Lƣợng du khách và doanh thu từ HĐDL

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 69)

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng lƣợt khách (nghìn ngƣời) 490 507 560 727 760 Khách quốc tế (nghìn gƣời) 22.4 23 25 150 7.5 Khách nội địa (nghìn ngƣời) 467.6 483.5 535.6 577 752.5 Doanh thu từ HĐDL (tỷ đồng) 250 270.5 333 438 475

Nguồn: Sở VH, TT và DL Yên Bái 2.2.1.3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Để tạo đƣợc một hệ thống CSHT phục vụ sự phát triển du lịch, trong giai đoạn từ 2016-2020, tỉnh Yên Bái đã rất chú trọng vào đầu tƣ các dự án phát triển du lịch, đầu tƣ nâng cấp hệ thống CSHT du lịch. Cụ thể:

54

khu vực hồ Thác Bà, xã Tân Hƣơng, huyện Yên Bình, đến nay đã đầu tƣ xây dựng 2000m2 nhà dịch vụ; 500m2 đƣờng nội bộ, kinh phí đầu tƣ hơn 20 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2017 hình thành khu nhà đón tiếp; Khu nghỉ dƣỡng, khách sạn mini.

Năm 2017, UBND tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng các hệ thống dịch vụ vui chơi, giải trí, mua sắm, lƣu trú, nghỉ dƣỡng… Dần dần đã hình thành mạng lƣới dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu du khách:

- Tập đoàn Vingroup đã đầu tư xây dựng Trung tâm Thƣơng mại Vincom Plazza Yên Bái với tổng vốn đầu tƣ 700 tỷ đồng bao gồm: Tổ hợp mua sắm với đầy đủ các ngành hàng tiêu dùng, điện máy, ẩm thực cùng các dịch vụ vui chơi giải trí, nhà phố thƣơng mại Shophouse.

- Công ty ITD thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng Khu nghỉ dƣỡng An Bình trên khu vực hồ Thác Bà, xã Tân Hƣơng, huyện Yên Bình, đến nay đã đầu tƣ xây dựng 2.000m2 nhà dịch vụ; 500m2 đƣờng nội bộ, kinh phí đầu tƣ hơn 20 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2017 hình thành khu nhà đón tiếp; khu nghỉ dƣỡng, khách sạn mini...

- Tập đoàn Hoa Sen khởi công xây dựng Dự án Khu trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và tổ chức sự kiện tại Yên Bái vào cuối tháng 5/2016 có mức vốn đầu tƣ tại Yên Bái đến thời điểm này, với tổng vốn đầu tƣ 1.200 tỷ đồng.

- UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1762/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 quyết định chủ trƣơng đầu tƣ cho Công ty Thịnh Đạt đầu tƣ dự án khu du lịch sinh thái Tú Lệ tại huyện Văn Chấn và các khu tham quan du lịch tại huyện Mù Cang Chải với tổng vốn đầu tƣ 51,124 tỷ đồng.

Năm 2018, tiếp tục thực hiện đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu điểm du lịch: Công ty ITD thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng Khu nghỉ dƣỡng An Bình trên khu vực hồ Thác Bà, xã Tân Hƣơng, huyện Yên Bình, đến nay đã đầu tƣ xây dựng 2.000m2 nhà dịch vụ; 500m2 đƣờng nội bộ; đã hoàn thành khu nhà đón tiếp; khu nghỉ dƣỡng, khách sạn mini... kinh phí đầu tƣ đến hết năm 2018 là 45 tỷ đồng, đang tiếp tục hoàn thiện nhà tắm thuốc dân tộc.

- Hiện nay dự án khu nghỉ dƣỡng Mù Cang Chải đang hoàn thiện, công trình xây dựng trên diện tích 6,5 ha, bao gồm 20 căn biệt thự VIP, biệt thự cao cấp

55

theo tiêu chuẩn 4 sao, tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch, dự kiến đón trên 300 du khách trong một đêm. Đây cũng là khu du lịch nghỉ dƣỡng cao cấp gắn với nét văn hóa DLCĐ do Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Việt Nam thiết kế. Khu nghỉ dƣỡng Mù Cang Chải với tổng vốn đầu tƣ khoảng 700 tỷ đồng. Đến nay đã hoàn thiện xây dựng phần thô, kinh phí đầu tƣ năm 2018 là 270 tỷ đồng, dự kiến năm 2020 đi vào hoạt động.

- Xây dựng Dự án du lịch sinh thái Tú Lệ, huyện Văn Chấn với quy mô 20 nhà sàn phục vụ du khách, kinh phí đầu tƣ năm 2018 là 50 tỷ đồng ( tổng kinh phú dự án: 115 tỷ đồng), năm 2019 đi vào hoạt động.

- Xây dựng Dự án du lịch xã Khai Trung, huyện Lục Yên với tổng số vốn 60 tỷ đồng, gồm xây dựng: nhà nghỉ cộng đồng; hang động, vƣờn hoa, bể bơi, khu vui chơi cho trẻ em để phục vụ du khách, kinh phí đầu tƣ đến hết năm 2018 là 10 tỷ đồng, đến nay đã khai trƣơng cho du khách vào thăm quan quần thể hang động và vƣờn hoa với hơn 40 loài hoa rực rỡ, lung linh sắc màu hòa tạo nên một bình nguyên xanh thơ mộng và tƣơi đẹp thu hút đông đảo du khách đến thƣởng ngoạn.

Với những điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch, trong thời gian qua ngành Du lịch tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận nhƣ sau:

- Lƣợng khách du lịch không ngừng tăng lên. Du khách đến Yên Bái có sửdụng dịch vụ lƣu trú, ngoài mục đích tham quan, nghỉ dƣỡng còn có nhiều mục đích du lịch khác nhau và tăng trƣởng đáng kể.

- Thu nhập từ HĐDL từng bƣớc đƣợc nâng cao, năm 2016 đạt 250 tỷ, đến năm 2020 đặt 450 tỷ tăng 1.9 lần; góp phần quan trọng trong nghiệp phát triển KT-XH và sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh cũng nhƣ của từng địa phƣơng.

- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển hoạt động du lịch, thị trƣờng du lịch ngày càng đƣợc mở rộng, SPDL dần đƣợc đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng.

56

2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái

2.2.2.1. Xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch

Kể từ khi Luật du lịch năm 2005 đƣợc ban hành lần đầu tiên đƣợc ban hành sau Pháp lệnh Du lịch năm 1999 và đƣợc sửa đổi vào năm 2017 cùng với hệ thống văn bản QPPL hƣớng dẫn thi hành Luật, đã tạo đƣợc môi trƣờng quan trong cho sự phát triển HĐDL vả QLNN trong lĩnh vực du lịch. Hệ thống văn bản này đã thể chế hóa quan điểm, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về PTDL trong từng giai đoạn khác nhau. Tạo ra bƣớc chuyển biến quan trọng trong nhận thức về quản lý và phát triển du lịch. Đặc biệt là hệ thống văn bản QPPL quản lý lĩnh vực du lịch khá đầy đủ (xem phụ lục 5) đã tạo đƣợc hàng lang pháp lý quan trọng cho các HĐĐL và QLNN về du lịch phát triển đúng định hƣớng.

Hàng năm ngành du lịch tỉnh Yên Bái đã ban hành trên 400 văn bản quản lý nhà nƣớc bao gồm kế hoạch, quyết định, báo cáo định kỳ, chuyên đề, dự án và các văn bản liên quan; Công tác thẩm định, tái thẩm định, công nhận loại hạng cơ sở lƣu trú, cấp và đổi thẻ hƣớng dẫn viên đƣợc tiến hành đúng trình tự, quy định của nhà nƣớc. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phƣơng trong việc đóng góp các ý kiến với dự thảo Luật Du lịch 2017; các quy chế, quy hoạch chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực du lịch.đã ban hành gần 600 văn bản quản lý nhà nƣớc bao gồm kế hoạch, quyết định, báo cáo định kỳ, chuyên đề, dự án và các văn bản liên quan.

57

2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Hiện nay, bộ máy QLNN đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái đƣợc tổ chức cụ thể nhƣ sau:

Hình 2.7. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch tỉnh Yên Bái

Trong đó: HĐND và UBND tỉnh Yên Bái là cơ quan cao nhất, thực hiện thống nhất QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh[13]. Các cơ quan tham mƣu, giúp việc cho HĐND và UBND tỉnh Yên Bái trong bộ máy QLNN về du lịch gồm:

+ Sở VH-TT-DL tỉnh Yên Bái là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh. Sở VH-TT-DL chịu sự chỉ đạo, quản lý tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh Yên Bái; đồng thời chịu sự chỉ đạ3o, hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ VH - TT – DL[13].

Cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở VH-TT-DL gồm: Lãnh đạo, Khối QLNN

HĐND tỉnh Yên Bái UBND tỉnh Yên Bái

UBND thành phố, huyện Sở VH-TT- DL Các Sở, ngành có liên quan UBND xã, phƣờng, thị trấn CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

58

và Đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Ban lãnh đạo Sở: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. - Các tổ chức tham mƣu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ: Văn phòng;Thanh tra; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Tổ chức - Pháp chế; Phòng Quản lý văn hoá; Phòng Xây dựng nếp sống Văn hoá và Gia đình; Phòng Quản lý thể dục thể thao; Phòng Quản lý du lịch.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập: Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Yên Bái; Trung tâm Văn hoá và Thông tin tỉnh Yên Bái; Thƣ viện tỉnh Yên Bái; Bảo tàng tỉnh Yên Bái; Trung tâm Quản lý di tích và PTDL tỉnh Yên Bái; Đoàn nghệ thuật tỉnh Yên Bái;

Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch tỉnh Yên Bái không chỉ là sự quản lý của UBND tỉnh giao cho Sở VH-TT-DL mà còn liên quan tới một số các sở ban ngành khác: - Sở Giao thông vận tải: Quản lý về lĩnh vực giao thông, đi lại, là yếu tố quyết định cho hoạt động di chuyển du lịch;

- Sở Công thƣơng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tƣ: Quản lý về việc cấp nguồn kinh phí để duy trì, bảo tồn và xây dựng mới các điểm du lịch địa phƣơng;

- Sở Xây dựng: Quản lý về việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội; - Công an tỉnh: Đảm bảo an toàn và trật tự xã hội phục vụ cho phát triển du lịch - Sở Y tế: Đảm bảo sức khỏe cho ngƣời dân và du khách khi xảy ra sự cố về sức khỏe, tính mạng.

-Đơn vị thực hiện chức năng QLNN về du lịch cấp huyện: Hội đồng nhân dân và UBND cấp huyện với cơ quan tham mƣu, giúp việc là phòng Văn hóa thông tin giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về du lịch, các dịch vụ công liên quan đến HĐDL trên địa cấp huyện.

Cơ quan chuyên môn này chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở VH-TT-DL tỉnh Yên Bái.

2.2.2.3. Xây dựng kế hoạch, chiến lược và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chiến lược về du lịch

59

Trong giai đoạn 2016-2020, để thực hiện mục tiêu PTDL trên địa bàn. Chính quyền tỉnh Yên Bái đã xây dựng đề án, dự án PTDL nhƣ:

Nghị quyết 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 về đẩy mạnh PTDL tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020 định hƣớng đến 2025, Nghị quyết số 14/2018/NQ- HĐND trong đó có một số chính sách ƣu đãi đầu tƣ phát triển du lịch; Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tƣ vào tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 – 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết khu du lịch Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn và gần đây nhất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1788/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Xây dựng Thƣơng hiệu và Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 17/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đề cƣơng, nhiệm vụ Đề án Xây dựng thƣơng hiệu du lịch và quảng bá du lịch Yên Bái giai đoạn 2020 – 2030.

Đồng thời tiếp tục triển khai Nghị quyết số 35-NQ/TU về đẩy mạnh PTDL tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hƣớng đến 2025; Chƣơng trình hành động số 83- CTr/TU ngày 05/8/2017 của Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XVIII về đẩy mạnh PTDL tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hƣớng đến năm 2025, gắn với việc triển khai Kế hoạch hành động số 179-KH/TU, ngày 02/03/2020 của Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thức, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2025, đón trên 1,35 triệu lƣợt du khách với doanh thu du lịch đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Đẩy mạnh triển khai Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 19/12/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

60

tỉnh Yên Bái đã ban hành một số chủ trƣơng, chính sách PTDL nhƣ: Nghị quyết 35- NQ/TU về đẩy mạnh PTDL tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 định hƣớng đến 2025, Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND với 7 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tƣ vào tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 – 2020. Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái đang triển khai 02 Quy hoạch, gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết khu du lịch Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn và gần đây nhất UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1788/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Xây dựng Thƣơng hiệu và Phát triển Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

2.2.2.4. Về quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch

Tỉnh Yên Bái luôn xác định để nâng cao chất lƣợng DVDL thì nhân tố chất lƣợng NNL luôn là nhân tố đƣợc quan tâm, nhất là công tác nang cao chất lƣợng NNL thông qua các lớp đào tạo, bồi dƣỡng cho ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh yên bái thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)