phía Đông Nam giáp huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu); phía Tây giáp huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu); phía Nam giáp huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) và huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Có tổng diện tích tự nhiên 1.526,96 Km2; diện tích đất nông nghiệp 26.562,3 ha; đất lâm nghiệp 74.678,3 ha; đất chuyên dùng 1.580,7 ha; đất ở 914,4 ha. Là huyện có địa hình tương đối phức tạp, nhiều núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh bởi nhiều khe sâu.

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu

Nằm ở độ cao trung bình trên 1.500m, khí hậu chung của cả huyện thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa.

- Vùng cao có khí hậu ôn đới, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm) có khí hậu nóng và độ ẩm cao; mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) có khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp (trong thời gian này thường có sương muối, có một số đợt rét đậm, rét hại kéo dài). Nhiệt độ trung bình năm 16,70C. Độ ẩm trung bình khoảng 84,2%.

- Vùng thấp và 2 xã dọc sông Nậm Na có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô hanh, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 25oC. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 82%.

- Lượng mưa bình quân hàng năm khá cao, khoảng 2.604 mm/năm, phân bố không đều giữa các vùng và các tháng trong năm: Các xã vùng cao ở mức 2600-2700 mm/năm; các xã vùng thấp và 2 xã dọc sông Nậm Na ở mức 2.480-2750mm/năm; lượng mưa cao nhất vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm, chiếm tới 70% lượng mưa trung bình của cả năm.

- Độ ẩm trung bình trong năm từ 80- 86 %, cao nhất là tháng 7 (85- 90%), tháng thấp nhất vào tháng 3 (70-80%). Tổng số giờ nắng trung bình trong năm từ 1.850-1.900 giờ.

Điều kiện khí hậu, thời tiết ở Sìn Hồ thích hợp cho phát triển một số cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao (cao su, cây ăn quả ôn đới, hoa, dược liệu, cá nước lạnh, rau quả an toàn). Tuy nhiên, một số yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu như mưa đá, sương mù, gió lốc gây nguy hại tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.

3.1.1.3. Địa hình

Địa hình huyện Sìn Hồ phức tạp, độ dốc lớn, mức độ chia cắt mạnh với 3 vùng rõ rệt:

- Vùng cao gồm 8 xã, thị trấn (Làng Mô, Tủa Sín Chải, Tả Ngảo, Xà Dề Phìn, Tả Phìn, Phăng Xô Lin, Hồng Thu, Phìn Hồ và thị trấn Sìn Hồ). Độ cao địa hình thay đổi từ 500-1800m so với mực nước biển, độ cao trung bình khoảng 1.450m so với mực nước biển. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và núi cao trung bình, xen kẽ giữa những dãy núi cao là các dải thung lũng hẹp có độ dốc lớn. Vùng có khí hậu ôn đới thích hợp trồng các loại cây trồng như cây chè, hoa, dược liệu, cây ăn quả ôn đới.

- Vùng thấp, gồm 11 xã (Mai Quai, Lùng Thàng, Nậm Tăm, Pa Khóa, Nậm Cha, Căn Co, Nậm Mạ, Noong Hẻo, Nậm Cuổi, Nậm Hăn, Pu Sam Cáp). Địa hình bị chia cắt mạnh, phổ biến là núi cao, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Xen kẽ những dãy núi cao là những thung lũng tương đối rộng, là vùng có

diện tích ngập lòng hồ thủy điện Sơn La lớn. Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng hơn so với các vùng khác trong huyện, là vùng trọng điểm phát triển trồng lúa nước, cây cao su đại điền và nuôi trồng thủy sản.

- Vùng biên giới và dọc sông Nậm Na gồm 2 xã (Chăn Nưa, Pa Tần). Vùng có địa hình chia cắt mạnh có nhiều dãy núi cao và các khe suối chia cắt, có độ dốc lớn. Vùng có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ, trồng cao su và nuôi trồng thủy sản.

Địa hình dốc và nhiều sông, suối là tiềm năng, lợi thế cho Sìn Hồ phát triển thủy điện nhỏ và vừa; nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, địa hình có độ dốc khá lớn, chia cắt mạnh cũng làm tăng suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; khó khăn trong quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô vừa và lớn; xói mòn, rửi trôi đất màu; nguy cơ xảy ra lũ quét và lũ ống.

3.1.1.4. Đất đai

* Về hiện trạng khai thác, sử dụng đất

Năm 2017 huyện Sìn Hồ có tổng diện tích đất tự nhiên là 152.696,03 ha, chiếm 16,84% diện tích của tỉnh. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 139.681,6 ha, chiếm 91,48% diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó:

+ Đất trồng lúa 5.300,61 ha, chiếm 3,47% tổng diện đất tự nhiên của huyện, trong đó đất 2 vụ lúa trở lên 560,75 ha, chiếm 0,37% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Đất trồng cây lâu năm là 12.986,15 ha, chiếm 8,5% diện tích tự nhiên của huyện.

+ Đất rừng phòng hộ 84.067,26 ha, chiếm 55,06% diện tích tự nhiên. + Đất rừng sản xuất là 24.746,55 ha, chiếm 16,21% diện tích tự nhiên. + Đất nuôi trồng thủy sản 182,3 ha, chiếm 0,12% diện tích tự nhiên.

+ Các loại đất nông nghiệp còn lại 12398,73 ha, chiếm 8,12% diện tích tự nhiên của huyện.

- Đất phi nông nghiệp: 3.148,38 ha, chiếm 2,06% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp 20,96 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.

+ Đất quốc phòng 113,66 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên. + Đất an ninh 1,45 ha.

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 12,22 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên. + Đất sản xuất vật liệu xây dựng 3,08 ha.

+ Đất cho hoạt động khoáng sản 0,42 ha.

+ Đất bãi thải, xử lý chất thải 9,54 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa 138,13 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên. + Đất có mặt nước chuyên dùng 6,7 ha.

+ Đất phát triển hạ tầng 903,34 ha, chiếm 0,59% diện tích đất tự nhiên. + Đất ở tại đô thị 33,12 ha, chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên. + Đất ở tại nông thôn 876,66 ha, chiếm 0,57% diện tích đất tự nhiên.

- Hiện trạng về sử dụng đất của huyện cho thấy:

+ Mặc dù diện tích đất nông nghiệp lớn (chiếm 91,48% diện tích tự nhiên), tuy nhiên diện tích đất trồng lúa bình quân đầu người thấp, khoảng 0,067 ha/người (bình quân của tỉnh là 0,07 ha/người). Điều này đặt ra yêu cầu cho huyện cần quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi để nâng cao hệ số và hiệu quả sử dụng đất thông qua tăng diện tích một vụ lúa sang diện tích hai vụ lúa hoặc một vụ lúa một vụ ngô song song với việc trồng các giống lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao để nâng cao sản lượng lương thực và đảm bảo an ninh lương thực.

+ Diện tích đất cây lâu năm lớn là thuận lợi để huyện phát triển vùng cây công nghiệp quy mô tập trung, trong đó có cây cao su và từng bước trồng

thí điểm cây mắc ca (tỉnh Lai Châu đã trồng thử nghiệm 170 ha cây mắc ca, bước đầu cho thấy cây mắc ca sinh trưởng và phát triển khá tốt, một số cây trồng đã ra hoa kết quả), phát triển cây ăn quả ôn đới.

+ Với lợi thế về diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người lớn là thế mạnh cho huyện trong phát triển chăn nuôi đại gia súc (giống trâu của Lai Châu có tầm vóc to vạm vỡ, sức sản xuất cao, gen di truyền ổn định có ưu thế hơn hẳn giống trâu ở các tỉnh vùng TDMNPB khác nên có giá trị kinh tế cao). Để hoạt động chăn thả gia súc không ảnh hưởng đến thâm canh tăng vụ, phát triển cây công nghiệp, dễ dàng trong phòng chống, kiểm soát bệnh dịch thì trong những năm tới huyện sẽ quy hoạch đất trồng cỏ cho chăn nuôi gia súc tại một xã như Nậm Hăn, Noong Hẻo, Làng Mô.

+ Diện tích đất lâm nghiệp có rừng lớn, bình quân 1,37 ha/người (bình quân của tỉnh 1,05 ha/người) là lợi thế của huyện trong đảm bảo sinh kế, thu nhập của người dân thông qua giao khoán, bảo vệ, phát triển kinh tế rừng.

* Các yếu tố về địa chất, thổ nhưỡng đất

- Thổ nhưỡng đất khu vực các xã vùng thấp: Gồm các loại đất như đất nâu đỏ, nâu vàng, đất phù sa… thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp, cây lương thực và cây ăn quả.

- Thổ nhưỡng đất khu vực vùng cao: Gồm các loại đất Feralit, đất nâu vàng thích hợp trồng các loại cây dược liệu (Xuyên khung, Tam thất...), cây ăn quả ôn đới, hoa, rau quả, cây chè.

- Các xã dọc sông Nậm Na: Gồm các loại đất Feralit phù hợp cho phát triển cây công nghiệp, kinh tế rừng và cây ăn quả.

Nhìn chung, thổ nhưỡng đất trên địa bàn huyện phù hợp cho phát triển một số loại cây trồng có giá trị kinh tế, trong đó có cây công nghiệp (cao su, mắc ca, sơn tra), hoa, dược liệu, cây ăn quả. Tuy nhiên, địa hình dốc, mùa mưa kéo dài (4 tháng mưa liên tục) gây lên xói mòn, rửa trôi dẫn đến chất đất, dinh dưỡng của đất bị nghèo kiệt. Để phát huy tiềm năng đất đai của huyện,

việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, nhất là bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và áp dụng phương thức canh tác bền vững trên đất dốc là vấn đề được đặt ra ở các năm tới.

3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Văn hóa - Xã hội

Tổng dân số của huyện là 80.300 người (tính đến ngày 31/12/2017); gồm 14 dân tộc: Kinh, Thái, H'Mông, Dao, Lự, Khơ Mú, Lào, Giáy, Kháng, Hoa và các dân tộc khác cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 30,40%; dân tộc H'Mông chiếm 33,31%; dân tộc Kinh chiếm 6%; dân tộc Dao chiếm 22,37%; dân tộc Lự chiếm 4,49%; dân tộc Kháng chiếm 0,93%; dân tộc Khơ Mú chiếm 0,90%; dân tộc khác chiếm 1,6%.

Khí hậu huyện Sìn Hồ mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời tiết quanh năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mưa ít, mùa hè nóng mưa nhiều và ẩm ướt. Lượng mưa bình quân năm ở mức tương đối cao khoảng 2.604 mm/năm và phân bố không đồng đều. Lượng mưa của các xã vùng cao ở mức 2.600 - 2.700 mm/năm, lượng mưa ở các xã vùng thấp và các xã dọc sông Nậm Na ở mức 2.480 - 2.750mm/năm. Lượng mưa cao nhất là vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm chiếm tới 70% lượng mưa trung bình của cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 - 86 %, tháng cao nhất là tháng 7 dao động từ 85 - 90%, tháng thấp nhất vào tháng 3 dao động từ 70 - 80%. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 1.850 - 1.900 giờ.

Huyện Sìn Hồ có mạng lưới sông, suối khá dày đặc, đa dạng, trong huyện có 02 sông chính chảy qua là sông Đà và sông Nậm Na ngoài ra còn các dòng suối với trữ lượng nước lớn như: Suối Nậm Mạ, suối Nậm Múng, suối Nậm Tăm, suối Phiêng Ớt. Đặc biệt, huyện có 08 xã nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La. Điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn, sông ngòi thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và phát triển du lịch sinh thái, thắng cảnh và nghỉ dưỡng.

Bên cạnh đó huyện còn có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)