Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 49 - 54)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

3.1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

3.1.3.1. Mạng lưới giao thông

- Đến năm 2017, 22/22 xã có đường ô tô đi lại được quanh năm; trên 85% thôn bản có đường xe máy đi lại thuận lợi. Hệ thống đường thôn bản, đường dân sinh tại các thôn bản chủ yếu là đường đất, nền, mặt đường nhỏ, hẹp, các công trình trên tuyến còn tạm thời, đường chưa vào cấp.

- Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường chính nối huyện Sìn Hồ với các địa phương khác là đường Sìn Hồ-Lai Châu (đang được đầu tư nâng cấp) và Sìn Hồ-Chiềng Chăn (đã được rải nhựa nhưng mặt đường hẹp, một số đoạn cũng đã xuống cấp).

Các tuyến đường giao thông chính giữa các vùng, các xã trong huyện đã được đầu tư gồm: Đường Seo Lèng-Pa Há, Nậm Tăm-Pa Khoá-Noong Hẻo- Ngài Thầu - Nậm Mạ; Căn Co-Nậm Cuổi-Nậm Hăn; Tà Ghênh-Nậm Mạ Thái- Ma Quai; Tà Ghênh-Nậm Pậy.

- Đường tỉnh lộ: Trên địa bàn huyện có 02 tuyến đường tỉnh lộ kết nối Sìn Hồ với các địa phương: Đường tỉnh 128: Ngã 3 Chăn Nưa- thị trấn Sìn Hồ, dài

38 km, cấp VImn và đường tỉnh 129: Từ thành phố Lai Châu-thị trấn Sìn Hồ: 61 km cấp VImn), đang được đầu tư xây dựng lên cấp IV. Đường tỉnh lộ Nùng Thàng - Nậm Tăm đang được đầu tư xây dựng.

- Hệ thống đường huyện: Tổng chiều dài đường huyện trên địa bàn huyện Sìn Hồ dài 210km, trong đó có 142,3km đường bê tông đá dăm láng nhựa (chiếm 68%); 05km đường bê tông xi măng (chiếm 2,4%); 34,4 km đường cấp phối (chiếm 16,4%) và 33,7km đường đất (chiếm 16,1%).

- Hệ thống đường giao thông nông thôn (đường xã, thôn, bản):

+ Đường xã: Tổng chiều dài đường xã trên địa bàn huyện 162,2km, trong đó có 28,8km đường đá dăm láng nhựa (chiếm 17,8%); 24,3 km đường bê tông xi măng (chiếm 15%); 47,2km đường cấp phối (chiếm 29,1%); và 61,9km đường đất (chiếm 38,2%).

+ Đường đô thị dài 12,1 km, trong đó có 11,16 km đường đá dăm láng nhựa (chiếm 92,2%); 0,94km đường bê tông xi măng (chiếm 7,8%).

+ Tổng chiều dài đường thôn bản 188km, trong đó có 2,5km đường bê tông xi măng (chiếm 1,3%), còn lại là đường đất.

Giao thông đường thuỷ nội địa:

Trên địa bàn huyện có một số sông chảy qua như sông Đà, sông Nậm Na và hồ thuỷ điện Sơn La. Hệ thống sông và các công trình thủy điện đã và đang tạo ra vùng hồ không những mang lại nguồn nước, nguồn năng lượng, nguồn cá, mà còn tạo điều kiện phát triển giao thông đường thủy nội địa.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có tuyến vận tải đường thủy nào được quản lý trên địa bàn; hoạt động vận tải đường thủy chủ yếu là tự phát, phục vụ nhu cầu dân sinh. Giao thông đường thuỷ nội địa chưa phát triển.

Tổng chiều dài mạng lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt là 359 km, trong đó lưới điện 35 KV dài 205,3 km, lưới điện 0,4 KV dài 153,7 km; có 67 trạm biến áp với tổng công suất đạt 4.353 KVA.

Đến năm 2014, trên địa bàn huyện có 22/22 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 76,4%.

3.1.3.3. Hệ thống thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt

- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống các công trình thủy lợi thường xuyên được đầu tư và nâng cấp đảm bảo nhu cầu nước phục vụ sản xuất, canh tác cho nhân dân, diện tích đất sản xuất đảm bảo nước tưới là 75%.

Đến năm 2017, tổng chiều dài hệ thống kênh trên địa bàn huyện là 85 km, trong đó: kênh đã được kiên cố 73 km, chiếm 85%; kênh đất 12 km, chiếm 15%. Có 52 công trình thủy lợi, trong đó 23 công trình cần nâng cấp, cải tạo (chiếm 45%) phục vụ tưới tiêu cho trên 1.200 ha.

- Cấp nước sinh hoạt: Đến năm 2016 toàn huyện có 180 công trình cấp nước cho 124 thôn bản (trong tổng số 233 thôn, bản), trong đó có 57 công trình cấp nước đã bị xuống cấp, hư hỏng (chiếm 32%). Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 80%.

3.1.3.4. Mạng lưới bưu chính, viễn thông, phát thanh - truyền hình

- Về mạng lưới bưu chính, viễn thông: Toàn huyện có 01 bưu cục; 18 điểm bưu điện văn hóa xã; 20/22 xã, thị trấn có báo phát trong ngày. Mạng lưới và dịch vụ viễn thông, internet phát triển mạnh, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ với chất lượng ngày càng tốt hơn. Sóng điện thoại di động đã phủ đến 22/22 xã, thị trấn. Mạng internet phát triển đến hầu hết các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện; 9/22 xã, thị trấn có mạng Internet.

- Truyền thanh - truyền hình gồm có 01 đài TT-TH huyện; 01 trạm phát lại truyền hình khu vực; 13 trạm truyền thanh FM xã đang hoạt động.

3.1.3.5. Hạ tầng thương mại, dịch vụ

- Cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại còn thiếu và chưa đồng bộ. Trên địa bàn huyện có 04 chợ thương mại, trong đó 03 chợ đi vào hoạt động có

hiệu quả. Tuy nhiên, chủ yếu là chợ bán lẻ, cung cấp, phục vụ nhu cầu mặt hàng thiết yếu cho người dân và các chợ hiện có chưa được đầu tư xây dựng theo chuẩn chợ loại III.

Năm 2017, trên địa bàn huyện có: 651cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, tăng 151 cơ sở so với năm 2010; 06 cửa hàng xăng dầu tại xã Pa Tần, xã Ma Quai, xã Chăn Nưa, nậm tăm và thị trấn Sìn Hồ (02 cửa hàng).

3.1.3.6. Hạ tầng giáo dục - đào tạo

Cơ sở vật chất trường học, lớp học được quan tâm đầu tư, xây mới. Hiện tại, tỷ lệ phòng học kiên cố còn thấp, thiếu nhiều khối phòng phục vụ học tập, thể thao, sinh hoạt. Năm học 2016-2017, toàn huyện có 79 trường với 1.097 phòng học, trong đó có 869 phòng học kiên cố, chiếm 79,2% tổng số phòng học.

- Giáo dục mầm non: Huyện có 24 trường. Tổng số phòng học 327 phòng, trong đó có 259 phòng học kiên cố và bán kiên cố, chiếm 79,2%.

- Giáo dục tiểu học: Huyện có 28 trường. Tổng số phòng học 567 phòng, trong đó có 421 phòng học kiên cố và bán kiên cố, chiếm 74,2%. Bán kính phục vụ bình quân 01 điểm trường là 04 km (tiêu chuẩn quốc gia ≤ 2km). Diện tích đất xây dựng bình quân/học sinh đạt 16,9m2 (tiêu chuẩn quốc gia ≥ 10m2).

- Giáo dục trung học cơ sở: Trên địa bàn huyện có 23 trường với tổng số phòng học 169 phòng, trong đó 165 phòng học kiên cố và bán kiên cố, chiếm 97,6%. Bán kính phục vụ bình quân 01 điểm trường là 9 km (tiêu chuẩn quốc gia ≤ 4km). Diện tích đất xây dựng bình quân/học sinh đạt 34,1m2

(tiêu chuẩn quốc gia ≥ 10m2).

- Giáo dục THPT, DTNT và GDTX: Trên địa bàn huyện hiện có 02 trường THPT, 01 trường THPT DTNT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên với tổng số phòng học là 34 phòng, trong đó có 100% phòng học kiên cố và bán kiên cố.

3.1.3.7. Hạ tầng y tế, chăm sóc sức khỏe

- Y tế tuyến huyện: Đến năm 2017, hệ thống cơ sở hạ tầng y tế, chăm sức khỏe của huyện, bao gồm: 01 bệnh viện đa khoa huyện quy mô 100 giường bệnh đã được đầu tư đưa vào sử dụng; bệnh viện đa khoa vùng thấp đang được đầu tư

xây dựng. Trang thiết bị kỹ thuật trong những năm qua đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh tuyến huyện.

- Y tế tuyến cơ sở: Có 04 phòng khám đa khoa khu vực với 40 giường bệnh và 22 trạm y tế xã, thị trấn. Cơ sở hạ tầng một số phòng khám khu vực và trạm y tế xã xuống cấp, phòng khám chưa được xây dựng để hoạt động (phòng khám Chăn Nưa).

Hầu hết các trạm y tế xã xây mới chưa đáp ứng theo tiêu chí mới đề ra, trong khi một số trạm y tế xây đã lâu không được nâng cấp sửa chữa đã ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh tại cơ sở. Đến năm 2017, huyện có 05 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã (theo chuẩn mới).

3.1.3.8. Hạ tầng văn hóa - thể thao các cấp

- Hạ tầng văn hóa, thể thao cấp huyện: Cơ sở hạ tầng văn hóa - thể thao cấp huyện chưa có như: sân vận động, nhà thi đấu đa năng, nhà văn hóa trung tâm huyện, thư viện, nhà tập luyện thể thao...

- Cấp xã, thị trấn, thôn, bản: Toàn huyện có 05/22 xã, thị trấn có nhà văn hóa (chiếm 22,7%) và 56/233 nhà văn hóa thôn, bản (chiếm 24%) đã được đầu tư; 22/22 xã, thị trấn chưa có khu thể thao xã, thôn, bản.

- Trụ sở các cơ quan, đoàn thể cấp huyện: Trụ sở của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể của huyện được đầu tư xây dựng và đang sử dụng ổn định.

- Trụ sở đảng ủy, HĐND và UBND các xã, thị trấn: Có 22/22 trụ sở xã, thị trấn đã được đầu tư xây dựng kiên cố cơ bản đáp ứng điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức.

Đến năm 2017, có trên 86% nhà xã và 74% nhà văn hóa thôn được đầu tư trang thiết bị cơ bản đảm bảo hiệu quả hoạt động cho các buổi sinh hoạt công đồng của người dân.

*Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển cây chè Shan trên địa bàn huyện:

- Tài nguyên, đất đai, khí hậu, thảm thực vật đa dạng, địa bàn chia thành các tiểu vùng thuận tiện cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp vừa mang tính đa dạng vừa mang tính đặc thù.

- Có nguồn tài nguyên, khoáng sản đa dạng góp phần phục vụ phát công nghiệp khai khoáng và chế biến

- Nhân dân Sìn Hồ có truyền thống cách mạng, tinh thần đấu tranh kiên cường, đoàn kết gắn bó keo sơn của cộng đồng các dân tộc anh em, không quản gian nan vất vả, luôn khắc phục mọi khó khăn cản trở vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh. Đây là yếu tố cần phát huy tốt trong công cuộc xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới.

b. Điểm yếu:

- Địa hình phức tạp gây khó khăn cho giao thông đi lại và giao lưu phát triển kinh tế.

- Là một huyện vùng cao khó khăn, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, sản xuất còn mang tính chất manh mún và tự cung tự cấp là chính, dân cư phân bố không tập trung nên quá trình phát triển kinh tế huyện Sìn Hồ sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Dân số và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ sản xuất lạc hậu nên ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và xoá đói giảm nghèo của huyện.

- Còn nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn về kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 49 - 54)