Tình hình phát triển sản xuất chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 54)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

3.2. Tình hình phát triển sản xuất chè

3.2.1. Tình hình phát triển sản xuất chè của huyện Sìn Hồ

Cây chè là loại cây lâu năm với thời gian sinh trưởng rất dài, trồng một lần và thu hoạch trên 30 năm hoặc lâu hơn nữa. Sự đầu tư trồng chè rất tốn kém, do đó việc chọn tạo giống ban đầu là khâu rất quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng búp chè về sau này.

Qua đi điều tra các hộ trồng chè và cán bộ Công ty cổ phần Đầu tư phát triển chè Tam Đường thì tôi thu được là các giống chè ở các xã 100% là chè Shan tuyết, được trồng bằng cách dâm cành, hạt; diện tích chủ yếu từ những năm 2015, nó có đặc điểm búp to nên cho năng suất cao.

Để thấy được tình hình cơ cấu các giống chè của huyện Sìn Hồ ta đi xét bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu giống chè ở huyện Sìn Hồ qua 3 năm 2015 - 2017 Chủng loại

giống chè

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Diện tích (ha) Diện tích (ha) Diện tích (ha)

Chè Shan tuyết 4 81,2 181,2

(Nguồn:Phòng NN&PTNT huyện Sìn Hồ)

Từ bảng 3.1 ta thấy diện tích chè của huyện Sìn Hồ 100% là giống Chè Shan tuyết, chè đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, diện tích tăng mạnh trong hai năm.

Như vậy, việc đưa giống chè Shan tuyết trồng và phát triển ra diện rộng trên địa bàn huyện là rất khả thi, một số diện tích chè đã cho hái bói, cây chè sinh trưởng phát triển tốt.

3.2.1.2. Số hộ trồng chè của huyện qua 3 năm

Tính đến năm 2017 của toàn huyện có 348 hộ, 1780 khẩu bao gồm 2 dân tộc chính như: Kinh, Mông. trong đó chủ yếu là dân tộc Mông. Trong những năm gân đây số hộ trồng chè trong huyện ngày càng tăng lên. Và để biết rõ được số hộ trồng chè của huyện Sìn Hồ ta đi xét bảng sau:

Bảng 3.2. Số hộ trồng chè của huyện qua 3 năm 2015 - 2017 STT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Xã Sà Dề Phìn 10 100 173

2. Xã Hồng Thu 12 50 90

3. Xã Phìn Hồ 7 60 85

Tổng cộng (hộ) 29 210 348

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Sìn Hồ)

Từ bảng 3.2 ta thấy số hộ trồng chè qua hai năm gần như đều tăng mạnh, rải đều ra các 3 xã trong huyện. Do có chính sách hỗ trợ, một số hộ, người dân nhận thấy cây chè sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với khí hậu đất đai thổ nhưỡng ở địa phương nên đã tập trung trồng và phát triển cây chè.

Mặt khác, còn nhiều diện tích chè còn lại các khu khác thì còn phân tán và chưa tập trung thành các lô chè nhất định. Việc này đã làm cho việc vận chuyển, khâu thu hái chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn.

3.2.1.3. Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng

* Về diện tích

Do sự ưu đãi của thiên nhiên, đất đai…, cùng với việc xác định cây chè là chủ lực, đưa các giống chè mới vào trồng có năng suất, chất lượng cao đã đưa diện tích chè toàn huyện lên 181,2 ha. Để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Sìn Hồ trước hết ta đi đánh giá thực trạng về diện tích cây chè của huyện trong 3 năm. Vì diện tích là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất chè. Để đánh giá được điều đó ta đi xét bảng sau:

Bảng 3.3. Diện tích trồng chè của huyện Sìn Hồ qua 3 năm 2015 - 2017

đvt: ha

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Diện tích chè KTCB 10 77,2 177,2

Diện tích chè KD 4 4 4

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện)

Từ bảng 3.3 ta thấy diện tích chè toàn huyện qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2015 là 14 ha, năm 2016 tăng hơn năm 2015 là 77,2 ha. Năm 2017 tăng hơn 2016 là 100ha. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 66,7 ha/ năm.

Do diện tích chè kiến thiết cơ bản mới trồng nên diện tích chè kinh doanh cơ bản qua 3 năm không tăng.

Diện tích chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tăng rõ mạnh, trong hai năm 2016,2017 tăng 177,2 ha. Như vậy diện tích chè kinh doanh của huyện qua 3 năm tăng bình quân là 66,7 ha/năm. Nguyên nhân dẫn đến diện tích chè toàn huyện tăng là vì người dân đã hiểu được tầm quan trọng của cây chè, họ đã tự khai thác thêm những nguồn đất chưa sử dụng và cải tạo bằng giống chè mới LDP2 có năng suất cao.

* Về năng suất, sản lượng

Do diện tích chè đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản là chủ yếu, chỉ một số diện tích nhỏ trồng lâu năm nên cho năng suất thấp khoảng 500kg/ha/năm, sản lượng toàn huyện đạt 2 tấn/năm. Một số diện tích trồng mới đã cho thu bói nhưng năng suất không đáng kể, được công ty mua với giá 15000 vnđ/kg chè búp tươi.

3.2.2. Kênh tiêu thụ chè ở huyện Sìn Hồ

Ngay từ ban đầu, các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn huyện đã ký hợp đồng hợp tác liên kết với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển chè Tam đường. Hai bên thoả thuận và thống nhất ký hợp đồng này với những nội dung cụ thể như sau:

* Về phía Công ty cổ phần Đầu tư phát triển chè Tam đường

- Đầu tư các loại phân bón, các loại thuốc BVTV sử dụng trên cây Chè dưới hình thức chậm trả không tính lãi.

- Thu mua hết toàn bộ khối lượng chè cho bên B tại địa điểm hai bên thỏa thuận, theo giá cả thị trường, trong trường hợp thay đổi về giá bên A phải báo trước cho bên B ít nhất 2-3 ngày.

- Thanh toán tiền đầy đủ cho bên B sau mỗi đợt thu hái hoặc theo thỏa thuận. - Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, học tập chuyên đề để người làm chè có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao kiến thức, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao đời sống nhân dân.

- Tích cực tiếp thu, chuyển giao các tiến bộ KHKT mới tới người dân, tổ chức cho các hộ dân tiêu biểu đi thăm quan học tập, học hỏi kinh nghiệm làm chè ở các vùng chè khác.

- Cho cán bộ xuống hướng dẫn người dân về cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái và bảo quản sản phẩm.

* Về phía người dân trồng chè.

- Bán cho Công ty CPĐTPT Chè Tam Đường toàn bộ khối lượng chè búp tươi mà gia đình có (khi có nguyên liệu chè thu hái trong năm), không được bán chè cho đơn vị, công ty khác dưới mọi hình thức mà chưa được sự đồng ý của công ty. Nếu bán chè cho đơn vị khác dưới mọi hình thức mà không bán cho bên A (Công ty) thì bên B phải hoàn trả toàn bộ số tiền ứng phân bón, thuốc BVTV và lãi suất theo lãi suất Ngân hàng tính đến thời điểm hiện tại.

- Tham gia hội nghị, hội thảo, học tập chuyên đề đầy đủ, có tinh thần tham gia xây dựng ngành chè ngày càng phát triển.

- Chăm sóc đúng quy trình kĩ thuật theo hướng dẫn của cán bộ công ty, sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV Công ty cấp trên cây chè, không sử dụng trên cây trồng khác.

- Cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cần thiết và chịu giám sát của cán bộ công ty.

- Chất lượng chè búp tươi bán cho Công ty phải bảo đảm tỷ lệ một tôm hai ba lá non 90% trở lên không lẫn tạp chất như cỏ, lá cây...

- Có trách nhiệm vận chuyển, bảo quản chè búp tươi đến địa điểm thu mua quy định. Bên A có quyền từ chối nếu chất lượng búp chè tươi không đảm bảo chất lượng.

Kênh tiêu thụ sản phẩm chè của huyện Sìn Hồ

Đây là hình thức tiêu thụ đảm bảo thị trường tiêu thụ nhất đối với người sản xuất. Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy người dân sau khi thu hái chè búp tươi về thì họ sẽ bán chè búp tươi cho Công ty theo hợp đồng liên kết.

3.2.3. Thực trạng về chế biến chè

Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có cơ sở chế biến chè, chè của các hộ dân sau khi thu hoạch xong thì Công ty cổ phần Đầu tư phát triển chè Tam Đường thu mua và chở về cơ sở chế biến tại Thành phố Lai Châu. Để thấy rõ được các quy trình làm ra sản phẩm chè khô ta đi vào sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Quy trình công nghệ chế biến chè

Nguồn: Phòng công nghệ - Công ty cổ phần Đầu tư phát triển chè Tam Đường

Nguyên liệu

Đóng gói, bảo quản

Phân loại Sấy khô Cuốn cầu và

tạo hình Vò

Hồi ẩm Héo mát và

quay hương Diệt men Phơi nắng,

hong héo Nguyên

liệu

Hộ nông dân Công ty chè CPĐTPT chè

Tam Đường

Chế biến tiêu thụ sản phẩm (Chè khô,

Hái chè vào ngày tạnh ráo. Hái búp chè tôm 2-3 lá đến độ chín trưởng thành, trên cành chè 5-6 lá, đựng vào giỏ cứng mỗi sọt chứa từ 8 - 10 kg búp tươi, khối chè phải tơi xốp, không được lèn chặt, tránh giập nát ôi ngốt.

Hệ thống thiết bị chế biến

Dây chuyền thiết bị đồng bộ gồm: máy quay hương CM102, máy làm mát không khí, máy xào diệt men CM 103, máy vò chuông CM104, máy cuốn cầu CM201 a, máy vò lăn CM202, máy làm tơi CM203, máy sấy, máy sàng phân loại, máy đóng gói và hút chân không, máy co màng chống hút ẩm. Nhiên liệu dùng cho chế biến: Gas (Ga: 300kg/TSP), đầu vào các nguyên liệu khác. Năng lượng điện: 600 kwh/TSP.

Quy trình công nghệ chế biến

Phơi nắng và hong héo: Nguyên liệu chè sau khi hái về đem phơi nắng

trên nong nia, hoặc vải bạt với chiều dày lớp chè từ 2 -3 cm, trong thời gian 30 - 40 phút, tùy thuộc vào mức độ nắng. Nếu nhiệt độ ngoài trời > 40oC thì phải có lưới che để giảm bớt nhiệt độ. Trong thời gian phơi nắng, cần đảo rũ một vài lần. Sau khi phơi nắng đưa chè vào bóng râm để nguội, tiếp tục hong héo trong thời gian 25- 30 phút nữa.

Héo mát, quay hương và lên men chè: Sau khi chè được hong héo đã nguội, đưa ngay vào phòng lạnh ở nhiệt độ 22 - 23oC để tiếp tục làm héo và lên men. Cứ sau 2h làm héo, thì quay hương 1 lần (tổng số 3 lần quay hương) với tốc độ 20 vòng/phút. Thời gian quay hương: lần 1 từ 1 -2 phút, lần 2 từ 2 -3 phút, lần 3 từ 3 -4 phút. Sau khi quay hương lần 1, chè bắt đầu xuất hiện hương thơm. Sau quay hương lần 2 cần cho tăng chiều dày lớp chè từ 10 -15 cm. Sau khi quay hương lần 3 lá chè mềm dẻo, đã có hương thơm Ô long và rìa lá chè bắt đầu có màu nâu nhạt, phải đem đi diệt men ngay.

Diệt men: Diệt men trong máy sao lăn hoặc máy S30 (Đài Loan) ở nhiệt độ cài đặt từ 280 - 300oC. Lượng chè cho vào từ 10 - 12kg/mẻ

(S30).Thời gian diệt men từ 6 -7 phút. Chè diệt men xong phải chín đều, mềm dẻo và có mùi thơm mạnh.

Hồi ẩm: Chè sau khi được diệt men, độ ẩm trong búp chè phân bổ không đều, nên cần phải hồi ẩm bằng cách rải chè thành luống và phủ vải ẩm lên trên từ 3-4 h để toàn bộ khối chè mềm dẻo khi vò không bị nát.

Vò chè: Vò chè để làm giập tế bào lá chè và làm xoăn chè sơ bộ trong

máy vò chuông, mỗi mẻ vò khoảng 8-10kg chè, diệt men tùy thuộc từng loại máy.Thời gian vò từ 5 - 10 phút, độ giập tế bào đạt 15 - 20%.

Cuốn cầu và tạo hình: Chè sau khi vò cho vào tấm vải nilon trắng, dai bền

không mùi, kích thước 1,2 x 1,2 m cuộn tròn lại như quả cầu (khoảng 10kg 1 quả), cho cuốn cầu trong máy chuyên dùng từ 1-2 phút. Khi ấn vào quả cầu cảm thấy cứng chặt là được và chuyển qua vò lăn trong máy vò chuyên dùng với tốc độ vòng quay 8 vòng/phút. Thời gian vò lăn từ 5 - 10 phút, để cánh chè xoăn cuộn tròn lại và định hình khoảng 10 - 15 phút.

Đánh tơi và gia nhiệt: Cho quả cầu chè vào máy CM203 để giũ tơi. Máy quay với tốc độ 300 vòng/phút, thời gian từ 1 - 1,5 phút. Đồng thời gia nhiệt ở 75oC trong thời gian 2 phút. Khi nhiệt độ trong khối chè tăng lên đến 40 - 50oC lại tiếp tục cuốn cầu, vò lăn, rũ tơi và gia nhiệt như trên. Thực hiện đánh tơi và gia nhiệt nhiều lần. Cuốn cầu vò lăn lần cuối phải để định hình thời gian 50 - 60 phút, lúc này chè đã khô dần, thủy phần còn lại từ 15-20 %.

Sấy khô: Chè sau khi rũ tơi, cho vào sấy lần 1 ở nhiệt độ 90 -95oC; sấy

lần 2 ở nhiệt độ 85oC; sấy lần 3 ở nhiệt độ 75 - 80oC trong máy sấy chuyên dùng. Kết thúc quá trình sấy thủy phần còn lại trong chè vào khoảng 4 - 5%, chè khô giòn.

Phân loại đóng gói và bảo quản: Phân loại chè bằng phương pháp thủ

công, sàng phân loại để tác loại bồm và mảnh vụt ra khỏi chè, tạo cho mặt hàng tương đối đồng đều về kích cỡ và tách các tạp chất ra khỏi chè. Chè thành phẩm cân được đóng gói trong bao bì giấy thiếc bằng máy hút chân không với

trọng lượng 100 - 200 g/gói và bỏ vào bao bì hộp giấy, sau đó cho qua máy co màng. Chè cần được bảo quản kín, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt. Trong điều kiện khí hậu của Việt Nam có thể bảo quản từ 10 - 12 tháng.

3.3. Thực trạng sản xuất chè ở những hộ điều tra

3.3.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra

* Tình hình lao động của các hộ

Qua bảng ta thấy tuổi của những người phỏng vấn đều nằm trong độ tuổi lao động và với độ tuổi bình quân là 44,8 tuổi thì nhiều người rất có kinh nghiệm trong sản xuất chè . Trình độ văn hoá của những người được phỏng vấn chủ yếu là cấp I (77,6%) và cấp II (18,83%) và ít có sự chênh lệch giữa các hộ.

Bảng 3.4. Đặc điểm của các hộ điều tra

TT Diễn giải ĐVT Chung

Loại hộ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo 1 Số hộ điều tra Hộ 190 25 65 100 2 Số người được PV là nữ % 40,9 39,3 40,2 43,3 3 Tuổi TB của người PV Tuổi 44,8 41,8 44,5 48,2 4 Trình độ văn hoá Cấp I % 77,6 95,6 82,3 54,9 Cấp II % 18,83 26,9 18,5 11.09 Cấp III % 3,57 7,5 2,21 1 Trên cấp III % 0 0 0 0 5 BQ lao động/hộ Người 3,2 3,1 3,2 3,2 6 Thu nhập từ trồng chè % 2,9 3,7 2,4 2,6

Theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, thì:

Hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ trung bình: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Hộ khá: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000đ

trở lên.

Kết quả điều tra cho thấy, bình quân lao động/ hộ là 3,2 người/hộ, với lực lượng lao động chủ yếu trong độ tuổi nên hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu để phát triển sản xuất chè trên địa bàn.

Do diện tích trồng chè chủ yếu trong thời kỳ kiến thiết diện tích cho thu hoạch khá thấp mới bắt đầu thu nhập từ hoạt đồng sản xuất chè chỉ chiếm 2,9% thu nhập của các hộ điều tra.

* Nguồn đất sản xuất của hộ

Đất đai là một tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 54)