Định hƣớng phát triển dulịch và quản lý nhà nƣớc đối với dulịch trê nđịa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 101)

1.3.1 .Thực trạng quản lý nhà nƣớc vềdu lịch của một số địa phƣơng

3.1. Định hƣớng phát triển dulịch và quản lý nhà nƣớc đối với dulịch trê nđịa bàn

trê nđịa bàn tỉnh Yên Bái

3.1.1. Định hướng phát triển của tỉnh Yên Bái

Với những điều kiện và lợi thế nhất định trong giai đoạn 2021-2025, chính quyền tỉnh Yên Bái đã định hƣớng phát triển HĐDL trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 với những nội dung nhƣ sau:

* Về mục tiêu phát triển hoạt động du lịch: + Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng Yên Bái trở thành điểm đến du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc. Xây dựng các loại hình SPDL đặc trƣng theo phân đoạn thị trƣờng. Với các lợi thế sẵn có của du lịch Yên Bái, phát huy thƣơng hiệu du lịch điểm đến, thƣơng hiệu sản phẩm du lịch, thƣơng hiệu DNDL và các địa danh nổi tiếng của du lịch, từ đó dần khẳng định vị trí của du lịch Yên Bái trên bản đồ du lịch khu vực và trên cả nƣớc, góp phần thúc đẩy PTDL bền vững...

+Mục tiêu cụ thể

- Về phát triển du lịch:

Xây dựng các loại hình SPDL đặc trƣng của tỉnh Yên Bái: tập trung xây dựng các dòng SPDL đặc trƣng theo phân đoạn thị trƣờng, trong đó chú trọng khai thác đối tƣợng du khách đến từ các thị trƣờng trong khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Á - Thái Bình Dƣơng, du khách có điều kiện về tài chính, chi trả cao cho các dịch vụ chất lƣợng, lƣu trú dài ngày với những sản phẩm mới nhƣ: DLCĐ, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch thể thao mạo hiểm...

Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển SPDL, CSHT du lịch đồng thời thu hút sự tham gia của các cá nhân, DNDL thuộc khu vực tƣ, các tổ chức phi chính phủ vào đầu tƣ phát triển du lịch, nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực du lịch, tăng cƣờng xúc tiến, giới thiệu, quảng cáo du lịch.

90

Tôn tạo và nảo vệ nguồn tài nguyên du lịch: thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích để phát huy khai thác phục vụ du lịch hiệu quả, quy hoạch đầu tƣ xây dựng các công trình kiến trúc có giá trị, phát triển các bảo tàng và các công trình văn hóa lớn phục vụ tham quan du lịch[21].

Về hệ thống CSLT: Phấn đấu số lƣợng CSLT có đến năm 2023 là 2.500 buồng (trong đó hạng 3 sao trở lên đạt 15%); đến năm 2025 là 3.600 buồng (trong đó hạng 3 sao trở lên đạt 15%).

Về số lƣợng khách: Đến năm 2023, đón và phục vụ 800.000 lƣợt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 20%. Đến năm 2025, đón và phục vụ 1.300.000 lƣợt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng gần 27%[21].

Về phát triển thƣơng hiệu du lịch: với các tiềm năng, lợi thế sẵn có, du lịch Yên Bái xây dựng và phát triển thƣơng hiệu du lịch điểm đến, thƣơng hiệu sản phẩm du lịch, thƣơng hiệu DNDL và các địa danh nổi tiếng của du lịch.

* Về định hướng phát triển hoạt động du lịch:

- PTDL bền vững trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, những cũng đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, đồng thời bảo vệ môi trƣờng và phát huy giá trị văn của đồng bào trong toàn tỉnh.

- Xác định những thế mạnh sẵn có của du lịch, phát triển thƣơng hiệu du lịch, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân, thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển ổn định, bền vững.

3.1.2. Định hướng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Một là, tiếp tục triển khai Nghị quyết số 35-NQ/TU về đẩy mạnh PTDL tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến 2025; Chƣơng trình hành động số 83-CTr/TU ngày 05/8/2017 của Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về đẩy mạnh PTDL tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hƣớng đến năm 2025 gắn với việc triển khai Kế hoạch hành động số 179-KH/TU, ngày 2/3/2020 của Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính

91

trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; Tiếp tục triển khai Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 19/12/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Hai là, quy hoạch và xây dựng chiến lƣợc PTDL toàn diện, bền vững, trọng tâm, trọng điểm. Quy hoạch, phát triển huyện Mù Cang Chải thành huyện du lịch, thị xã Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa, du lịch.

Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ PTDL đồng bộ, phù hợp với bản sắc địa phƣơng; tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ PTDL trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, xây dựng, định vị rõ thƣơng hiệu du lịch Yên Bái với các dòng sản phẩm chủ đạo, có lợi thế của du lịch Yên Bái nhƣ: du lịch sinh thái - nghỉ dƣỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch mạo hiểm[23].

Năm là, tăng cƣờng công tác QLNN về du lịch; ứng dụng công nghệ số thúc đẩy PTDL thông minh; tập trung nguồn lực để xây dựng và công nhận một số khu, điểm du lịch cấp tỉnh.

Sáu là, đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút các nhà đầu tƣ chiến lƣợc PTDL theo hƣớng chuyên nghiệp, khác biệt, bản sắc, hấp dẫn, thân thiện với môi trƣờng, phù hợp với nhiều đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc.

Bảy là, quan tâm đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch nhằm đảm bảo hệ thống hạ tầng phục vụ tốt cho HĐDL phát triển.

Tám là, bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan du lịch, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng du lịch cho du khách khi tham gia du lịch[21]. Thƣờng xuyên tổ chức các khóa bồi dƣỡng tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng PTDL cho tổ chức, doanh nghiệp, ngƣời dân và cán bộ quản lý trực tiếp trong lĩnh vực du lịch; Đẩy mạnh nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan du lịch.

92

3.1.3. Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Công tác QLNN về du lịch của Yên Bái trong thời gian tới cũng cần đổi mới và hoàn thiện theo hƣớng:

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy QLNN về du lịch. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nƣớc về du lịch một cách gọn nhẹ, tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện trong lĩnh vực du lịch.

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong QLNN của các cấp chính quyền. Đổi mới tƣ duy kinh tế về vai trò của các HĐDL trong chiến lƣợc phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và từng huyện nói riêng. Đổi mới nhận thức QLNN đối với HĐDL theo hƣớng chuyển từ quản lý điều hành, cai trị là chính sang quản lý kiến tạo, phụng sự, phục vụ là chính theo quan điểm nhà nƣớc phục vụ, nhà nƣớc (ngƣời cung ứng) - công dân (khách hàng tiêu dùng).

- Nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch.

- Nâng cao, tăng cƣờng hợp tác, liên kết, nhất là hoạt động phối hợp của các cơ quan chức năng trong hoạt động QLNN. Tăng cƣờng hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp tỉnh và các địa phƣơng để thúc đẩy PTDL.

- Hiện đại hóa trong công tác QLNN về du lịch, tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, chú trọng chuẩn mực quốc tế, chú trọng công cụ quản lý du khách, đặc biệt khách quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)