CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.3. Những nghiên cứu về tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam
1.3.3.1. Những nghiên cứu về tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trong cả nước
Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000 Nhà nước đã trao quyền sử dụng bằng hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho khoảng 13 triệu hộ gia đình, cá nhân (trong đó có 60.000 hộ làm kinh tế trang trại), khoảng 20.000 hợp tác xã, 5.000 doanh nghiệp nhà nước; 70.000 công ty và doanh nghiệp tư nhân; 4.000 tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được đáp ứng, Nhà nước đã phân bố quỹ đất cho các mục đích sử dụng và giảm diện tích đất chưa sử dụng. Tổng diện tích đất đã được Nhà nước giao và cho thuê đến tháng 12/2003 là 25.160.119 ha, chiếm 76,40% tổng diện tích tự nhiên cả nước.
* Về tình hình thừa kế QSDĐ: Thừa kế QSDĐ diễn ra thường xuyên, tuy nhiên, phần lớn là không khai báo, đăng ký tại cơ quan Nhà nước. Qua một số kết quả điều tra cho thấy hầu hết người dân đều cho rằng việc thừa kế QSDĐ là công việc nội bộ gia đình theo truyền thống “cha truyền con nối”, khi phải chia thừa kế thì anh, em tự thoả thuận với nhau và có sự chứng kiến của họ hàng, không cần phải khai báo với cơ quan nhà nước, do đó đã xảy ra nhiều tranh chấp giữa những người được thừa kế QSDĐ.
* Về tình hình tặng cho bằng QSDĐ: bổ sung quy định về quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân nhằm phù hợp với thực tế sử dụng đất. Hiện nay ở nước ta khi con cái trưởng thành lập gia đình, cha mẹ thường cho một phần đất để họ làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích sản xuất. Đây là tình trạng sử dụng đất phổ phải được pháp luật điều chỉnh nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp biến cần của người được tặng cho quyền sử dụng đất.
* Những tồn tại của việc thực hiện các QSDĐ ở Việt Nam: Việc thực hiện các QSDĐ tuy đã được pháp luật quy định song những quy định còn chặt, chưa mở hoặc các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thực hiện chưa đồng bộ, trong đó có thủ tục kê khai đăng ký, cơ quan chuyên môn và cơ quan dịch vụ chưa có kế hoạch và còn yếu kém về năng lực, đồng thời về giá đất tuy đã có nhiều văn bản quy định nhưng vẫn còn bất cập hạn chế cho việc xác định giá trị đất đai để chuyển nhượng; chuyển đổi; cho thuê; cho thuê lại hay góp vốn bằng QSDĐ. Do những tồn tại nêu trên, các hoạt động chuyển QSDĐ phi chính quy vẫn diễn ra ở nhiều nơi tác động xấu đến thị trường bất động sản mới hoạt động, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất đai, gây lãng phí cho Nhà nước và nhân dân.
1.3.3.2. Những nghiên cứu về tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất ở tỉnh Thanh Hóa
Thời gian qua công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả, từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 32 Thực hiện Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về kiểm kê đất của tổ chức, trên cơ sở kết quả đo đạc này việc cấp GCN cho các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi.Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm so với yêu cầu; diện tích chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đất đai, ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất, làm phát sinh các vụ, việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Qua đây có cái nhìn tổng quan về công tác này trên địa bàn tỉnh nói chung, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác trong thời gian tới.