Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 98)

1.3.1 .Thực trạng quản lý nhà nƣớc vềdu lịch của một số địa phƣơng

2.4. Đánh giá chung vềquản lý nhà nƣớc vềdu lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái

2.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Tuy nhiên trong công tác này vẫn tồn tại một số hạn chế nhƣ:

Thứ nhất, việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, đề án phát triển du lịchchƣa chuẩn xác, đầy đủ. Do đó chƣa điều tra, nghiên cứu, phân tích thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh; đánh giá lợi thế phát triển cũng chƣa cụ thể, đầu tƣ trải rộng, các dự báo, các tiêu chuẩn định mức tính toán chƣa sát hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh, chƣa lƣờng hết đƣợc các biến động và những khó khăn sẽ nảy sinh; quy hoạch PTDL chủ yếu là dự báo, cân đối, lựa chọn nhiều yếu tố chủ quan và thiếu khoa học; xác định nhiều hƣớng phát triển khu, điểm du lịch.

86

Sản phẩm du lịch của Yên Bái tuy có phát triển và thu đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, nhƣng còn thiếu tính độc đáo, hấp dẫn; DVDL chƣa đa dạng, phong phú. SPDL phân bố không đồng đều, chƣa phong phú, một số tuyến, điểm du lịch mới hình thành nhƣng chƣa bổ sung dịch vụ thu hút du khách. Quy mô SPDL của tỉnh còn nhỏ, cần nâng cao chất lƣợng, và cần có đề án, kế hoạch cụ thể để duy trì ổn định và phát triển.

Thứ hai, chƣa có nhiều chuyển biến trong việc thu hút đầu tƣ vào các dự án lớn, chƣa có những dự án quy mô, đột phá cho hoạt động du lịch. Việc đầu tƣ phát triển hệ thống CSHT KT-XH còn chƣa đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển. Số dự án du lịch triển khai thực tế còn ít, các dự án quan trọng về du lịch triển khai và hoàn thành còn chậm để đƣa vào sử dụng. Hạ tầng giao thông tuy đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp nhƣng vẫn hạn chế so với yêu cầu.Việc đầu tƣ xây dựng SPDL đặc thù của tỉnh triển khai còn chậm, nhất là HĐDL cồng đồng và du lịch văn hóa.

Việc phối hợp giữa các cơ quan QLNN để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển du lịchchƣa đƣợc triển khai đồng bộ và quyết liệt, năng lực tổ chức quản lý HĐDL còn yếu kém ở tầm nhìn dài hạn về PTDL bền vững; chƣa khai thác hết tiềm năng du lịch; chƣa có chiến lƣợc phát triển HĐDL phù hợp.

Thứ ba, hoạt động xúc tiến và tổ chức HĐDL còn nhiều hạn chế. Hiện mới chỉ dừng lại ở việc quảng bá hình ảnh.Sức cạnh tranh của các DNDL trên địa bàn tỉnh còn yếu, chƣa có biện pháp khuyến khích các DNDL quan tâm đến công tác quảng bá và quản lý các cơ sở du lịch cũng chƣa đầy đủ và chặt chẽ.Sự liên kết trong HĐDL và cung cấp DVDL giữa các huyện trong khai thác tuyến, điểm du lịch chƣa chặt chẽ.Việc gắn du lịch với các làng nghề truyền thống, đời sống văn hóa của ngƣời dân tộc thiểu số chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Thư tư, công tác điều hành HĐDL từng lúc còn bị động, nội dung chƣa phù hợp với điều kiện, tiềm năng PTDL ở tỉnh và chƣa thực sự khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia phát triển du lịch.

87

Thứ năm, công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, hạn chế chƣa tạo đƣợc ý thức pháp luật trong lĩnh vực du lịch cho ngƣời dân tham gia hoạt động du lịch.

Thứ sáu, nguồn nhân lực còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ chophát triển du lịch của địa phƣơng. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, chƣa có chiến lƣợc phát triển NNL cụ thể.

Thứ bảy, công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, bất cập, chƣa theo kịp thực tiễn quản lý, nhất là những hoạt động xử lý sau thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, chƣa đảm bảo tính nghiêm minh.

Những tồn tại, hạn chế này xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau: + Về nguyên nhân chủ quan:

- Nhận thức của các bên liên quan về vai trò du lịch là ngành kinh tế mũinhọn trong sự phát triển KT-XH của tỉnh Yên Bái chƣa sâu sắc. Hiểu biết về du lịch và QLNN về du lịch trong bối cảnh Việt Nam HNQT ngày càng sâu rộng hiện nay còn hạn chế. Trong tình hình và điều kiện hiện nay, với vai trò là 1 ngành kinh tế quan trọng, mang tính mũi nhọn, đột phá thì nội dung, phƣơng thức HĐDL và QLNN về du lịch thay đổi mạnh mẽ, nhƣng hiểu biết về du lịch, cũng nhƣ QLNN về du lịch còn chƣa theo kịp với tình hình mới.

- Tính chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vƣớng mắc của cán bộ phụ trách du lịch các cấp chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ làm công tác QLNN về du lịch còn thiếu nghiệp vụ chuyên ngành du lịch hoặc dịch vụ liên quan, trình độ ngoại ngữ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Tổ chức bộ máy phụ trách du lịch còn bất cập; sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phƣơng, đơn vị chƣa thực sự chặt chẽ[17].

- Chƣa có sự quan tâm đầu tƣ đúng mức đến công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong PTDL và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin du lịch[18]. Việc liên kết PTDL với các tỉnh, thành phố trong khu vực Tây Bắc còn chậm, nhiều bất cập. Mức đầu tƣ từ ngân sách cho CSHT du lịch còn thấp, kinh phí nhà nƣớc cho HĐDL chƣa

88

đáp ứng yêu cầu trong khi nguồn kinh phí xã hội hóa thì có hạn.Ngân sách đầu tƣ cho các hoạt động còn nhiều hạn chế.

- Chƣa quan tâm đúng mức việc phổ biển, tuyên truyền để nâng cao hiểu biết về du lịch, QLNN về du lịch. Các doanh nghiệp cũng nhƣ cơ quan quản lý chƣa chủ động kiến tạo vƣơn ra thị trƣờng, gắn bó với thị trƣờng, đáp ứng nhu cầu PTDL trong tình hình mới.

+ Về nguyên nhân khách quan:

- Các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc chƣa thể hiện rõ. Một số khu du lịch quy mô lớn chƣa đƣợc hƣởng quy chế quản lý của khu công nghiệp, cơ chế bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, cơ chế nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quy định xây dựng khu tái định cƣ; chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp chƣa thực sự có tính ƣu đãi và chƣa có chính sách ƣu đãi riêng theo địa bàn xã khó khăn.

-Các thủ tục hành chính còn nhiều cửa, nhiều cấp, gây phiền hà cho doanh nghiệp nhƣ việc thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ và vận chuyển khách du lịch, các thủ tục xin xác lập quyền sử dụng nhà, đất, cảnh quan.

- Hoạt động của tỉnh Yên Bái còn quy mô nhỏ, bao cấp và thụ động, khi PTDL có quy mô lớn, thị trƣờng du lịch phát triển mạnh mẽ trong nƣớc và quốc tế; còn nhiều lúng túng trong hoạt động quản lý.

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn chậm trong xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với chiến lƣợc phát triển ngành của tỉnh, còn thụ động chƣa vƣơn ra các thị trƣờng mới, đáp ứng thị trƣờng quốc tế; các hộ nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số làm du lịch gặp khó khăn về vốn đầu tƣ, một sốđiểm du lịch xa trung tâm, gặp trở ngại về giao thông.

89

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)