Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tài nguyên dulịch ảnh hƣởng đến quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 51)

1.3.1 .Thực trạng quản lý nhà nƣớc vềdu lịch của một số địa phƣơng

2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tài nguyên dulịch ảnh hƣởng đến quản lý

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

+ Vị trí địa lý, Yên Bái là tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, có phạm vi giới hạn tọa

độ địa lý từ 21024’-22017’ vĩ độ Bắc; 103056’ - 105003’ kinh độ Đông. Tỉnh Yên Bái có các vị trí tiếp giáp nhƣ sau: Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Lào Cai; Phía Nam giáp tỉnh Sơn La; Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ; Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Sơn La.

Yên Bái có diện tích tự nhiên là 668.767 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên của cả nƣớc. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính, trong đó có 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố với 157 xã, 13 phƣờng, 10 thị trấn.

+ Về đặc điểm địa hình, do là tỉnh nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi

cao Tây Bức xuống vùng đồi trung du nên mang đặc trƣng địa hình miền núi nên địa hình rất phức tạp.

+ Khí hậu, thời tiết, thủy văn: Yên Bái có khí hậu đặng trƣng là khí hậu

cận nhiệt đới, ẩm gió mùa của miền Bắc nƣớc ta, mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều, mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình năm 21,40

C-23,70C, tổng nhiệt độ từ 7.7990C - 8.1520C, lƣợng mƣa trung bình từ 1.943- 2.140 mm/năm; độ ẩm cao 83 - 84%, có thảm thực vật xanh tốt quanh năm; lƣợng mƣa phân bố không đồng đều các tháng trong năm, lƣợng mƣa tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 9 (từ 162,7 đến 3.393,4 mm/tháng), trong đó tháng 7 có lƣợng mƣa nhiều nhất; từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau lƣợng mƣa thƣờng ít (chỉ từ 31,1 đến 119,1 mm/tháng), lƣợng mƣa ít nhất vào tháng 2, cùng với địa hình phức tạp, bị chia cắt và lƣợng mƣa tƣơng đối lớn đã tạo nên chế độ thủy văn đa dạng với mạng lƣới sông ngòi, hồ, đầm khá dày đặc, lƣu lƣợng dòng chảy phong phú, thay đổi theo từng mùa.

38

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

+ Về tăng trƣởng kinh tế

Trong giai đoạn 2016-2020, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Yên Bái diễn ra trong tình hình khá thuận lợi nên tỉnh đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhạn. Giá trị tổng sản phẩm (giá cố định 2004) tăng bình quân 13,1%/năm.

Tốc độ tăng trƣởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân đạt 5,8%/năm tƣơng đƣơng mức tăng trƣởng chung của cả nƣớc (5,9%/năm). Trong đó, khu vực nông lâm thủy sản tăng 5%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 7,3%/năm, dịch vụ (gồm cả thuế) tăng 5,4%/năm. Quy mô GRDP (giá thị trƣờng) năm 2020 đạt 20.662 tỷ đồng, gấp hơn 1,8 lần so với năm 2015 (11.161 tỷ đồng), chiếm xấp xỉ 0,5% GDP cả nƣớc, đứng thứ 7/14 tỉnh thuộc khu vực miền núi Phía Bắc.

+ Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ thƣơng mại trong GTSX (giá thị trƣờng) từ 74,1% (năm 2015) tăng lên 76,9% (năm 2020), vƣợt mục tiêu quy hoạch đặt ra. Trung bình hàng năm tỷ trọng khu vực kinh tế phi nông nghiệp trong GTSX tăng lên 0,56% (Cả nƣớc tăng 0,4%).

0 10,000 20,000 30,000

2010 2015 2020

Bảng 2.1. Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010- 2020 2010- 2020

(ĐVT: Tỷ đồng)

39

Bảng 2.2. Tỷ trọng các ngành kinh tế giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: %

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Thƣơng mại – dịch vụ 47.7 47.6 47.02 44.1 42.02 Công nghiệp – xây dựng 26.1 25.8 26.2 28.2 28.9 Nông- lâm – thủy sản 22.5 23.05 21.9 22.8 24.4

Nguồn: Cục thống kê Yên Bái

Tính theo GRDP (giá thị trƣờng) có tách riêng rẽ phần thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, cơ cấu các ngành phi nông nghiệp năm 2020 tƣơng ứng chiếm: 24,2%- 28,5% - 47,3%. Cơ cấu nông nghiệp - phi nông nghiệp có sự chuyển dịch đúng hƣớng, các ngành phi nông nghiệp đã phát triển theo hƣớng CNH-HĐH nông thôn tạo thêm việc làm và mức sống cho các hộ gia đình.

+ Về phát triển các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả khá toàn diện, thực hiện đạt và vƣợt nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Quá trình tái cơ cấu sản xuất bƣớc đầu phát huy tốt hơn lợi thế các vùng trong tỉnh, hình thành phát triển đƣợc một số vùng cây trồng, vật nuôi tập trung, nhất là với cây trồng mũi nhọn gắn với chế biến.

GTSX nông lâm thủy sản (giá 2015) tăng bình quân 6,4%/năm; quy mô GTSX

Bảng 2.3. Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Yên Bái năm 2020 2020

Đơn vị tính: %

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ - thương mại

40

nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá thị trƣờng) năm 2020 đạt 9.972 tỷ đồng, gấp hơn 1,8 lần so với năm 2015. Cơ cấu Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2020 là 72% - 24,5% - 3,5% (năm 2015 là 74,6% - 22,3% - 3,1%). Giai đoạn 2016-20120, Nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn là khu vực tạo nguồn thu nhập cho phần lớn dân số trong tỉnh.

- Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng

Thực hiện định hƣớng lấy công nghiệp làm khâu đột phá để phát triển kinh tế, tập trung phát triển công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ gắn với vùng nguyên liệu kết hợp phát triển các cơ sở TTCN, làng nghề. Công nghiệp có bƣớc phát triển tích cực, góp phần tạo việc làm mới cho ngƣời lao động.. Nhiều dự án, cơ sở công nghiệp, TTCN mới đƣợc đầu tƣ đi vào hoạt động, trong đó một số dự án công nghiệp có quy mô lớn đƣợc thu hút vào các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp. GTSX công nghiệp (giá so sánh 2015) tăng bình quân 10,7%/năm, GTSX công nghiệp (giá thị trƣờng) năm 2020 đạt 10.343 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2015.

Cơ cấu GTSX công nghiệp có sự chuyển dịch theo hƣớng, giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng từ 7.3% năm 2015 xuống 5,3% năm 2020; tăng tỷ trọng ngành chế tạo từ 79,4% lên 81,3%; sản xuất và phân phối điện tăng từ 6,2% lên 10,8%; công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng từ 3,9% lên 11,6%.

Dịch vụ thƣơng mại phát triển nhanh hơn trƣớc, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, số lƣợng cơ sở kinh doanh dịch vụ, thƣơng mại đến hết năm 2020 có 42.647 cơ sở với gần 92.000 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 16,2%/năm, năm 2020 đạt mức 12,9 nghìn tỷ đồng cao, gấp 2,1 lần so với năm 2015. Hoạt động thƣơng mại giao dịch bán buôn, bán lẻ lƣu thông tiêu thụ hàng hóa gia tăng về quy mô và mức độ đa dạng các loại mặt hàng. Nhiều mặt hàng sinh hoạt thiết yếu, vật tƣ sản xuất đƣợc lƣu thông về tại các xã vùng cao, vùng sâu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ.

+ Về hạ tầng cơ sở

Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ với tổng chiều dài 6.981 km đƣợc hình thành và phân bố tƣơng đối hợp lý so với địa hình, song chƣa đƣợc hoàn chỉnh, phần lớn là đƣờng cấp IV, V, VI, nhiều tuyến chƣa vào cấp, hệ thống giao thông nông thôn

41

chƣa thông xe đƣợc 4 mùa, mùa mƣa lũ nhiều đoạn đƣờng bị ngập hoặc sạt lở nghiêm trọng, còn thiếu một số tuyến ngang.

Hệ thống đƣờng thuỷ của tỉnh Yên Bái gồm 2 tuyến chủ yếu:Tuyến thứ nhất là tuyến trên Sông Hồng có tổng chiều dài toàn tuyến là dài 115 km và thứ hai là Tuyến Hồ Thác Bà có tổng chiều dài 83 km, trong toàn tuyến Hồ Thác Bà có 50 km đi qua khu vực Cảng Hƣơng Lý -Thác Bà - Cẩm Nhân, đây là tuyến đƣờng sông khai thác vừa phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, vừa phục vụ nhu cầu thăm quan du lịch tuyến lòng hồ Thác Bà.

Đƣờng sắt trên tuyến Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc chạy qua tỉnh Yên Bái với chiều dài 83 km gồm 10 ga (1 nhà ga hạng 2; 9 nhà ga hạng 4) chạy qua địa phận 20 xã, phƣờng, thị trấn.

Dịch vụ bƣu chính, viễn thông tiếp tục duy trì tốc độ phát triển, mở rộng nhanh hạ tầng viễn thông, internet và mạng lƣới các điểm bƣu chính. Mạng thông tin di động đã phủ sóng 100% xã, phƣờng, thị trấn; mạng cáp quang đến 9/9 trung tâm huyện, thị xã, thành phố; tổng dung lƣợng tổng đài điện thoại đạt 40.756 số, dung lƣợng sử dụng đạt 70% .Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đƣợc đẩy mạnh góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả QLNN.

+ Văn hóa – xã hội

Về đặc điểm dân cƣ, toàn tỉnh Yên Bái có 792.710 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,22%. Dân cƣ phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2015 là 115 ngƣời/km2, cao nhất là thị xã Nghĩa Lộ 987 ngƣời/km2

, thấp nhất là huyện Trạm Tấu 41 ngƣời/km2.

Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi đa dân tộc với sự đa dạng về văn hóa truyền thống, trong đó có 12 dân tộc bản địa cùng sinh sống lâu đời gồm: Kinh (chiếm 54%), Tày (chiếm 17%), Dao (chiếm 9,1%), Mông (8,1%), Thái (6,1%), Mƣờng, Nùng, Sán Chay, Giáy, Khơ Mú, Hoa, Phù Lá.Sự phân bố dân cƣ các dân tộc ở Yên Bái không có lãnh thổ tộc ngƣời rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau. Nhìn chung, các dân tộc khác nhau ở Yên Bái cƣ trú quần cƣ, hòa thuận, đoàn kết cùng

42

nhau phát triển kinh tế, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển tỉnh Yên Bái

Các hoạt động văn hoá đƣợc triển khai trên địa bàn toàn tỉnh bằng nhiều hình thức phong phú, từng bƣớc đa dạng hóa để phục vụ nhu cầu văn hoá của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là đáp ứng nhu cầu văn hóa, tình thần cho đồng bào dan tộc ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Toàn tỉnh có 218 cơ sở y tế, trong đó 17 bệnh viện, 20 phòng khám đa khoa khu vực; 180 trạm y tế xã, phƣờng và 01 trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp. Tổng số giƣờng bệnh ngành y tế quản lý là 3.231 giƣờng, đạt bình quân 41,24 giƣờng bệnh/1 vạn dân, tổng số cán bộ y tế là 2.847 ngƣời.

Hệ thống giáo dục tiếp tục đƣợc củng cố và hoàn thiện, mạng lƣới trƣờng lớp các ngành học, bậc học tiếp tục đƣợc quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục trên từng địa bàn, thu hút tối đa số ngƣời trong độ tuổi ra lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, từng bƣớc hƣớng tới xây dựng xã hội học tập.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)