Thực trạng sản xuất chè ở những hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 62)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng sản xuất chè ở những hộ điều tra

3.3.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra

* Tình hình lao động của các hộ

Qua bảng ta thấy tuổi của những người phỏng vấn đều nằm trong độ tuổi lao động và với độ tuổi bình quân là 44,8 tuổi thì nhiều người rất có kinh nghiệm trong sản xuất chè . Trình độ văn hoá của những người được phỏng vấn chủ yếu là cấp I (77,6%) và cấp II (18,83%) và ít có sự chênh lệch giữa các hộ.

Bảng 3.4. Đặc điểm của các hộ điều tra

TT Diễn giải ĐVT Chung

Loại hộ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo 1 Số hộ điều tra Hộ 190 25 65 100 2 Số người được PV là nữ % 40,9 39,3 40,2 43,3 3 Tuổi TB của người PV Tuổi 44,8 41,8 44,5 48,2 4 Trình độ văn hoá Cấp I % 77,6 95,6 82,3 54,9 Cấp II % 18,83 26,9 18,5 11.09 Cấp III % 3,57 7,5 2,21 1 Trên cấp III % 0 0 0 0 5 BQ lao động/hộ Người 3,2 3,1 3,2 3,2 6 Thu nhập từ trồng chè % 2,9 3,7 2,4 2,6

Theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, thì:

Hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ trung bình: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Hộ khá: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000đ

trở lên.

Kết quả điều tra cho thấy, bình quân lao động/ hộ là 3,2 người/hộ, với lực lượng lao động chủ yếu trong độ tuổi nên hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu để phát triển sản xuất chè trên địa bàn.

Do diện tích trồng chè chủ yếu trong thời kỳ kiến thiết diện tích cho thu hoạch khá thấp mới bắt đầu thu nhập từ hoạt đồng sản xuất chè chỉ chiếm 2,9% thu nhập của các hộ điều tra.

* Nguồn đất sản xuất của hộ

Đất đai là một tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực thuần nông như huyện Sìn Hồ thu nhập của hộ gia đình dựa vào nông nghiệp là chính, mà cây trồng chính ở địa phương là ngô, lúa nương. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ gia đình thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.5. Diện tích đất sản xuất của các hộ điều tra

Đơn vị: m 2

Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo quân (%) Đất trồng lúa 11612,2 11351,6 11268,7 11410,8 22,71 Đất trồng chè 6124,5 4321,4 3264,8 4570,2 9,10 Đất trồng ngô 11050,5 11112,7 11154,6 11105,9 22,11 Đất lâm nghiệp 22125,6 11844,6 11936,7 15302,3 30,46 Đất khác 11214,3 11205,6 1104,6 7841,5 15,62 Tổng 62127,1 49832,9 37829,4 50230,7 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.5 cho thấy, DT đất trồng chè bình quân của hộ có DT lớn nhất tới 4570,2 m2 /hộ chiếm 9,1% tổng DT đất sản xuất của hộ. Hộ khá có DT bình quân lớn hơn hộ TB và hộ nghèo.

DT đất lâm nghiệp là lớn nhất chiếm 30,46% bình quân DT đất lâm nghiệp của khá cũng gần gấp đôi của hộ TB và hộ nghèo, tiếp đến diện tích đất trồng ngô, lúa chiếm bình quân hơn 22%, hộ khá, TB và hộ nghèo diện tích ngô lúa gần như nhau.

Đối với DT cây lúa, ngô chiếm DT lớn trong tổng DT đất sản xuất của hộ. Qua đó cho ta thấy cơ cấu cây trồng của các hộ nông dân chủ yếu vẫn là cây ngô, cây lúa; trong khi đó năng suất của cây ngô, lúa rất thấp.

3.3.2. Tình hình sản xuất của các hộ trồng chè

Đầu tư phân bón và các chi phí vật tư khác là một khâu rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới năng suất chè của nông hộ. Trong quá trình sản xuất người phân bón cho cây chè cần có chế độ chăm sóc và bảo vệ đất tránh bạc mầy và xói mòn đất sản xuất, ngoài tác dụng bảo vệ đất nó còn làm cho năng suất chè ngày càng tăng cao.

Về chi phí trung gian: Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên như nguyên liệu, nhiên liệu và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chè. Chi phí trung gian của nhóm hộ khá cao hơn hộ

nghèo gấp 1,54 lần, cụ thể bình quân của hộ khá là 57,418 triệu đồng/ha, trong khi đó ở nhóm hộ nghèo là 37,026 triệu đồng/ha.

Đặc biệt về phân bón và thuốc trừ sâu là hai yếu tố đầu tư có sự chênh lệch rõ rệt giữa các nhóm hộ. Nguyên nhân là do ở nhóm hộ nghèo người ta không có đủ vốn để đầu tư vào cây chè.

Kết quả điều tra cho thấy loại phân bón được sử dụng nhiều nhất là phân lân BQ của các hộ là 11,188 triệu đồng/ha. Đạm là 4,409 triệu đồng/ha, với kaly bón ít hơn đạm chỉ bón 3,627 triệu đồng/ha xấp xỉ với tỷ lệ NPK 3:1:1.

Thuốc trừ sâu cũng là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong trồng trọt, đặc biệt là trong sản xuất chè. Qua nghiên cứu thì nhóm hộ khá phun thuốc nhiều hơn nhóm hộ nghèo.

Bảng 3.6. Chi phí cho sản xuất 1ha chè của các hộ năm 2018

Đơn vị: Triệu đồng/ha

Nội dung Loại hộ Bình

quân Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

I. Chi phí trung gian 57,418 46,924 37,206 47,182

1. Giống 0,062 0,054 0,047 0,054 2. Đạm 5,421 3,514 3,214 4,049 3. Lân 13,214 11,025 9,325 11,188 4. Kali 4,215 3,525 3,142 3,627 5. Thuốc trừ sâu 4,023 3,542 3,128 3,564 6. Lao động thuê 15,214 11,302 7,658 11,391 7. Than, củi 11,254 10,325 8,247 9,942 8. Đốn chè 1,325 1,301 1,278 1,301 9. Tiền điện 1,547 1,364 1,214 1,375 10. Bơm nước 1,205 1,026 0,854 1,028

II. Lao động gia đình 7,847 7,432 7,025 7,435 III. Khấu hao tài sản cố định 5,147 3,789 3,157 4,031 Tổng chi phí 70,142 58,145 47,388 58,648

Công chăm sóc cho chè mức độ chăm sóc hộ khá cũng cao hơn hẳn hộ TB và hộ nghèo. Hộ khá mất 11,254 triệu đồng/ha, hộ TB là 9,847 triệu đồng/ha và hộ nghèo thấp nhất là 8,365 triệu đồng/ha.

* Kết quả sản xuất chè của các hộ

Bảng 3.7. Kết quả sản xuất chè trên 1ha của các hộ điều tra năm 2018

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Loại hộ Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo GO 90,147 72,147 54,128 IC 57,418 46,924 37,206 TC 70,142 58,145 47,388 VA 32,729 25,223 16,922 MI 24,882 17,791 9,897

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.7 cho thấy, tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè ở hộ khá cao hơn hộ TB và hộ nghèo. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè bình quân một hộ khá đạt 90,147 triệu đồng/ha gấp 1,25 lần so với hộ TB và đạt 1,67 lần so với hộ nghèo.

Mức độ đầu tư của hộ cao hơn hộ TB và hộ nghèo cụ thể, chi phí trung gian cho sản xuất cây chè ở hộ khá bình quân là 57,418 triệu đồng/ha gấp 1,22 lần so với hộ TB và 1,54 lần so với hộ nghèo.

Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do nhóm hộ khá đầu tư nhiều hơn cho cây chè, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất cao hơn hẳn so với hộ TB và hộ nghèo. Ở nhóm hộ khá do áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đầu tư phân bón một cách hợp lý nên năng suất, chất lượng và giá thành chè cao hơn hẳn so với nhóm hộ TB và nghèo.

Do đó mà kết quả sản xuất chè của hộ khá cũng đạt hiệu quả hơn cụ thể thu nhập hỗn hợp của hộ khá là 24,882 triệu đồng/ha so với hộ TB gấp 1,40 lần với hộ nghèo gấp 2,51 lần.

Như vậy hiệu quả sản xuất chè là đạt ở mức khá. Ở hộ khá do có diện tích trồng chè lớn hơn hộ TB, hộ nghèo và điều kiện chăm sóc tốt hơn nên đạt giá trị sản xuất cao hơn hộ TB và hộ nghèo

3.3.3. Phân tích hiệu quả sản xuất chè tại các hộ điều tra

Bảng 3.8. Hiệu quả sản xuất chè của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Loại hộ Bình quân Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo GO/IC Lần 1,57 1,54 1,45 1,52 VA/IC Lần 0,57 0,54 0,45 0,52 MI/IC Lần 0,43 0,38 0,27 0,36

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng 3.8 cho thấy:

Hiệu quả sử dụng vốn của hộ khá cao hơn hộ TB và hộ nghèo. Cụ thể: nếu bỏ ra một đồng chi phí thì hộ khá thu về được 1,57 đồng, còn hộ TB thu về được 1,54 đồng và hộ nghèo thu về được 1,45 đồng.

Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí (VA/IC) cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở nhóm hộ khá là 0,57 đồng, hộ TB là 0,54 đồng và hộ nghèo là 0,45 đồng.

Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI/IC), khi đầu tư thêm một đồn chi phí thì phần thu nhập hỗn hợp tăng thêm của hộ khá là 0,43 đồng, hộ TB là 0,38 đồng còn hộ nghèo là 0,27 đồng.

3.3.4. Các yế u t nh hư ở ng đ ế n phát tri n cây chè trên đ ị a bàn huy n Sìn H trên đ ị a bàn huy n Sìn H

* Điều kiện tự nhiên

Độ nhiệt là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Tại Sìn Hồ, nhìn chung điều kiện nhiệt độ là tương đối thuận lợi.

Về điều kiện độ ẩm trong đất và không khí: Vì chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước

cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn. Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Tại Sìn Hồ, nhìn chung độ ẩm là tương đối phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của Chè. Chính vì thế, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên.

- Điều kiện đất đai: Để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Tại huyện Sìn Hồ, nhìn chung điều kiện này tương đối phù hợp, giúp cho cây chè phát triển tốt.

* Thị trường và giá cả

Thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất Chè khi giá chè ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của nông hộ. Thị trường chè bao gồm thị trường nội tiêu và thị trường xuất khẩu, cả hai thị trường này đều phản ánh hoạt động mua bán, trao đổi giữa người mua và người bán. Giá cả quyết định đến việc cung và cầu sản phẩm chè.

Tại Sìn Hồ, người dân chủ yếu bán tại chợ và bán cho tiểu thương, chưa có hoạt động xuất khẩu. Chính vì thế, nhìn chung là giá chè tương đối thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặt khác, sản phẩm chè có hạn sử dụng, bảo quản ngắn do đó, có thời điểm người bán phải chấp nhận giao dịch ở mức giá do người mua áp đặt. Vì vậy, trên thực tế mặt dù biết rằng bị ép giá, nhưng các hộ cũng không có phương án nào khác.

* Hệ thống chính sách của Nhà nước

Một trong những chính sách tác động tích cực và mang lại hiệu quả trong thời gian qua đó là chính sách xóa đói, giảm nghèo thông qua việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán, thói quen và sản xuất nông nghiệp bằng kinh nghiệm lạc hậu.

Là một huyện nghèo miền núi, nên nhìn chung được hưởng lợi rất lớn từ các chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Đây cũng là một điểm rất thuận lợi cho địa phương. Đối với cây chè, Nhà nước cũng đã có

nhiều chính sách khuyến khích phát triển, đặc biệt trong những năm gần đây, từ việc xác định cây chè là cây xóa đói giảm nghèo trở thành cây chủ lực trong xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, việc thực hiện những chính sách này mới chỉ dừng lại ở quy mô quốc gia, chưa thực sự có những chiến lược và chính sách hỗ trợ cụ thể cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói như Sìn Hồ.

*Công nghệ chế biến

Công nghệ chế biến và tiêu thụ chè ở Sìn Hồ nhìn chung vẫn còn khá lạc hậu so với các đơn vị trong điểm khác tỏng cả nước. Chính vì vậy, nhà nước cần phải có những chính sách cụ thể, hiệu quả và toàn diện hơn nữa để hỗ trợ tích cực cho hoạt động của ngành chè nói riêng và huyện Sìn Hồ nói chung để đem lại hiệu quả cả về kinh tế - xã hội giúp cho các hộ nông dân ở Sìn Hồ tiếp tục phát triển kinh tế.

3.4. Tác động của việc phát triển cây chè đến các vấn đề xã hội, an ninh- chính trị

* Vấn đề xã hội

+ Trồng chè đã giúp tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Người dân có điều kiện cho con cái mình đi học, vật dụng trong gia đình được mua sắm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.

+ Người dân có cơ hội tiếp cận nhiều kỹ thuật mới, qua đó nâng cao trình độ dân trí của người dân. Qua các lớp tập huấn ngắn hạn về trồng và chăm sóc chè thì người dân đã coi trọng việc hạch toán kinh tế trong sản xuất, xem xét ưu tiên những kỹ thuật nào, giống nào phù hợp để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhờ thế mà diện tích chè trồng mới trong huyện ngày một tăng.

+ Cải thiện cơ sở hạ tầng: Khi diện tích chè được mở rộng thì sẽ kéo theo đường điện, giao thông, hệ thống tưới tiêu trong xã cũng được nâng cấp để đủ phục vụ cho hoạt động sản xuất chè của nhà máy và người dân.

+ Nâng cao ý thức làm giàu của người dân: Khi cây chè đem lại lợi nhuận lớn thì nó sẽ kích thích ý thức vươn lên làm giàu của người dân. Người dân sẽ tự giác mở rộng diện tích, tận dụng hết diện tích hiện có của mình để trồng, chăm sóc, quản lý tốt hơn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

+ Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên: Thông qua lợi ích của việc trồng, chăm sóc và kinh doanh chè người cũng nhận thức được tầm quan trọng của các tài nguyên hiện có như đất đai, giống..., Từ đó tài nguyên được tận dụng ngày một hiệu quả hơn.

+ Ngoài tác dụng về vấn đề kinh tế đem lại cho con người, chè còn là một loại biệt dược có công dụng khác như chữa bệnh, làm tinh thần sảng khoái, chống được lạnh, làm giảm sự mệt mỏi của hệ thần kinh trung ương và các cơ bắp…

* Vấn đề An ninh - Chính trị

+ Xác định cây chè là cây kinh tế chủ lực, phát triển bền vững, lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ đó mang lại cuộc sống ổn định cho người dân; hạn chế được việc nhân dân du canh du cư, phá rừng đốt nương làm rẫy.

+ Kinh tế ổn định, trình độ dân trí ngày một phát triển, cuộc sống ngày một văn minh hạn chế được nạn trộm cắp, an ninh nơi khu dân cư được giữ vững.

+ Nhân dân sống tập trung, cố định, công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu dễ dàng; từ đó hạn chế được các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình tuyền truyền lôi kéo nhân dân theo đạo trái phép.

3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển chè ở huyện Sìn Hồ

Sau đợt điều tra nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng sản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)