Kết quả sản xuất chè trên 1ha của các hộ điều tra năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 66)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Loại hộ Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo GO 90,147 72,147 54,128 IC 57,418 46,924 37,206 TC 70,142 58,145 47,388 VA 32,729 25,223 16,922 MI 24,882 17,791 9,897

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.7 cho thấy, tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè ở hộ khá cao hơn hộ TB và hộ nghèo. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè bình quân một hộ khá đạt 90,147 triệu đồng/ha gấp 1,25 lần so với hộ TB và đạt 1,67 lần so với hộ nghèo.

Mức độ đầu tư của hộ cao hơn hộ TB và hộ nghèo cụ thể, chi phí trung gian cho sản xuất cây chè ở hộ khá bình quân là 57,418 triệu đồng/ha gấp 1,22 lần so với hộ TB và 1,54 lần so với hộ nghèo.

Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do nhóm hộ khá đầu tư nhiều hơn cho cây chè, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất cao hơn hẳn so với hộ TB và hộ nghèo. Ở nhóm hộ khá do áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đầu tư phân bón một cách hợp lý nên năng suất, chất lượng và giá thành chè cao hơn hẳn so với nhóm hộ TB và nghèo.

Do đó mà kết quả sản xuất chè của hộ khá cũng đạt hiệu quả hơn cụ thể thu nhập hỗn hợp của hộ khá là 24,882 triệu đồng/ha so với hộ TB gấp 1,40 lần với hộ nghèo gấp 2,51 lần.

Như vậy hiệu quả sản xuất chè là đạt ở mức khá. Ở hộ khá do có diện tích trồng chè lớn hơn hộ TB, hộ nghèo và điều kiện chăm sóc tốt hơn nên đạt giá trị sản xuất cao hơn hộ TB và hộ nghèo

3.3.3. Phân tích hiệu quả sản xuất chè tại các hộ điều tra

Bảng 3.8. Hiệu quả sản xuất chè của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Loại hộ Bình quân Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo GO/IC Lần 1,57 1,54 1,45 1,52 VA/IC Lần 0,57 0,54 0,45 0,52 MI/IC Lần 0,43 0,38 0,27 0,36

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng 3.8 cho thấy:

Hiệu quả sử dụng vốn của hộ khá cao hơn hộ TB và hộ nghèo. Cụ thể: nếu bỏ ra một đồng chi phí thì hộ khá thu về được 1,57 đồng, còn hộ TB thu về được 1,54 đồng và hộ nghèo thu về được 1,45 đồng.

Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí (VA/IC) cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở nhóm hộ khá là 0,57 đồng, hộ TB là 0,54 đồng và hộ nghèo là 0,45 đồng.

Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI/IC), khi đầu tư thêm một đồn chi phí thì phần thu nhập hỗn hợp tăng thêm của hộ khá là 0,43 đồng, hộ TB là 0,38 đồng còn hộ nghèo là 0,27 đồng.

3.3.4. Các yế u t nh hư ở ng đ ế n phát tri n cây chè trên đ ị a bàn huy n Sìn H trên đ ị a bàn huy n Sìn H

* Điều kiện tự nhiên

Độ nhiệt là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Tại Sìn Hồ, nhìn chung điều kiện nhiệt độ là tương đối thuận lợi.

Về điều kiện độ ẩm trong đất và không khí: Vì chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước

cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn. Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Tại Sìn Hồ, nhìn chung độ ẩm là tương đối phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của Chè. Chính vì thế, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên.

- Điều kiện đất đai: Để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Tại huyện Sìn Hồ, nhìn chung điều kiện này tương đối phù hợp, giúp cho cây chè phát triển tốt.

* Thị trường và giá cả

Thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất Chè khi giá chè ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của nông hộ. Thị trường chè bao gồm thị trường nội tiêu và thị trường xuất khẩu, cả hai thị trường này đều phản ánh hoạt động mua bán, trao đổi giữa người mua và người bán. Giá cả quyết định đến việc cung và cầu sản phẩm chè.

Tại Sìn Hồ, người dân chủ yếu bán tại chợ và bán cho tiểu thương, chưa có hoạt động xuất khẩu. Chính vì thế, nhìn chung là giá chè tương đối thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặt khác, sản phẩm chè có hạn sử dụng, bảo quản ngắn do đó, có thời điểm người bán phải chấp nhận giao dịch ở mức giá do người mua áp đặt. Vì vậy, trên thực tế mặt dù biết rằng bị ép giá, nhưng các hộ cũng không có phương án nào khác.

* Hệ thống chính sách của Nhà nước

Một trong những chính sách tác động tích cực và mang lại hiệu quả trong thời gian qua đó là chính sách xóa đói, giảm nghèo thông qua việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi tập quán, thói quen và sản xuất nông nghiệp bằng kinh nghiệm lạc hậu.

Là một huyện nghèo miền núi, nên nhìn chung được hưởng lợi rất lớn từ các chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Đây cũng là một điểm rất thuận lợi cho địa phương. Đối với cây chè, Nhà nước cũng đã có

nhiều chính sách khuyến khích phát triển, đặc biệt trong những năm gần đây, từ việc xác định cây chè là cây xóa đói giảm nghèo trở thành cây chủ lực trong xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, việc thực hiện những chính sách này mới chỉ dừng lại ở quy mô quốc gia, chưa thực sự có những chiến lược và chính sách hỗ trợ cụ thể cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo đói như Sìn Hồ.

*Công nghệ chế biến

Công nghệ chế biến và tiêu thụ chè ở Sìn Hồ nhìn chung vẫn còn khá lạc hậu so với các đơn vị trong điểm khác tỏng cả nước. Chính vì vậy, nhà nước cần phải có những chính sách cụ thể, hiệu quả và toàn diện hơn nữa để hỗ trợ tích cực cho hoạt động của ngành chè nói riêng và huyện Sìn Hồ nói chung để đem lại hiệu quả cả về kinh tế - xã hội giúp cho các hộ nông dân ở Sìn Hồ tiếp tục phát triển kinh tế.

3.4. Tác động của việc phát triển cây chè đến các vấn đề xã hội, an ninh- chính trị

* Vấn đề xã hội

+ Trồng chè đã giúp tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Người dân có điều kiện cho con cái mình đi học, vật dụng trong gia đình được mua sắm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.

+ Người dân có cơ hội tiếp cận nhiều kỹ thuật mới, qua đó nâng cao trình độ dân trí của người dân. Qua các lớp tập huấn ngắn hạn về trồng và chăm sóc chè thì người dân đã coi trọng việc hạch toán kinh tế trong sản xuất, xem xét ưu tiên những kỹ thuật nào, giống nào phù hợp để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhờ thế mà diện tích chè trồng mới trong huyện ngày một tăng.

+ Cải thiện cơ sở hạ tầng: Khi diện tích chè được mở rộng thì sẽ kéo theo đường điện, giao thông, hệ thống tưới tiêu trong xã cũng được nâng cấp để đủ phục vụ cho hoạt động sản xuất chè của nhà máy và người dân.

+ Nâng cao ý thức làm giàu của người dân: Khi cây chè đem lại lợi nhuận lớn thì nó sẽ kích thích ý thức vươn lên làm giàu của người dân. Người dân sẽ tự giác mở rộng diện tích, tận dụng hết diện tích hiện có của mình để trồng, chăm sóc, quản lý tốt hơn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

+ Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên: Thông qua lợi ích của việc trồng, chăm sóc và kinh doanh chè người cũng nhận thức được tầm quan trọng của các tài nguyên hiện có như đất đai, giống..., Từ đó tài nguyên được tận dụng ngày một hiệu quả hơn.

+ Ngoài tác dụng về vấn đề kinh tế đem lại cho con người, chè còn là một loại biệt dược có công dụng khác như chữa bệnh, làm tinh thần sảng khoái, chống được lạnh, làm giảm sự mệt mỏi của hệ thần kinh trung ương và các cơ bắp…

* Vấn đề An ninh - Chính trị

+ Xác định cây chè là cây kinh tế chủ lực, phát triển bền vững, lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ đó mang lại cuộc sống ổn định cho người dân; hạn chế được việc nhân dân du canh du cư, phá rừng đốt nương làm rẫy.

+ Kinh tế ổn định, trình độ dân trí ngày một phát triển, cuộc sống ngày một văn minh hạn chế được nạn trộm cắp, an ninh nơi khu dân cư được giữ vững.

+ Nhân dân sống tập trung, cố định, công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu dễ dàng; từ đó hạn chế được các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình tuyền truyền lôi kéo nhân dân theo đạo trái phép.

3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển chè ở huyện Sìn Hồ

Sau đợt điều tra nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng sản xuất chè huyện Sìn Hồ cho ta thấy người dân ở đây sống phần lớn dựa vào cây ngô, lúa;

cây chè đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên thu nhập chưa đáng kể. Do đó cần phải có những chính sách đầu tư hợp lý về kỹ thuật, tiền vốn và các giống mới có năng suất và chất lượng tốt nhất đưa vào sản xuất.

3.5.1. Thuận lợi

- Trong hai năm qua diện tích chè toàn huyện không ngừng tăng, từ 4 ha năm 2014 lên 181,2 ha năm 2016. Là huyện nằm trong Đề án phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao của tỉnh, nên được hỗ trợ 100% giống, phân bón lót theo quy trình; hỗ trợ chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất 15 triệu đồng /ha. Do đó đã phần nào tạo thêm thu nhập cho người dân trong thời kỳ chè kiến thiết cơ bản, chưa cho thu nhập; góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm trong nông thôn, từng bước thực hiện xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu từ cây chè.

- Điều kiện tự nhiên ở đây có nhiều thuận lợi cho cây chè phát triển, lượng mưa bình quân hàng năm cũng tương đối lớn và đồng đều qua các tháng. Độ ẩm không khí và độ ẩm của đất cao, độ pH vào khoảng 4,5 - 6 cho nên rất thích hợp cho phát triển cây chè.

- Lực lượng lao động của xã dồi dào, bình quân mỗi hộ có từ 3 đến 4 lao động, đó điều kiện cho ngành chè phát triển.

- Bước đầu hình thành tập quán sản xuất chè hàng hoá trong người nông dân từ đó người nông dân đã đầu tư tăng thêm vốn, họ tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

- Đã hình thành quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất chè nguyên liệu với người chế biến, giữa người dân với các doanh nghiệp.

3.5.2. Khó khăn

Bảng 3.9. Chỉ tiêu đánh giá khó khăn trong sản xuất chè của người dân huyện Sìn Hồ

Thiếu giống 29

Đất sản xuất ít 36

Đât nghèo dinh dưỡng, đất dốc 22

Thiếu nước

Không đủ phân bón 23

Thiếu lao động 15

Thời tiết khắc nghiệt

Thiếu vốn 91

Giao thông đi lại khó khan 38

Thiếu kỹ thuật 62

Chính sách hỗ trợ người dân chưa nhiều 59

Sâu bệnh 36

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Từ bảng các vấn đề khó khăn của người dân trong xã ta có thể thấy các vấn đề chính mà người dân gặp phải như:

- Việc thâm canh để nâng cao năng suất chất lượng chè còn chậm và chưa được chú ý đúng mức, chưa hình thành được nhiều vườn chất lượng cao.

- Người dân vẫn sản xuất dựa vào kinh nghiệm, còn lạc hậu thủ công, trình độ văn hoá của nhân dân không đồng đều nên vấn đề đưa khoa học kỹ thuật vào còn gặp nhiều khó khăn.

- Có nhiều diện tích chè trồng bằng hạt đã ở giai đoạn già cỗi, hạn hán thiếu cây che bóng gây chết nhiều đã để lại những khoảng đất trống không thể khôi phục được.

- Người dân muốn mở rộng thêm diện tích đầu tư thêm cho sản xuất kinh doanh, nhưng diện tích đất canh tác hạn chế, nên phải để một phần diện

tích đất nhất định để canh tác ngô, lúa phục vụ cho nhu cầu hàng ngày do chè chưa cho thu hoạch.

- Công việc vận chuyển sản phẩm trên đồi núi đến nơi tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn (chè hái bói).

- Sự phối hợp trong sản xuất kinh doanh chè giữa người trồng và người chế biến, giữa doanh nghiệp với nhau đôi lúc còn chưa chặt chẽ, xảy ra mâu thuẫn.

* Phân tích SWOT

Để có cái nhìn khái quát chung, xoay quanh về tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của người dân, tôi đi tiến hành phân tích SWOT để thấy rõ được các mặt mạnh, mặt yếu cũng như các cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành chè nói chung và người dân huyện Sìn Hồ nói riêng.

Bảng 3.10. Phân tích ma trận SWOT về trồng chè tại huyện Sìn Hồn + Thế mạnh

- Diện tích đất lớn.

- Nguồn nhân lực dồi dào.

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thích hợp cho phát triển cây chè - Nhân dân cần cù, chịu khó.

+ Điểm Yếu

- Kỹ thuật canh tác cây chè còn hạn chế. - Công việc vận chuyển sản phẩm trên đồi núi đến nơi tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn.

- Chất lượng lao động thấp, sản xuất chủ yếu dùng sức người.

- Thiếu vốn sản xuất.

- Nương chè bị sâu bọ phá hoại nhiều. - Chưa có kinh nghiệm sản xuất chè - Người dân chưa nhận thức được hết giá trị của cây chè.

+ Cơ hội

- Thị trường chè sôi động, có tiềm năng lớn.

- Người dân có thiện chí đầu tư vào cây chè.

- Có cơ chế chính sách của tỉnh trong việc phát triển cây chè.

- Việt Nam gia nhập WTO.

+ Thách thức

- Thị trường chè bất ổn định.

- Chất lượng nguyên liệu không đồng đều.

- Sự cạnh tranh của các công ty chè trong nước.

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả

3.6. Giải pháp phát triển chè Shan ở huyện Sìn Hồ những năm tới

3.6.1. Định hướng

Tập trung đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đồng thời chú trọng phát triển các đặc sản trà truyền thống gắn với các làng nghề, nghệ nhân chế biến trà.

Về tổ chức sản xuất chè Shan Sìn Hồ, tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến

và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định; tăng thu nhập cho người trồng chè, chế biến và kinh doanh các loại chè đặc sản.

Về chất lượng chè ngon, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người trồng chè, các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với ngành chè, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với việc quảng bá thương hiệu chè, cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định thương hiệu chè Việt, chè Shan tuyết Sìn Hồ.

3.6.2. Căn cứ của giải pháp

3.6.2.1. Chủ trương phát triển ngành chè và quy hoạch sản xuất chè của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chè shan tuyết tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)